Bạc Liêu công bố tình huống khẩn cấp sự cố sạt lở đê biển Đông

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Tuyến đê Biển Đông đoạn giáp ranh giữa 2 tỉnh Bạc Liêu - Sóc Trăng sạt lở nghiêm trọng dài 30m, ăn sâu vào chân đê Biển Đông, nguy cơ vỡ đê nếu không được gia cố kịp thời.

Ông Phạm Văn Thiều – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu mới ký Quyết định số 376/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp sự cố sạt lở đê biển Đông, đoạn K0+000 đến K0+046 (đoạn đầu tuyến giáp ranh tỉnh Sóc Trăng) thuộc địa bàn xã Vĩnh Trạch Đông, Thành phố Bạc Liêu.

Những ngày qua, do thủy triều dâng cao, kết hợp gió lớn đã xảy ra sạt lở đoạn đầu tuyến đê biển Đông, đoạn giáp ranh tỉnh Sóc Trăng. Vị trí sạt lở có tổng chiều dài là 46m. Trong đó, một đoạn đê dài 25m (có chiều rộng sạt lở 6m, sâu 1,5m) và một đoạn đê dài 21m (có chiều rộng sạt lở từ 1 - 3m, sâu 1m). Hiện trạng sạt lở trên là do vị trí bờ biển trước đoạn đê này rừng phòng hộ đã mất hoàn toàn, nên các ngày triều cường dâng cao kết hợp với sóng to, gió mạnh đánh trực tiếp vào thân đê, gây sạt lở mái đê và thân đê ngày càng rất nghiêm trọng.

Đồng thời, khi triều cường dâng cao kết hợp gió mạnh nên đã tạo thành các con sóng rất lớn làm nước biển tràn qua đê chảy vào khu vực sản xuất và nhà dân phía trong đồng gây ảnh hưởng đến cuộc sống, tình hình sản xuất, an toàn tính mạng và tài sản của một số hộ gia đình phía sau đoạn đê.

Các biện pháp khẩn cấp cần áp dụng ngay để ứng phó và khắc phục hậu quả nhằm ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, sự cố sạt lở gây ra.

Ngày 22/2, lực lượng chức năng dùng bao cát gia cố khu vực sạt lở đê Biển Đông (thuộc xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu) - đoạn giáp ranh giữa 2 tỉnh Bạc Liêu - Sóc Trăng.

Ngày 22/2, lực lượng chức năng dùng bao cát gia cố khu vực sạt lở đê Biển Đông (thuộc xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu) - đoạn giáp ranh giữa 2 tỉnh Bạc Liêu - Sóc Trăng.

Trước tình hình trên, ông Phạm Văn Thiều – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức ngay việc khoanh vùng khu vực bị sạt lở, thiết lập hành lang an toàn; lắp đặt biển báo cho khu vực sạt lở ngăn không cho người, phương tiện vào khu vực sạt lở.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huy động ngay các lực lượng, phương tiện để xử lý khẩn cấp bước đầu hạn chế sạt lở và các biện pháp cần thiết khác để đảm bảo an toàn đê điều khu vực này. Bố trí lực lượng trực, theo dõi diễn biến hiện trường để kịp thời ứng cứu, xử lý; thường xuyên cập nhật, báo cáo tình hình diễn biến sạt lở và tiến độ khắc phục sự cố.

Chi cục Thủy lợi tỉnh phối hợp với UBND Thành phố Bạc Liêu trong việc theo dõi diễn biến sự cố, tổ chức xử lý giờ đầu theo phương chấm “4 tại chỗ”.

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cũng đã giao UBND Thành phố Bạc Liêu thực hiện ngay việc huy động các lực lượng hỗ trợ người dân đắp đất, bao cát ngăn chặn nước biển tràn vào nhà. UBND Thành phố Bạc Liêu đồng thời triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn tính mạng của người dân khu vực bị ảnh hưởng. Cử lực lượng theo dõi sự cố, báo cáo thường xuyên về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh (Chi cục Thủy lợi)…

Trước đó, chiều 21/2, tuyến đê Biển Đông, đoạn giáp ranh giữa 2 tỉnh Bạc Liêu - Sóc Trăng thuộc xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, xảy ra sạt lở, nguy cơ vỡ đê. Tổng chiều dài sạt lở là 46m, trong đó có một đoạn đê bị sạt dài 25 mét, rộng 6 mét, sâu 1,5 mét và một đoạn bị sạt dài 21 mét, rộng từ 1-3 mét và sâu 1mét.

Sự cố sạt lở chưa gây thiệt hại về người và tài sản nhưng gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến đời sống, an toàn tính mạng của người dân trong thời gian tới.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu đề xuất biện pháp khắc phục; trong đó, giải pháp cấp bách là thi công ngay đá hộc sắp xếp liên kết với nhau ngăn chặn triều cường và chống sạt lở đê với kinh phí khoảng 500 triệu đồng.

Ngày 22/2, ngành Nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu cùng chính quyền xã Vĩnh Trạch Đông (thành phố Bạc Liêu) đã huy động lực lượng Công an xã, dân quân tự vệ, cán bộ, chiến sỹ thuộc Đồn Biên phòng Nhà Mát và người dân địa phương khẩn trương đắp các bao tải đất, cát xung quanh khu vực sạt lở, hạn chế khả năng vỡ đê.

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng tiếng nói chung trước thềm đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa

Xây dựng tiếng nói chung trước thềm đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa

(PLVN) -  Trước thềm Hội nghị Liên chính phủ đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa, phiên thứ 5 (INC-5) (sẽ diễn ra từ ngày 24/11 đến 01/12/2024 tại Busan, Hàn Quốc), Hội thảo kỹ thuật với chủ đề “Hướng tới Busan - Kịch bản cho Việt Nam” đã được tổ chức với mục tiêu tham vấn và xây dựng phương án đàm phán, kịch bản của Việt Nam.

Đọc thêm

Hành động cấp bách bảo vệ động vật hoang dã trước nguy cơ tuyệt chủng

Việc buôn bán trái phép các loài ngoại lai là mối đe dọa tiềm ẩn với đa dạng sinh học và sức khỏe con người. (Nguồn: ENV)
(PLVN) - Là nội dung tập tài liệu thường niên vừa được Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) ra mắt nhằm đánh giá và xác định những vấn đề cấp bách cần được ưu tiên để xử lý hiệu quả tình trạng buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) trái phép, góp phần bảo vệ các quần thể ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm và từng bước xóa bỏ vai trò của Việt Nam trong mạng lưới buôn bán ĐVHD trái phép toàn cầu.

Nâng tiêu chuẩn khí thải xe máy - bước tiến xanh cho môi trường

Khí thải xe máy là vấn đề nhức nhối với ngành Giao thông và ngành Môi trường. (Nguồn: VGP)
(PLVN) - Đề xuất của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về việc nâng tiêu chuẩn khí thải cho xe gắn máy dưới 50cc lên mức tương đương với xe mô tô trên 50cc đang được dư luận quan tâm. Theo xu thế chung, đây có thể sẽ là một giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trong ngành Giao thông vận tải.

Không khí lạnh tăng cường ở miền Bắc

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, khoảng chiều tối và đêm mai, bộ phận không khí lạnh tăng cường sẽ ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ. Nhiệt độ có thể hạ thấp, vùng núi cao có nơi dưới 16 độ C.

Chưa khẳng định có hay không 18.000 lít dầu DO trên tàu hàng chìm ở biển Quảng Nam

Chưa khẳng định có hay không 18.000 lít dầu DO trên tàu hàng chìm ở biển Quảng Nam
(PLVN) - Theo các thuyền viên tàu hàng An Bình Phát 68, khi tàu gặp nạn, chìm ở vùng biển Quảng Nam thì trên tàu có 18.000 lít dầu DO. Tuy nhiên, Đại tá Trần Tiến Hiền cho hay, việc 18.000 lít dầu DO trên tàu hàng An Bình Phát 68 là thuyền trưởng khai báo như vậy, chứ không thể khẳng định được là có đúng hay không.

Hà Nội: Cần nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường

Hà Nội vẫn còn tình trạng đốt chất thải gây ô nhiễm môi trường.
(PLVN) - Theo Sở TN&MT TP Hà Nội, tình trạng vi phạm pháp luật về môi trường là do nhận thức, ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của chủ đầu tư, một số ngành, cấp chính quyền, tổ chức kinh tế, cộng đồng dân cư còn hạn chế và có tình trạng chú trọng lợi ích kinh tế trước mắt, coi nhẹ công tác bảo vệ môi trường còn khá phổ biến.