Bà trùm Hứa Thị Phấn đã biến Phương Trang thành vật tế thần như thế nào?

(PLO) - Từ năm 2010 đến 2012, Công ty Cổ phần Đầu tư Phương Trang thế chấp tổng cộng 221 xe ô tô và 44 bất động sản ở TPHCM, Đà Nẵng và Long An, trị giá tương đương 14.528 tỉ đồng, để vay Ngân hàng Đại Tín hơn 9.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, Phương Trang chỉ được giải ngân 3.936 tỉ đồng trong khi 5.256 tỉ đồng còn lại của ngân hàng đã bị bà Hứa Thị Phấn phù phép chiếm đoạt.
Bà trùm Hứa Thị Phấn đã biến Phương Trang thành vật tế thần như thế nào?

Nếu chỉ đơn thuần đây là việc bà Phấn chiếm đoạt 5.256 tỉ đồng của ngân hàng Đại Tín thì cũng không có gì đáng nói thêm. Nhưng ở đây, bằng các thủ đoạn tinh vi bà Phấn không chỉ chiếm đoạt số tiền trên mà còn biến Công ty Phương Trang lãnh đủ món nợ do mình chiếm đoạt.

Chỉ đạo cấp dưới lập chứng từ khống, khuynh đảo thu – chi

Mối lương duyên của bà Hứa Thị Phấn với Công ty Phương Trang bắt nguồn từ một cán bộ công an tỉnh Tiền Giang có tên là Trịnh Thanh Cao, sinh năm 1972. Năm 2010, biết Công ty Phương Trang cần tiền để mở rộng hoạt động kinh doanh, đầu tư thêm xe mới và mở các tuyến xe về miền Tây, ông Cao đã giới thiệu lãnh đạo Công ty Phương Trang gặp bà Hứa Thị Phấn để liên hệ vay tiền ngân hàng.

Theo số liệu do Ngân hàng Xây Dựng Việt Nam (tiền thân của NH Đại Tín) cung cấp: từ ngày 26.5.2010 đến ngày 12.2.2012, NH Đại Tín chi nhánh Sài Gòn và chi nhánh Lam Giang đã giải ngân cho Công ty Phương Trang cùng 18 công ty và 22 cá nhân có quan hệ hợp tác, tổng cộng 82 khoản vay và một khoản phát hành trái phiếu, với tổng số tiền trên sổ sách là 16.486 tỉ đồng. Sau khi tất toán 36 khoản vay, tính đến ngày 15.11.2017, Công ty Phương Trang còn dư nợ 25.941 tỉ đồng. Khoản dư nợ 25.941 tỉ đồng này bao gồm: dư nợ gốc 9.437 tỉ đồng và dư nợ lãi 16.504 tỉ đồng.

Cơ quan điều tra Bộ Công an (CQĐT) đã tiến hành tiến hành truy ngược dòng tiền để xác định bản chất của các hoạt động cho vay, giải ngân, thu nợ… trong quan hệ tín dụng giữa Công ty Phương Trang với NH Đại Tín. Kết quả: Trong tổng số 16.486 tỉ đồng NH Đại Tín giải ngân trên sổ sách đối với 82 khoản vay và 1 khoản phát hành trái phiếu doanh nghiệp, Công ty Phương Trang chỉ thực nhận có 3.936 tỉ đồng.

CQĐT xác định: Bà Phấn thực chất sở hữu gần 85% cổ phần, đã lũng đoạn toàn bộ hoạt động của ngân hàng Đại Tín. Bà Phấn đã chỉ đạo lập chứng từ thu khống cho Nhóm Phú Mỹ của bà 5.256 tỉ đồng rồi hạch toán trên hệ thống SmartBank; sau đó lợi dụng việc Công ty Phương Trang ký trước hồ sơ vay, chứng từ giải ngân và chứng từ rút tiền mặt; bà Phấn đã chỉ đạo chi khống tiền giải ngân các khoản vay của Công ty Phương Trang (không chuyển tiền hoặc chuyển tiền không đủ cho Công ty Phương Trang), để lấy toàn bộ số tiền 5.256 tỉ đồng sử dụng cá nhân và đẩy dư nợ cho Công ty Phương Trang.  

Bà Hứa Thị Phấn
Bà Hứa Thị Phấn

Lời khai của người chở tiền

Tại CQĐT, anh Huỳnh Phúc Kháng, sinh năm 1988, trước là bảo vệ của NH Đại Tín, nay đang hành nghề lái xe Uber cho biết: Kháng có được giao nhiệm vụ áp tải tiền cùng bà Ngô Thị Ngân – thủ quỹ chính của NH Đại Tín chi nhánh Sài Gòn. Theo hồ sơ CQĐT cho xem, Kháng xác nhận có tham gia áp tải tiền cùng Ngân 28 lần với tổng số tiền là 3.827 tỉ đồng. Trong 28 lần trên, Kháng nhớ có khoảng 10 lần thủ quỹ Ngân yêu cầu lái xe chở tiền sau khi rút từ ngân hàng nhà nước đến tòa nhà Lam Giang và bản thân Kháng có giúp Ngân vận chuyển các bao tiền lên phòng làm việc của bà Phấn ở lầu 6. Các lần đó, có lần tiền được để lại hết trên tầng 6, có lần tiền được kiểm đếm cho vào bao, được Kháng đưa xuống xe và chở về công ty Phương Trang. Do chỉ làm nhiệm vụ bảo vệ nên Kháng không biết số tiền bà Ngân nhận từ ngân hàng nhà nước là bao nhiêu, để lại trên tầng 6 bao nhiêu và giao cho Phương Trang bao nhiêu.

Một bảo vệ khác tại NH Đại Tín là Diệp Ngọc Linh, sinh năm 1982, cũng cho CQĐT biết có được phân công tham gia áp tải tiền cùng thủ quỹ Ngân 4 lần với tổng số tiền 580 tỉ đồng. Trong đó có 2 lần chở tổng cộng 500 tỉ đến phòng làm việc của bà Phấn ở tầng 6 tòa nhà Lam Giang. Tại đây Linh có gặp bà Phấm và người của Công ty Phương Trang (theo Ngân cho biết). Khi đó, thủ quỹ Ngân để lại 1 phần tiền cho bà Phấn và phần còn lại bàn giao cho 2 người thuộc công ty Phương Trang trước sự chứng kiến của bà Phấn.

CQĐT cũng lấy lời khai của 6 lái xe làm nhiệm vụ chở tiền theo phân công của thủ quỹ Ngân. Các lái xe này cho biết sau khi nhận tiền từ ngân hàng nhà nước, phần lớn tiền được chở đến phòng làm việc của bà Phấn ở tầng 6 tòa nhà Lam Giang. Sau khi tiền được vận chuyển lên tầng 6, có khi tiền được để lại luôn ở đó không chuyển về ngân hàng, cũng có khi tiền được vận chuyển xuống và chở về công ty Phương Trang. Cả 6 lái xe không tham gia kiểm đếm nên không biết số lượng tiền bàn giao cho ai, thế nào và bao nhiêu.

Chỉ đạo chi khống, đẩy món nợ 5.256 tỉ đồng cho Công ty Phương Trang

Với kết quả điều tra và xác minh, CQĐT kết luận rằng trong tổng số 16.451 tỉ đồng giải ngân 82 khoản vay và 1 khoản phát hành trái phiếu, bà Hứa Thị Phấn đã chỉ đạo cấp dưới lập chứng từ thu khống hơn 5.256 tỉ đồng. 

Theo cáo trạng của VKSND tối cao, bản chất của hành vi rút ruột 5.256 tỉ đồng tiền của Ngân hàng Đại Tín đối với hành vi của Hứa Thị Phấn được xác định rõ ràng là: Khi ngân hàng Đại Tín có tiền (5.256 tỉ đồng), Hứa Thị Phấn chỉ đạo thu khống (nhiều lần) vào các tài khoản cá nhân và tài khoản công ty thuộc Nhóm Phú Mỹ để chứng minh có tiền đầu vào; chuyển số tiền đang có của Đại Tín tương ứng vào tài khoản của bị can Phấn hoặc người được bị can Phấn nhờ để chuyển tiền qua tài khoản đó cho mình để sử dụng (lập sổ tiết kiệm hoặc hạch toán trả nợ khoản vay của mình trước đó,…); rồi chỉ đạo chi khống cho Công ty Phương Trang để đẩy dư nợ cho Công ty Phương Trang mà vẫn đảm bảo cân đối trên hệ thống nhằm che giấu hành vi phạm tội. 

Phiên tòa xét xử bà Hứa Thị Phấn và 27 bị can trong vụ án Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và vi phạm qui định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng xảy ra tại NH Đại Tín dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 8/5/2018.

Bên trong một căn hộ tại một dự án NƠXH ở Hải Phòng. (Ảnh: Hải Anh)

Sở Xây dựng Hải Phòng: Phản hồi thông tin mua nhà ở xã hội phải trả tiền “chênh”

(PLVN) - Mới đây, gửi thắc mắc đến Giải đáp chính sách Online - Cổng thông tin điện tử Chính phủ (chinhsachonline.chinhphu.vn), một người dân cho rằng, hiện nay, một số người dân đủ điều kiện mua nhà ở xã hội (NƠXH) tại TP Hải Phòng không thể mua được với giá trị như thông báo công khai mà đều phải mua qua các đại lý bất động sản do chủ đầu tư chỉ định và phải trả thêm số tiền "chênh" 100 - 300 triệu đồng tùy vị trí.
Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

(PLVN) - Chiều 1/11, Sở TN&MT TP Đà Nẵng phối hợp với Đoàn Luật sư thành phố tổ chức Tọa đàm chuyên đề “Công tác giải tỏa đền bù – Nhìn từ góc độ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất” nhằm tìm quy chế phối hợp chặt chẽ giữa hai đơn vị để nâng cao chất lượng đền bù giải tỏa thời gian tới.
Ảnh minh hoạ.

Thế khó của cơ quan xây dựng bảng giá đất

(PLVN) -  Bảng giá đất là vấn đề rất quan trọng. Đặc biệt là với những đô thị lớn như TP HCM, là nơi nhiều nhà đầu tư, DN có ý định tới làm ăn, sinh sống; thì lại càng quan trọng. Chính vì vậy, TP HCM mới đây đã tổ chức họp báo khi công bố Quyết định 79/2024 sửa đổi Quyết định 02/2020 về bảng giá đất trên địa bàn TP.
Ảnh minh hoạ.

‘Bài toán’ 15 năm chưa lời giải

(PLVN) -  Với lĩnh vực nhà đất, một số năm qua tình trạng “người ăn không hết, kẻ lần không ra” ngày càng xuất hiện rõ nét trong xã hội. Một số người có rất nhiều nhà đất; và tất nhiên đây là điều đáng ủng hộ, hoan nghênh, là quyền sở hữu được pháp luật bảo vệ, Nhà nước bảo hộ. Tuy nhiên, một số người dù có cố gắng gần cả đời, vẫn chưa có được một mái nhà.
Giá đất mới tại TP HCM cao nhất 687 triệu đồng/m2

Giá đất mới tại TP HCM cao nhất 687 triệu đồng/m2

(PLVN) - Theo bảng giá đất mới, đất tại các tuyến đường trên địa bàn quận 1 tăng 3 - 5 lần. Trong đó giá đất ở đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Đồng Khởi có mức cao nhất TP HCM, với 687,2 triệu đồng/m2. Còn trên địa bàn quận 3, giá đất cao nhất là 305 triệu đồng/m2...
Hiện nay cả nước đang trong chiến dịch 450 ngày đêm cao điểm để xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025. (Ảnh trong bài: Thành Đạt)

Bộ Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật khi xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

(PLVN) - Bộ Xây dựng đang tập trung phổ biến, hướng dẫn các địa phương về yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật các mẫu nhà, kèm theo dự toán kinh phí dự trù vật liệu để người dân tham khảo, lựa chọn phù hợp với thực tế, góp phần thực hiện hiệu quả phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025" do Thủ tướng Chính phủ phát động.
Ảnh minh họa

Bộ TN&MT giải đáp những kiến nghị của doanh nghiệp đang thực hiện dự án lĩnh vực ý tế, giáo dục

(PLVN) - Tại buổi gặp mặt của Thường trực Chính phủ với đại diện doanh nhân, nhân ngày Doanh nhân Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì vừa diễn ra đầu tháng 10, có một số doanh nghiệp đang thực hiện dự án cung cấp dịch vụ lĩnh vực y tế, giáo dục kiến nghị tháo gỡ, vướng mắc… Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân có cuộc trao đổi với PV xung quanh vấn đề này.
Ảnh minh hoạ.

Nhiệm vụ cấp bách liên quan Luật Đất đai

(PLVN) -  Sớm ban hành văn bản quy định chi tiết các Luật Đất đai (Luật số 31/2024/QH15), Nhà ở (Luật số 27/2023/QH15), Kinh doanh bất động sản (Luật số 29/2023/QH15) là yêu cầu đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản; tổ chức mới đây.