Ba vị vua nhà Nguyễn chống ngoại xâm đến hơi thở cuối cùng: Kỳ 2: Ý chí tự cường sắt đá của vị vua tuổi thiếu niên

Vua Duy Tân lên ngôi khi mới 7 tuổi. (Ảnh tư liệu).
Vua Duy Tân lên ngôi khi mới 7 tuổi. (Ảnh tư liệu).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Lên ngôi khi mới 7 tuổi nhưng Hoàng tử Vĩnh San đã chứng tỏ mình không phải là đứa trẻ như vẻ bên ngoài. Thực dân Pháp muốn đưa một vị vua “trẻ con” lên ngôi hòng dễ bề sai khiến, kết cục chúng đã chọn nhầm người. Hoàng tử Vĩnh San sau này là Vua Duy Tân (1900 - 1945) đã khiến cho quan thầy “mẫu quốc” phải vô cùng ân hận…

“Chọn nhầm” vua

Sau khi bắt giam Vua Thành Thái, viên Toàn quyền Đông Dương, viên Khâm sứ Trung kỳ Levécque và một số viên chức Pháp tháp tùng, rầm rộ kéo vào Đại Nội, triệu tập đông đủ các quan đại thần Nam triều họp gấp, nhằm mục đích chọn một hoàng đế kế vị Thành Thái.

Pháp bắt buộc Nam triều phải đem ra trình diện tất cả hoàng tử con của vị vua phế đế, để Pháp dễ bề “chọn mặt gửi vàng”. Sau khi ăn mặc chỉnh tề, các hoàng tử được đưa ra trước “Hội đồng Thượng đỉnh”. Nhưng khi kiểm điểm lại thì thiếu Hoàng tử Vĩnh San lên 7 tuổi. Pháp buộc phải tìm cho ra mới nghe. Tất cả thị vệ và cung nữ đang phục dịch trong cung cấm được huy động đi tìm kiếm cung điện náo loạn tưởng chừng có biến cố trọng đại gì.

Đợi đã lâu mà chưa thấy Nam triều đưa Hoàng tử Vĩnh San ra trình diện, viên Toàn quyền Pháp tỏ vẻ giận dữ, toan đứng dậy bỏ ra về thì một thị vệ dẫn hoàng tử đến. Vĩnh San lúc ấy mặt mũi lem luốc, áo quần dính đầy mạng nhện. Đình thần bèn giải thích cho viên Toàn quyền hay rằng: vì sợ bị chọn làm Hoàng đế, Hoàng tử đã trốn chui trốn nhủi, nên mới ra nông nỗi ấy. Để trình diện kịp thời, Hoàng tử không kịp đi tắm rửa và thay quần áo.

Mục đích của Pháp là đưa lên ngôi một ông vua đần độn, không có tinh thần chống Pháp, lại càng nhỏ tuổi càng tốt để dễ sai khiến về sau này. Cho nên khi viên Toàn quyền thấy Hoàng tử Vĩnh San đang còn nhỏ và quá nhát gan như đình thần đã cho biết, thì tỏ vẻ mãn nguyện lắm. Chúng đâu biết rằng Hoàng tử Vĩnh San vắng mặt không phải vì sợ, mà do ham chui xuống dưới các bộ rầm hạ trong cung điện để bắt dế.

Ít hôm sau, trong buổi lễ đăng quang, có mặt viên Toàn quyền và đoàn tuy tùng hôm nọ, Hoàng tử dáng điệu chững chạc như người lớn, đối đáp với vị đại diện Pháp rất lưu loát, tỏ ra thông minh lạ thường. Đôi khi ông hoàng nhỏ tuổi còn nói những câu trịch thượng, khiến cho viên Toàn quyền Pháp phải toát mồ hôi lạnh. Nhưng việc đã trót lỡ mất rồi, muốn thay đổi cũng không được nữa.

Chín năm sau, hẳn viên Toàn quyền này còn hối tiếc nhiều hơn khi chính vị hoàng tử do chúng chọn ấy, trên ngôi vị hoàng đế, đã cùng với Việt Nam Quang Phục hội lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Pháp vào rạng sáng ngày 3/5/1916.

Ý chí của Vua Duy Tân

Hoàng tử Vĩnh San lên kế vị ngai vàng, lấy hiệu là Duy Tân. Trong buổi lễ đăng quang, sau khi ở bên ngoài 21 tiếng súng lệnh nổ vang báo hiệu buổi lễ bắt đầu, viên Toàn quyền theo nghi lễ đọc chúc từ khai mạc. Vua Duy Tân bước xuống khỏi ngai đứng nghe. Vua mặc bộ đồ đại triều nặng nề mà phải đứng nghe viên Toàn quyền đọc chúc từ quá lâu nên rất khó chịu. Tuy nhiên, ngoài mặt Vua dẫn giữ được vẻ bình thản và trang nghiêm.

Viên Toàn quyền vừa dứt lời, Vua Duy Tân tiến tới bắt tay và hỏi gọn lỏn (bằng tiếng Pháp): “Ông đọc chúc từ lâu như vậy, ông có mệt không?”.

Viên Toàn quyền ngớ người, vừa cáu vừa luống cuống, cũng chẳng biết trả lời làm sao. Nhìn cặp mắt xanh lét ngỡ ngàng của gã, Vua Duy Tân cười như nắc nẻ. Trước đó, khi các viên chức cao cấp Pháp đến chào, mặc dù biết rất rõ hai vị đại diện cao cấp nhất của chính quyền Bảo hộ, nhưng Vua vẫn giả vờ không biết: “Trong các ông, ai là Toàn quyền, ai là Khâm sứ?”. Các câu hỏi của Vua Duy Tân có vẻ ngây thơ, nhưng chứa đựng bên trong là sự coi thường cao độ với vẻ mỉa mai, châm biếm. Dám coi thường, châm biếm những quan chức cao cấp của Pháp, rõ ràng trong Vua Duy Tân, thái độ chống đối đã rất rõ ràng.

Mùa hè năm nào Duy Tân cũng ra nghỉ mát ở Cửa Tùng, một cửa biển đẹp, yên tĩnh, có bãi tắm bằng phẳng cát trắng và mịn. Sống giữa cảnh trời cao bể rộng, Nhà vua trẻ vẫn không sao nguôi ngoai được nỗi đau khổ: vì sao Vua Thành Thái bị đày, đất nước vì sao không có chủ quyền, đồng bào vì sao lầm than, cực khổ mãi?

Một hôm, Duy Tân từ bãi tắm đi lên, hai tay còn dính cát, một người thị vệ liền bưng lại một thau nước ngọt mời vua rửa tay. Nhà vua vừa khoả tay trong nước, vừa hỏi: “Tay bẩn lấy nước mà rửa, nước bẩn lấy chi mà rửa?”. Người thị vệ lúng túng, không trả lời được. Nhà vua bèn đặt lại câu hỏi: “Nước bẩn thì làm thế nào cho sạch?”. Người thị vệ vẫn không trả lời được. Vua Duy Tân bèn nói: “Nước bẩn thì phải tìm cách trừ khử những chất ngoại lai lẫn vào trong đó, có hiểu không?”.

Lần khác, Thượng thư Nguyễn Hữu Bài ra thăm, thấy Vua Duy Tân buồn bèn bày chuyện đi câu. Vua, tôi chèo thuyền ra cửa biển. Mới thả câu thì lưỡi câu mắc không kéo lên được, Nhà vua hí hoáy gỡ, nhân tiện ra một vế đối để dò xem ý nghĩ của quan Thượng thư chính kiến về hoàn cảnh quốc gia, dân tộc:

Ngồi trên nước không ngăn được nước/Buông câu ra đã lỡ phải lần.

Ý Vua Duy Tân muốn nói: ông ngồi trên ngai vàng trị vì thiên hạ, nhưng không ngăn được bàn tay đô hộ của người Pháp, đã lỡ mang trách nhiệm với quốc gia, dân tộc thì phải tìm mọi cách mà cứu dân, cứu nước.

Ông Nguyễn Hữu Bài, trước câu đối đó, định khuyên Vua Duy Tân không nên có những ý nghĩ táo bạo như thế, bèn trả lời:

Sống ở đời mà ngán cho đời/Nhắm mắt lại đến đâu hay đó.

Mắt đượm buồn, Vua Duy Tân nói: “Hoá ra thầy là người cam chịu bó tay trước số mạng. Theo ý trẫm, sống như thế thì buồn lắm. Phải có ý chí vượt gian khổ, khó khăn để tiến lên thì mới là sống có ý nghĩa”. Từ đó, Nhà vua tỏ ra xem thường ông Thượng Nguyễn. Với cả đám đình thần, Nhà vua cũng chẳng còn tin tưởng vào một ai.

Gặp Việt Nam Quang Phục hội

Vua Duy Tân khi bị an trí ở xứ thuộc địa. (Ảnh tư liệu).

Vua Duy Tân khi bị an trí ở xứ thuộc địa. (Ảnh tư liệu).

Khi vua cha Thành Thái bị đày ở Vũng Tàu, Vua Duy Tân vô cùng đau khổ. Ước mong sao cho nước nhà độc lập càng nung nấu trong tâm tưởng Nhà vua. Ý chí chống Pháp manh nha từ thuở nhỏ, bây giờ càng thôi thúc Nhà vua phải hành động. Nhưng thực lực chống Pháp ở đâu? Quan lại triều đình như Nguyễn Hữu Bài làm sao trông cậy được, trong khi trong tay Nhà vua không có một chút quyền lực nào.

Thời cơ đã đến khi Việt Nam Quang Phục hội, mà lãnh tụ là Thái Phiên và Trần Cao Vân, đặt kế hoạch tiếp xúc với ông vua có tư tưởng chống Pháp này. Để có điều kiện liên lạc với Nhà vua, hội Quang Phục bỏ ra một món tiền lớn thương lượng với người lái xe ô tô của Vua Duy Tân, yêu cầu người này tự xin thôi việc và giới thiệu Phan Hữu Khánh vào thay. Thế là người của Quang Phục hội đã hàng ngày ở bên cạnh ông vua yêu nước.

Một hôm, Nhà vua ngự du Cửa Tùng, Khánh nhân lúc vắng vẻ, dâng lá thư của Quang Phục hội. Nội dung lá thư nói về sự cơ cực, lầm than của nhân dân, thảm họa nhìn thấy của quốc gia, dân tộc và nêu lên ý định phục quốc của nhân dân. Lời lẽ trong thư có nhiều đoạn thật hào hùng, cảm động: “Trời sinh vua thông minh, chính trực, có chí cử binh chống Pháp. Đất sinh người tài giỏi, có quyền đuổi giặc thương dân! Đức vua cha là Vua Thành Thái - vô tội gì mà bị đày? Lăng tẩm Vua Dực Tôn (Vua Tự Đức) vì cớ gì mà bị bới”.

Xem xong thư, Vua Duy Tân rất cảm động, tha thiết nói với Khánh cho gặp gấp người đã gửi phong thư. Phan Hữu Khánh sung sướng quỳ xuống bái tạ và xin sẽ tổ chức cuộc gặp mặt. Vua Duy Tân thoắt đứng dậy cầm vai Khánh nâng lên: “Đáng lẽ ta phải tạ ơn nhà ngươi, sao nhà ngươi lại bái lạy ta. Thương mến ta thì hãy giúp ta”.

Vua Duy Tân và Việt Nam Quang Phục hội đã đến với nhau như thế.

Làm nhục cố đạo Pháp

Tương truyền, khi Vua Duy Tân mới mười hai tuổi, có dự ngự yến ở tòa Khâm sứ cùng một viên cố đạo người Pháp. Viên cố đạo này đã có tuổi, lại là người thông thạo tiếng Việt và tiếng Hán. Thấy Nhà vua ít tuổi nhưng tuấn tú và có vẻ thông minh, ông ta mới ra một vế đối như sau: “Rút ruột ông vua, tam phân thiên hạ”. Chữ vương là vua, nếu bỏ đi một nét dọc thì thành chữ tam. Câu này có ý nhắc đến việc chính phủ thực dân Pháp chia nước ta ra làm ba kỳ, lại tỏ vẻ coi thường bậc bề trên.

Vua Duy Tân nghe xong ứng khẩu đối ngay: “Chặt đầu thằng Tây, tứ hải giai huynh”. Chữ Tây nếu bỏ đầu thì thành chữ tứ. Câu này thể hiện sự căm ghét thực dân Pháp và cũng hàm ý những người yêu nước sẵn sàng đoàn kết lại giết Tây.

Tên cố đạo định làm nhục vị vua thiếu niên, nhưng lại thành ra tự làm nhục chính mình. Gã tái mặt, từ đó đến cuối buổi tiệc, không còn dám ho he gì nữa.

Tin cùng chuyên mục

 Đường vô xứ Nghệ quanh quanh (ảnh minh hoạ Sở KHCN Nghệ An)

Dù đi đâu, vẫn là giọng quê hương

(PLVN) - Giọng Nghệ An, đối với tôi, không chỉ là âm thanh của ngôn ngữ, mà còn là một phần không thể thiếu của tâm hồn, là hơi thở trong lành của đất mẹ. Mỗi lần cất lên, tiếng nói ấy gợi cho tôi những kỷ niệm của một thời thơ ấu, những ngày tháng hồn nhiên dưới mái nhà đơn sơ, làn gió mát lành của cánh đồng xanh bao la bát ngát, là những ánh mắt đậm tình thân thương của những người dân quê mộc mạc. Dù có đi đâu, làm gì, ở đâu đi chăng nữa, giọng Nghệ An vẫn luôn theo tôi, như một phần không thể thiếu trong bản sắc của chính mình.

Đọc thêm

Đặc sắc Lễ hội đua thuyền tứ linh ở đảo Lý Sơn

Trải qua gần 200 năm, Lễ hội đua thuyền tứ linh ở Lý Sơn vẫn được gìn giữ, phát huy. (Ảnh: Alex Cao)
(PLVN) - Lễ hội đua thuyền tứ linh là nét văn hóa truyền thống dân gian mang đậm bản sắc của cư dân huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi). Người dân Lý Sơn tổ chức lễ hội nhằm tưởng nhớ cội nguồn tổ tiên, các vị tiền hiền buổi đầu khai sinh đất đảo và đội hùng binh Hoàng Sa đã có công bảo vệ biên cương Tổ quốc cũng như cầu cho mưa thuận gió hòa, làng xóm yên bình, mùa màng tươi tốt.

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể
(PLVN) - Tập quán văn hóa và tín ngưỡng Lễ Cúng rừng của người Mông và Nghệ thuật trình diễn dân gian Khắp Cọi của người Tày ở Yên Bái được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Đưa hát xẩm đến gần hơn với công chúng

Nghệ sĩ Vũ Thùy Linh lựa chọn dân ca nguyên gốc được phối bởi dàn nhạc giao hưởng cho album mới có tên “Tơ đồng thánh thót”. (Ảnh: L.Thủy)
(PLVN) - Mang nét văn hóa, sử dụng chất liệu âm nhạc truyền thống kết hợp với âm nhạc hiện đại là cách mà nhiều nghệ sĩ trẻ đang hướng đến. Đây cũng là một trong những đóng góp của các nghệ sĩ cho đời sống âm nhạc, để nền âm nhạc đậm đà bản sắc Việt vươn ra với thế giới.

Sắc màu thổ cẩm của người H’rê ở Quảng Ngãi

 Cụ bà người H’rê ở làng Teng dệt thổ cẩm.
(PLVN) - Giá trị văn hóa truyền thống nghề dệt thổ cẩm của người H’rê ở làng Teng (xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) thể hiện trên từng sản phẩm gắn liền với trí thông minh, bàn tay khéo léo và kỹ thuật tinh xảo của người thợ dệt được lưu truyền từ lâu đời, bảo tồn và phát triển cho đến ngày nay.

Đình thần Đồng Nai – Lưu giữ những dấu chân mở cõi

Đình thần Đồng Nai – Lưu giữ những dấu chân mở cõi
(PLVN) -  Trong buổi đầu khẩn hoang, lập nghiệp tại phương Nam, những cư dân của đất Đồng Nai vẫn không quên tạo lập nên những cơ sở tín ngưỡng cộng đồng để đáp ứng nhu cầu tinh thần và tâm linh. Mỗi thôn, ấp đều có một ngôi đình, tọa lạc ở khu trung tâm, ở đầu làng - một dấu ấn xác định sự hình thành cộng đồng làng xã của người Việt từ hơn ba trăm năm trước.

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm
(PLVN) - Sản phẩm gốm mỹ thuật Biên Hoà rất đa dạng và phong phú với góc độ nghệ thuật cao, đặc biệt là các tượng Phật hoặc hình tượng tranh Tứ Quý, Tứ Bình, Tứ Thời, Bát Tiên hoặc tranh dân gian. Hàng ra lò xuất cảng qua Pháp, Mỹ và không ít nước khác, bởi gốm mỹ nghệ Biên Hoà được nhiều nơi trên thế giới ưa chuộng, nhờ sắc thái men trầm lắng, đậm nét cổ kính phương Đông

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10
(PLVN) - Không phụ lòng mong chờ, chương trình nghệ thuật đặc sắc đêm khai mạc lễ hội Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10- 2024 tối 5/12 đã mang đến cảm giác mãn nhãn cho của du khách, người dân xứ sở ngàn hoa. Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình, lễ hội là cơ hội để du khách trong nước và quốc tế đến trải nghiệm những giá trị văn hóa - du lịch độc đáo, riêng có của Đà Lạt...

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai
(PLVN) - Biệt thự cổ của đốc phủ Võ Thanh Hà được xây dựng cách đây hơn 102 năm là nơi lưu giữ những giá trị về lịch sử khẩn hoang của vùng đất Biên Hòa. Được coi là biệt thự cổ đẹp nhất Đồng Nai, đây không chỉ là di sản của dòng họ, căn nhà còn có giá trị văn hóa khi nằm trong cụm làng nghề truyền thống có tuổi đời trên 300 năm, đặc biệt là làng nghề đá Bửu Long.