Bạc Liêu kiên quyết đẩy lùi bạo lực học đường, lấy học sinh làm trung tâm

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Xây dựng tình bạn đẹp - nói không với bạo lực học đường là một trong những chủ đề giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh nhằm hướng đến một môi trường giáo dục thân thiện, lấy học sinh làm trung tâm.

Bạo lực học đường, gây bức xúc dư luận

Thời gian gần đây, tình trạng bạo lực học đường đang là vấn đề nan giải không những của các cơ quan quản lý giáo dục các cấp mà còn là mối lo ngại của mỗi gia đình. Một số vụ tiềm ẩn nhiều hệ lụy như: Học sinh nữ đánh nhau, làm nhục bạn học; học sinh hành hung giáo viên… trở thành chủ đề “nóng” trong dư luận xã hội.

2 đoạn Clip về bạo lực học đường xảy ra tại huyện Hồng Dân và thị xã Giá Rai (tỉnh Bạc Liêu) lan truyền trên mạng xã hội, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

2 đoạn Clip về bạo lực học đường xảy ra tại huyện Hồng Dân và thị xã Giá Rai (tỉnh Bạc Liêu) lan truyền trên mạng xã hội, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Những ngày gần đây, các fanpage, diễn đàn trên mạng xã hội Facebook lan truyền đoạn clip khoảng 4 phút ghi lại hình ảnh 4 học sinh nữ mặc đồng phục liên tục đánh vào mặt của một bạn nữ gây bức xúc. Ngay sau khi tiếp nhận vụ việc lan truyền trên mạng xã hội, các ngành chức năng tỉnh Bạc Liêu đã nhanh chóng xác minh.

Kết quả xác minh cho thấy: 4 em học sinh có hành vi đánh bạn trong clip hiện đang học lớp 7 tại Trường THPT Ninh Thạnh Lợi (đào tạo cả 2 cấp: cấp II và cấp III), huyện Hồng Dân. Vụ việc xảy ra ngày 19/4/2024, ở bên ngoài trường, bạn nữ bị đánh là học sinh cũ, đã thôi học.

Vụ việc trên vẫn đang trong quá trình xử lý thì không lâu sau trên Facebook lại tiếp tục lan truyền thêm đoạn clip 2 nữ sinh mặc đồng phục đánh bạn tại một khu nhà cho thuê trên địa bàn thị xã Giá Rai khiến dư luận bức xúc.

Phân tích của cơ quan chức năng, bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Các em học sinh đang trong giai đoạn quan trọng hình thành nhân cách, tâm lý không ổn định và cái “tôi” cá nhân cao, khó kiềm chế được lời nói, hành vi.

Nhiều bậc phụ huynh bị cuốn theo vòng xoay kinh tế nên thiếu sự quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ và định hướng cho con cái.

Một số trường học chưa thật sự quan tâm, theo dõi, kịp thời phát hiện và ngăn chặn những mâu thuẫn trong nội bộ các em học sinh. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, nhất là mạng xã hội, game online chứa cảnh bạo lực đã có những tác động tiêu cực đến quá trình hình thành tính cách, đạo đức của học sinh.

Lực lượng Công an tỉnh Bạc Liêu cũng thường xuyên tăng cường tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường cho phụ huynh và học sinh ở nhiều cấp học.

Lực lượng Công an tỉnh Bạc Liêu cũng thường xuyên tăng cường tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường cho phụ huynh và học sinh ở nhiều cấp học.

Từ những nguyên nhân có khách quan lẫn chủ quan nêu trên, gia đình, nhà trường và xã hội phải luôn xác định việc quan tâm chăm sóc trẻ em về tâm lý cũng quan trọng như việc đào tạo kiến thức. Cần tích cực rèn luyện cho con em, học sinh về kỹ năng giao tiếp, ứng xử với người khác như ngoan ngoãn lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo; tôn trọng nhân phẩm và thân thể của mọi người, sống chân thành, thật thà và suy nghĩ tích cực…

Trách nhiệm không của riêng ai

Trước những thực trạng trên, cần có những giải pháp để hạn chế tiến tới ngăn chặn thực trạng bạo lực học đường.

Thời gian qua, Công an tỉnh Bạc Liêu đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp phòng chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục. Thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành tại các cơ sở giáo dục có xảy ra tình trạng bạo lực học đường, kịp thời có hướng xử lý phù hợp, đảm bảo an ninh, an toàn môi trường giáo dục. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể địa phương triển khai quyết liệt các phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, xây dựng “Trường học an toàn về an ninh, trật tự”; các mô hình hiệu quả trong trường học như “Đội thanh niên xung kích”, “Đội an ninh trường học”, “Cổng trường an toàn”, “Lớp học không có học sinh vi phạm tệ nạn xã hội”,… đã khơi dậy ý thức trách nhiệm của cán bộ, nhân viên, giáo viên, học sinh trong xây dựng trường học an toàn về an ninh, trật tự nói chung và phòng, chống bạo lực học đường nói riêng.

Các cơ sở giáo dục cần phải coi xây dựng văn hóa học đường là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Qua đó góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, ngăn ngừa bạo lực. Trong đó đặc biệt quan tâm tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, kỹ năng xử lý các tình huống gặp phải trong cuộc sống cho học sinh. Đồng thời, lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục đạo đức, lối sống vào nội dung, chương trình môn học, nhà trường cần trang bị cho học sinh nhiều kỹ năng sống hơn; đặc biệt là các kỹ năng về quản lý cảm xúc, kỹ năng ứng xử, giải quyết mâu thuẫn, giáo dục kỹ năng sử dụng mạng xã hội và cách ứng xử trên không gian mạng.

Địa phương cũng cần tạo cho các em nhiều sân chơi, hoạt động lành mạnh, ý nghĩa, phù hợp với lứa tuổi; Giúp học sinh nhận thức được các bài học của lòng nhân ái, bao dung, sự tôn trọng và trách nhiệm của bản thân với những người xung quanh.

Bạc Liêu tổ chức nhiều sân chơi lành mạnh, giàu tính giáo dục nhằm phòng, chống hiệu quả hành vi bạo lực trong môi trường học đường.

Bạc Liêu tổ chức nhiều sân chơi lành mạnh, giàu tính giáo dục nhằm phòng, chống hiệu quả hành vi bạo lực trong môi trường học đường.

Để không còn tình trạng bạo lực học đường, phụ huynh phải đóng vai trò trọng yếu. Cụ thể, phụ huynh cần thường xuyên quan tâm, theo dõi, chăm sóc và giáo dục con em của mình; Không nên quá nuông chiều hoặc quá khắt khe trong dạy dỗ, tránh gây tác động tiêu cực đến quá trình hình thành nhân cách của trẻ em. Hơn ai hết, cha mẹ phải là người nêu gương về những chuẩn mực đạo đức để con cái noi theo.

Tin cùng chuyên mục

Nhiều ngôi nhà đại đoàn kết đã được Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, nhân dân...xây dựng và bàn giao cho các hộ nghèo trên địa bàn huyện A Lưới.

Ấm áp những ngôi nhà đại đoàn kết ở Thừa Thiên Huế

(PLVN) -  Từ sự chung tay góp sức của Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, mạnh thường quân và nhân dân, nhiều hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được hỗ trợ làm nhà mới khang trang, ấm áp nghĩa tình, tạo điều kiện cho họ “an cư, lạc nghiệp”, vươn lên thoát nghèo.

Đọc thêm

46 xã ở Bến Tre được công nhận xã An toàn khu

Nhà truyền thống của Khu di tích Đồng Khởi Bến Tre (xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày Nam). Ảnh: bentre.gov.vn
(PLVN) - Ngày 1/11/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1316/QĐ-TTg về việc công nhận xã An toàn khu, vùng An toàn khu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ thuộc tỉnh Bến Tre.

Thành phố Vĩnh Yên tổ chức cho học sinh trải nghiệm, tham quan thực tế

Các đại biểu tham quan trong nhà máy
(PLVN) - Mới đây, Phòng GD&ĐT thành phố Vĩnh Yên tổ chức cho học sinh các trường THCS trên địa bàn thành phố đi tham quan, trải nghiệm thực tế tại Công ty TNHH Công Nghiệp Chính Xác Việt Nam 1 (VPIC1). Đây là một trong những hoạt động nhằm thực hiện hiệu quả Đề án 687 về phát triển giáo dục & Đào tạo thành phố Vĩnh Yên giai đoạn 2020-2025

Hội giảng nhà giáo Giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024 tại Quảng Ninh

Quang cảnh lễ khai mạc Hội giảng nhà giáo Giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
(PLVN) -  Ngày 4/11, tại TP Hạ Long , Bộ Lao động Thương binh & Xã hội (LĐ-TB & XH) phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội giảng nhà giáo Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) toàn quốc năm 2024, với thông điệp “Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp: Gương mẫu, sáng tạo, số hóa, hội nhập - Động lực phát triển giáo dục nghề nghiệp mở, linh hoạt, hiện đại, bao trùm”.