Bác Hồ với Sự nghiệp Giáo dục

(PLVN) - “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” - lời Bác dạy vẫn luôn có tình thời sự cho sự nghiệp giáo dục để  góp phần chấn hưng nước nhà.

Trong suốt nhiều năm qua các cuộc vận động sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật và báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” luôn được rất nhiều cây viết từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp tham gia với cả niềm tự hào khi được viết về Bác Hồ kính yêu.

Là người con của đất Việt, thủa nhỏ nhiều lần đạt danh hiệu “Cháu ngoan Bác Hồ”, nhiều năm qua tôi cũng rất muốn viết những gì bản thân đã tìm hiểu và biết về Người, nhưng cho đến nay khi đã 45 năm thuộc 5 điều Bác Hồ dạy, tôi mới mạnh dạn viết về Bác Hồ kính yêu bằng cả con tim này. Vẫn biết những gì mà Tôi viết về Bác chỉ là một phần rất nhỏ so với những gì Bác đã dành cho Đất nước Việt Nam và nhân loại trên toàn Thế giới.

"Thế giới viết về Người, Việt Nam viết về Người". Bao nhiêu năm qua, dù đã hoặc chưa một lần gặp Bác nhưng bằng tất cả tấm lòng kính yêu, hàng triệu con tim đã khắc họa hình ảnh của Bác qua nhiều tác phẩm văn học, hội họa, âm nhạc. Những tác phẩm đó khẳng định một điều không thể thay đổi: "Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi mãi gắn liền với sự nghiệp cách mạng của chúng ta".

Cho đến nay và mãi mãi về sau có thể nói tư tưởng của Bác Hồ luôn có tầm ảnh hưởng lớn đến mọi lĩnh vực trong sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như xây dựng đất nước, trong đó sự nghiệp Giáo dục cho đến nay ghi nhận được rất nhiều thành tựu từ việc học tập và làm theo những quan điểm, triết lý ngắn gọn mà đầy đủ của Bác.

Sinh thời, Bác luôn nhận định, nền Giáo dục của mỗi Quốc gia tốt hay không là điều quyết định đến sự phát triển của Đất nước đó và đây là lý do khiến sinh thời Bác luôn chú trọng đến Giáo dục nước nhà. Bác coi việc người dân mù chữ là “Giặc” nên song song với Công cuộc đánh đuổi Giặc ngoại xâm thì diệt “Giặc dốt” là một trong những ưu tiên hàng của Bác Hồ.

Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, cách mạng cũng là giáo dục và giáo dục thực sự góp phần không nhỏ trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. 

Có một thời gian không dài, Thầy giáo Nguyễn Tất Thành dạy ở trường Dục Thanh (Phan Thiết), Thầy giáo Nguyễn Ái Quốc dạy ở lớp Huấn luyện chính trị Quảng Châu (Trung Quốc) đến khi trở về nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người khai sinh nền quốc học nhân dân, khai sáng cho dân tộc Việt Nam với quan điểm về giáo dục rất thực tiễn, luôn thống nhất giữa tư tưởng và hành động, nhất quán thực hiện chiến lược trồng người: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.

Những triết lý về Giáo dục của Người dù rất ngắn gọn nhưng luôn đúng cho mọi thời điểm. Mỗi cấp học Bác chỉ nói một câu ngắn gọn thế này:

Với việc dạy trẻ mầm non Bác dặn: “Dạy mẫu giáo cốt nhất là giữ mãi tuổi hồn nhiên cho các Cháu”. “Trẻ Em như búp trên cành – Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”.

Triết lý về giáo dục tiểu học (Cấp I) của Bác là: “Tiểu học cốt nhất là dạy đức tính để làm người” 

Mỗi Thiếu niên, Nhi đồng và nói đúng hơn là mỗi người dân Việt nam khi bắt đầu bước chân vào bậc Tiểu học đều thuộc 5 điều Bác Hồ dạy. 05 điều với tròn 30 từ thôi mà nó bao hàm tất cả, có thể nói: Mỗi người dân Việt Nam chỉ cần làm tốt 5 điều Bác Hồ dạy thôi là đã có thể trở thành một Công dân mẫu mực.

Hình ảnh quen thuộc đối với người dân Việt Nam
 Hình ảnh quen thuộc đối với người dân Việt Nam

Dạy Trung học (Cấp II và Cấp III) Bác nói thế này: “Trung học phải dạy kiến thức cơ bản, học xong sẽ đi làm thợ được ngay, rồi sẽ tiếp tục học lên”. 

Có lẽ Bác lo lắng sẽ xảy ra tình trạng “thiếu Thợ - thừa Thầy” bởi một đất nước để phát triển tốt thì lực lượng lao động, công nhân lành nghề phải chiếm số đông, còn Thầy thì chú trọng vào chất lượng bởi những Thầy giáo giỏi sẽ đào tạo ra thế hệ học trò tốt. 

Dành cho việc đào tạo cấp Đại học Bác cho rằng: “Đại học là để đào tạo chuyên gia, nên phải dạy theo phong cách nghiên cứu”.

Mỗi cấp học Bác Hồ chỉ nói một câu thôi mà cũng đã bao hàm đầy đủ triết lý giáo dục có thể áp dụng cho mọi thời đại.

Hơn nữa Bác luôn nhắc nhở chúng ta không quên học hỏi qua thực tiễn mỗi ngày với triết lý sâu sắc của Người: “Thực hành sinh ra hiểu biết – Hiểu biết tiến lên lý luận – Lý luận lãnh đạo thực hành”

Hay một câu mà không ai có thể nói tuyệt vời hơn:  “Đường đời là một chiếc thang không có nấc chót. Học tập là một quyển vở không có trang cuối cùng”.

Có thể hiểu theo quan điểm của Bác, "Giáo dục là để phát huy, phát triển tốt nhất mọi khả năng của con người một cách tự nhiên và khoa học nhất".

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Sẽ có các cơ chế, chính sách cho Khu Thương mại tự do thế hệ mới tại Hải Phòng

Phiên họp Thường vụ sáng 17/4. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hải Phòng quy định 6 nhóm chính sách lớn với 41 chính sách cụ thể, trong đó thành lập và các cơ chế, chính sách trong khu Thương mại tự do thế hệ mới tại TP Hải Phòng với 17 chính sách.

Đề xuất thí điểm Viện kiểm sát khởi kiện vụ án dân sự

Phiên họp UBTVQH chiều 16/4 cho ý kiến về thí điểm Viện kiểm sát khởi kiện vụ án dân sự. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Chiều 16/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về việc thí điểm Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công.

Sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính: Chủ động trong triển khai với tinh thần để người dân được hưởng kết quả từ việc sáp nhập

Theo Bí thư Thành ủy Hải Phòng, tinh thần khi sáp nhập là chính sách nào ưu việt hơn, có lợi cho người dân và doanh nghiệp hơn thì tiếp tục duy trì để người dân 2 địa phương được thụ hưởng kết quả từ việc sáp nhập. (Ảnh: Cầu Hoàng Văn Thụ - Hải Phòng)
(PLVN) -  Thông tin tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, sáng 16/4, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng cho biết: Trên cơ sở các quan điểm, nguyên tắc, tiêu chí, Trung ương Đảng đã đồng tình, thống nhất rất cao và thông qua chủ trương định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Tổng hợp luyện lần 2 diễu binh, diễu hành kỷ niệm 30/4

Khối sĩ quan đại diện cho 5 cánh quân.
(PLVN) -  Sáng 16/4 tại sân bay quân sự Biên Hòa (Đồng Nai), Tiểu ban diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tổ chức tổng hợp luyện lần 2 với các lực lượng vũ trang. Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng BQP chủ trì tổng hợp luyện.

Giao lưu quốc phòng biên giới Việt - Trung lần thứ 9: Tiếp tục làm sâu sắc quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước

Bộ trưởng Phan Văn Giang và Bộ trưởng Đổng Quân.
(PLVN) - Trải qua 9 lần tổ chức, chương trình giao lưu với những hoạt động thiết thực, cụ thể như: Tuần tra chung, khám, chữa bệnh nhân đạo, trồng cây hữu nghị, giao lưu văn hóa, thể thao, thăm trường học… đã góp phần tăng cường tin cậy chính trị, làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai nước, xây dựng khu vực biên giới hòa bình và phát triển.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khai mạc Triển lãm về Tăng trưởng Xanh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khai mạc Triển lãm về Tăng trưởng Xanh
(PLVN) - Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và các mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ tư Việt Nam 2025, chiều 16/4, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức khai mạc Triển lãm tăng trưởng xanh với chủ đề "Sáng tạo nhỏ - tác động lớn". Lễ khai mạc có sự tham dự của Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo các Bộ, ngành, tổ chức quốc tế.

Sắp xếp, sáp nhập cấp xã không để hình thành cấp huyện thu nhỏ

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng truyền đạt chuyên đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập cấp xã, theo Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng, địa phương chủ động nghiên cứu phương án, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định sắp xếp tên gọi, địa điểm đặt trụ sở xã, bảo đảm chính quyền cấp xã gần dân, sát dân, tiết giảm chi phí, không hình thành cấp huyện thu nhỏ.

Không có chỗ cho cán bộ cơ hội, ngại đổi mới, thu vén cá nhân

Tổng Bí thư Tô Lâm kết luận Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, trong tình hình hiện nay, không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân. Những ai tự thấy mình không đáp ứng yêu cầu thì tự nguyện rút lui, nhường chỗ cho người khác xứng đáng hơn cũng là hành động bản lĩnh, dũng cảm, đáng tự hào, đáng được khen ngợi.

Sửa đổi Hiến pháp năm 2013 phải được hoàn thành trước ngày 30/6/2025

Quang cảnh Hội nghị. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội cho biết, việc sửa đổi Hiến pháp 2013 và các luật, nghị quyết có liên quan phải được hoàn thành trước ngày 30/6/2025 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Trong đó, quy định điều khoản chuyển tiếp để hoàn thành việc kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy và các đơn vị hành chính cấp xã chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là trước ngày 15/8/2025, các đơn vị hành chính cấp tỉnh chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là trước ngày 15/9/2025.

Phản bác luận điệu xuyên tạc về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị - Kỳ 3: Giải pháp để bộ máy tinh gọn, vận hành hiệu quả

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 3 của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW. (Ảnh: Đăng Khoa)
(PLVN) - Sắp xếp, tinh gọn bộ máy là một “cuộc cách mạng” với sự thay đổi lớn về tư duy, hành động, về thể chế, con người... Với cách làm phù hợp, chắc chắn, khoa học, giải pháp đồng bộ, bám sát thực tiễn, việc tinh gọn không chỉ giúp khơi thông nguồn lực, tạo đà cho sự phát triển bền vững của đất nước mà còn góp phần đập tan những luận điệu xuyên tạc, thù địch.