Bà Rịa - Vũng Tàu: Ai tiếp tay cho bị cáo Nguyễn Văn Đông lừa đảo?

Bị cáo Tiến và Đông tại phiên tòa
Bị cáo Tiến và Đông tại phiên tòa
(PLO) - Một vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản tiền tỷ của Nhà nước liên quan đến nhiều người, nhiều cơ quan nhưng khi ra vành móng ngựa thì chỉ vỏn vẹn có… hai bị cáo. Thực tế này khiến dư luận bức xúc, hoài nghi có hay không việc “chống lưng”, “chạy tội” dẫn đến tình trạng sót người, lọt tội?



Ngày 25/8/1990, UBND Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo có quyết định thu hồi 5.800m2 tại đường Lê Hồng Phong (nay là đường Thi Sách thuộc phường 8, TP. Vũng Tàu) giao Bộ Giáo dục và Đào tạo  xây nhà nghỉ cho giáo viên. Chủ đầu tư công trình là ông Nguyễn Công Uẩn đã “mượn” UBND phường 8  khu đất trống kế bên ( do Nhà nước quản lý) để làm lán trại phục vụ thi công và được ông Nguyễn Thế Tiến là cán bộ địa chính phường 8 đồng ý (bằng miệng)
“Nhảy dù” vào thuê đất, được bố trí tái định cư 
Năm 1995, khi công trình hoàn thành, ông Uẩn không dỡ lán trại trả lại đất mà lại đem cơ sở này cho ông Nguyễn Văn Đông thuê với giá 150.000đồng/tháng, sau đó, ông Đông đưa gia đình vào ở và canh tác tại đây. Ngày 01/4/1997, ông Đông nhờ ông Uẩn làm giấy xác nhận (khống) cho ông Đông là “nhân viên hợp đồng” của Nhà nghỉ giáo viên từ năm 1991. Ông Đông đem giấy xác nhận này đến Công an phường 8 đăng ký tạm trú cho cả gia đình và được Công an phường này cấp Sổ đăng ký tạm trú KT3 lấy địa chỉ nhà số 261 khu B Lê Hồng Phong, có thời hạn từ ngày 27/5/1999  và gia hạn đến  năm 2002.
Ngày 01/01/1998, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở phường 8 ký hợp đồng cho ông Đông “thuê” khoảng 300m2 đất ao tự nhiên (gần khu đất ông Đông đang tạm trú) trong thời hạn 2 năm. Năm 1999, ông Uẩn và ông Lê Ngọc Long viết giấy “bán xác lán trại” cho ông Đông với giá 1.200.000đ và từ đó ông Đông không phải trả tiền thuê lán trại của ông Uẩn nữa. Thấy “ngon ăn”, ông Đông tiếp tục lấn chiếm thêm nhiều diện tích đất  của Nhà nước và xây cất nhà trái phép để ở  và chăn nuôi, trồng trọt.
Theo chỉ đạo của UBND TP.Vũng Tàu, Công đoàn phường 8 thông báo chấm dứt hợp đồng thuê đất với ông Đông, yêu cầu ông Đông phải tháo dỡ toàn bộ các công trình xây dựng trái phép, trả lại đất cho UBND phường 8 quản lý, thế nhưng ông Đông không thực hiện.
Tại Biên bản kiểm kê được lập ngày 04/5/2006 của Ban bồi thường giải phóng mặt bằng có sự tham gia của ông Tiến và UBND phường 8 đã kết luận: Toàn bộ đất ông Đông sử dụng là lấn chiếm của Nhà nước từ tháng 9/1999. Sổ tạm trú đã bị tẩy sửa, giấy thuê ao cá và lán trại đều bất hợp pháp, kiến nghị xử phạt hành chính và buộc ông Đông tháo dỡ các công trình trả lại đất cho Nhà nước. Theo đó, trường hợp đất của ông Đông chỉ được đề nghị bồi thường giá trị lao động trên đất, không bồi thường giá trị quyền sử dụng đất.                    
Ngày 10/6/2009, ông Đông làm đơn khiếu nại gửi UBND TP.Vũng Tàu yêu cầu bồi thường giá trị quyền sử dụng diện tích đất 554,28m2 bị thu hồi trước đó, do ông Đông nại rằng đất này là mua lại của ông Cao Văn Chấp từ năm 1990 và “khai phá” thêm (sau khi xác minh, các cơ quan chức năng kết luận là không đúng sự thật). Ngày 28/9/2006, ông Đông xin hỗ trợ một lô đất tái định cư và bị UBND TP.Vũng Tàu bác đơn nhưng ông Đông tiếp tục khiếu nại. Qua xác minh, Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng TP.Vũng Tàu đã có báo cáo nêu rõ: diện tích đất ông Đông lấn chiếm từ năm 1998-1999 (sau năm 1993) để ở, không đủ điều kiện bồi thường quyền sử dụng đất và cấp đất tái định cư.
Thực tế, việc ông Đông lấn chiếm đất và đăng ký hộ khẩu tạm trú đều diễn ra vào năm 1999 nhưng lại “nhờ” ông Uẩn viết lại giấy “sang lán trại”  lùi thành năm 1991, đồng thời sửa chữa thời gian tạm trú cho khớp với thời gian trước năm 1993. Mặc dù ngay từ đầu ông Tiến và UBND phường 8 biết rất rõ việc ông Đông lấn chiếm đất là bất hợp pháp nhưng vẫn tích cực xác nhận và đề xuất để ông Đông được hưởng tiền đền bù và đề xuất cấp cho ông Đông một lô đất tái định cư, “giúp” ông Đông được hưởng các quyền lợi trái pháp luật.
Cụ thể, ngày 12/3/2010 Chủ tịch UBND TP.Vũng Tàu đã ký Quyết định số 786 QĐ-UBND về việc “chấp nhận bồi thường cho Nguyễn Văn Đông giá trị quyền sử dụng 248,28m2 đất đã bị thu hồi và tài sản trên đất, đồng thời giao cho ông Đông một lô đất tái định cư và hỗ trợ di dời”. Sau đó, do Ban bồi thường giải phóng mặt bằng phát hiện những vấn đề bất cập nên UBND TP.Vũng Tàu đã “tạm ngưng thực hiện Quyết định 786 ngày 12/3/2010 về việc đền bù và cấp đất tái định cư cho ông Đông”.  Tuy vậy, ông Đông vẫn cất giữ hồ sơ khiếu nại để chờ một số quan chức thay đổi công tác và tiếp tục gửi đơn đến lãnh đạo UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) khiếu nại, yêu cầu được đền bù quyền sử dụng đất và cấp đất tái định cư cho mình.
Nhiều người sai, sao lại chỉ hai người chịu tội?
Ngày 29/4/2010, UBND tỉnh BR-VT ký Công văn số 2522 giao Thanh tra tỉnh xác minh, tham mưu giải quyết đơn của ông Đông. Thanh tra tỉnh không kiểm tra toàn diện vụ việc nên đã không phát hiện bản chất sự việc, không biết việc UBND TP.Vũng Tàu đã có chỉ đạo ngưng việc bồi thường cho ông Đông. Ngày 18/6/2010, Thanh tra tỉnh đã có báo cáo kết quả xác minh, trong đó đề nghị: “TP.Vũng Tàu tiếp tục thực hiện Quyết định số 786 đền bù giá trị quyền sử dụng đất diện tích 248,28m2 cho ông Đông và giao cho ông này đất tái định cư (không chấp nhận bồi thường giá trị diện tích 3.000m2 đất do ông Đông bao chiếm)”. 
Ngày 28/7/2010, UBND tỉnh BR-VT đã ký Quyết định số 1783:  “Chấp nhận đền bù giá trị quyền sử dụng 248,28m2 do ông Đông lấn chiếm (đã bị thu hồi) và cấp một lô đất tái định cư.” Kết quả, ông Đông được hưởng số tiền hơn 3,4 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước. Điều mà dư luận quan tâm đặt câu hỏi là vì sao Chủ tịch UBND TP.Vũng Tàu phê duyệt kinh phí đền bù nhưng ông Đông lại được thụ hưởng khoản tiền trên từ ngân sách nhà nước tỉnh BR-VT?
Sự việc bị phát giác, ngày 29/10/2012 Công an tỉnh BR-VT đã khởi tố Nguyễn Văn Đông về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, khởi tố Nguyễn Thế Tiến tội “Cố ý làm trái” và Nguyễn Xuân Lâm (đương kim Chủ tịch UBND phường 8) về tội “Thiếu trách nhiệm… ” . Dư luận địa phương đã từng bức xúc khi sai phạm có liên quan đến nhiều người nhưng chỉ có 3 người bị khởi tố, nay lại càng bức xúc hơn khi ông Lâm được “miễn truy cứu trách nhiệm hình sự”.   
Ngày 28/5 vừa qua, TAND tỉnh BR-VT đã xét xử sơ thẩm vụ án. Tuy nhiên, sau ba ngày xét xử thì ngày 30/5 Hội đồng xét xử đã tuyên trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Đọc thêm

Truy bắt đối tượng cướp taxi trên phố Hà Nội trong đêm

Đối tượng Hoàng Khương Duy.
(PLVN) - Khi tài xế taxi tông cửa ra khỏi xe và truy hô, Duy đã lái ô tô bỏ chạy, va chạm với một số phương tiện khác khiến người trên các xe này ngã xuống đường... Nhận tin báo, Công an quận Đống Đa nhanh chóng phối hợp với Phòng Cảnh sát Hình sự Công an TP Hà Nội truy bắt đối tượng trong đêm.

Chủ tịch tập đoàn Thuận An bị bắt

Bị can Nguyễn Duy Hưng (trái) và Trần Quang Anh (Ảnh: Bộ Công an).
(PLVN) - Ông Nguyễn Duy Hưng, chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An vừa bị khởi tố và bắt tạm giam để điều tra về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Hoãn phiên xử đường dây tội phạm Jibian

Các bị cáo tại tòa.
(PLVN) - Sáng nay, TAND TP Hà Nội đưa 21 bị cáo ra xét xử về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền” thuộc đường dây tội phạm Jibian. Tuy nhiên, phiên tòa đã phải hoãn vì bị cáo đi cấp cứu.

Cảnh báo về đường dây tội phạm xuyên quốc gia Jibian

Hình minh họa.
(PLVN) - Từ lời trình báo của người phụ nữ bị chiếm đoạt gần 20 tỷ đồng, công an đã bắt được nhiều “mắt xích” trong Jibian - một tổ chức tội phạm hoạt động về lĩnh vực rửa tiền cho các app đánh bạc hoặc các đối tượng lừa đảo như một cổng thanh toán trung gian.

Nguyên Trưởng Công an TP Phú Quốc bị bắt tạm giam

Bị can Lê Văn Mót - Nguyên Trưởng Công an TP Phú Quốc. Ảnh: Khánh Thùy

(PLVN) - Thông tin từ Công an tỉnh Kiên Giang cho biết, khoảng 9h30p ngày 13/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Lê Văn Mót (58 tuổi), nguyên Trưởng Công an TP Phú Quốc do có hành vi vi phạm pháp luật.