'Bà nội trợ' ở Hà Nội gây tranh cãi khi cúng lễ không bao giờ đốt vàng mã

0:00 / 0:00
0:00
Chị Thủy cho biết, vào các dịp cúng lễ quan trọng như Rằm tháng Giêng, ngày ông Công ông Táo, Tết âm lịch, Rằm tháng 7… chị không đều không đốt vàng mã.

Không đốt vàng mã, cuộc sống vẫn yên ấm

Rằm tháng Giêng năm Quý Mão 2023 rơi vào Chủ nhật ngày 5/2. Đây là ngày lễ quan trọng trong năm nên nhiều gia đình đã sửa soạn các mâm cúng thịnh soạn tại gia hoặc đi chùa, đền thờ cúng bái.

Đặc biệt, trong các mâm lễ không thể thiếu vàng mã để dâng lên tổ tiên, người đã khuất trong gia đình. Nhiều người khi đi đến các đền, chùa dịp này cũng mang theo hàng "núi" vàng mã, ngựa, xe giấy… làm lễ sau đó chen chân đem hóa vàng.

Cảnh chen chân hóa vàng ở đền thờ quan Hoàng Mười (Hà Tĩnh) đầu năm 2023. (Ảnh: Dương Nguyên).

Tuy nhiên, đứng ngoài thói quen của số đông, chị Cao Thị Thanh Thủy (32 tuổi, ở quận Hà Đông, Hà Nội) cho hay, chị hoàn toàn không đốt vàng mã khi cúng lễ tại gia hoặc đi chùa.

Chị Thủy chia sẻ với Dân trí: "Tôi vốn sống trong một gia đình không có thói quen đốt vàng mã, xem bói hay cầu kì chuyện ngày giờ. Vậy nên, khi lập gia đình riêng, tôi cũng duy trì lối sống này. Ngày nhập trạch hay các dịp lễ quan trọng trong năm như Rằm tháng Giêng, Rằm tháng 7, cúng Táo quân, Tết Nguyên đán… tôi chỉ dâng cúng hoa quả hay làm một mâm cơm thắp hương. Quyết định này của tôi cũng được chồng đồng tình bởi bên gia đình anh cũng không hóa vàng khi cúng lễ".

Cách đây ít lâu, chị Thủy từng chia sẻ chuyện mình không hóa vàng khi cúng lễ trên mạng xã hội. Bài chia sẻ của chị lập tức nhận về nhiều ý kiến trái chiều. Một số ít ủng hộ.

Chị Thủy khá bất ngờ trước phản ứng của một số người. (Ảnh: C. T).

Tuy nhiên, đa số cho rằng, hóa vàng là một nét văn hóa của người Việt. Cúng lễ không hóa vàng là "đi ngược lại văn hóa". Mỗi người nếu không cúng thì thôi, còn đã cúng thì phải sửa soạn đầy đủ lễ vật. Không nên vin vào cái cớ "chỉ cần lòng thành" rồi cúng lễ theo ý mình. Thậm chí, có người còn bày tỏ thái độ tiêu cực, chê chị Thủy cúng lễ "không đến nơi đến chốn".

Chị Thủy khá bất ngờ trước phản ứng của một số người. Song chị vẫn bảo lưu quan điểm của mình. Chị nói: "Tôi thấy đốt vàng mã chẳng khác gì đem tiền đi đốt, vừa lãng phí, vừa ô nhiễm môi trường. Khi cúng lễ ai cũng mong cầu cho gia đình mình sức khỏe, bình an, hạnh phúc.

Vợ chồng tôi không đốt vàng mã và gia đình tôi luôn hạnh phúc ấm êm. Đó là điều tuyệt vời nhất và bản thân tôi không mong cầu gì hơn. Bố tôi dù làm thầu xây dựng nhưng chuyện cúng bái rất đơn giản. Khi xây nhà, ông cũng không xem tuổi, cuộc sống gia đình vẫn ấm êm bao nhiêu năm nay.

Dù không hóa vàng nhưng mỗi tháng khi đến ngày Rằm, mùng 1 chị Thủy đều dâng lễ cúng chay với hoa quả, bánh kẹo. Dịp lễ ông Công, ông Táo và tất niên, chị chuẩn bị mâm cỗ đẹp mắt dâng lên tổ tiên với lòng thành kính.

Không đốt vàng mã nhưng chị Thủy luôn chuẩn bị mâm lễ chu đáo dâng lên tổ tiên. (Ảnh: C. T).

Chị Nguyễn Thị T. (chung cư Vinsmart, Nam Từ Liêm, Hà Nội) cũng chia sẻ, chị có chồng là người dân tộc Dao. Tập tục thờ cúng đôi bên khác nhau. Bên nhà chồng chị không đốt giấy tiền, vàng mã, cơm cúng cũng rất đơn giản. Lúc đầu, chị T. không biết nên biết làm thế nào cho hợp lý.

"Cuối cùng, tôi chốt lại là thành tâm, không đốt vàng mã theo nhà chồng. Tôi nghĩ cúng lễ, quan trọng là thành tâm. Các "cụ" ở nhà mình thì các cụ sẽ hiểu lòng thành của mình. Việc đốt vàng mã theo tôi chỉ giải quyết vấn đề về tâm lý cho người sống", chị T. nói.

Hàng xóm xung quanh thấy gia đình chị T. không đốt vàng mã cũng hay thắc mắc. Chị T. thường không giấu quan điểm của mình, tuy nhiên cũng không dám khuyên họ nên bỏ, dừng hóa vàng vì đó là thói quen thờ cúng của từng người.

Tuy nhiên, mỗi lần nhìn thấy cảnh hàng xóm trong chung cư xếp hàng dài hàng tiếng trước lò hóa vàng chị lại thấy tiếc vì một lượng lớn tiền bạc bị đốt đi, môi trường ô nhiễm và không gian đậm màu u mê.

Lò hóa vàng của một chung cư ở Hà Nội được cho là bị bể vì quá tải khi hóa vàng trong ngày lễ Táo quân gần đây. (Ảnh: Đ. N).

Chị Nguyễn Thu Hiền (giáo viên tiểu học ở Long Biên) thì không tìm được tiếng nói chung với chồng trong việc dâng cúng vàng mã. "Tôi không đốt vàng mã khi cúng lễ. Nhưng chồng thì thi thoảng vẫn mua về đốt vì sợ "các cụ khổ", chị Hiền nói.

Nhà Phật không có kinh sách nào đề cập đến chuyện đốt vàng mã

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi PV Dân trí, Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Thông tin - Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt cho rằng, việc nhiều người không lựa chọn đốt vàng mã khi cúng lễ là một chuyện tốt.

Theo Hòa thượng Thích Gia Quang, đốt vàng mã là một tập tục có từ xưa của người Việt, ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc. Người dân nếu muốn đốt vàng mã chỉ nên đốt chút ít thể hiện lòng thành, không nên đốt nhiều gây lãng phí, ô nhiễm môi trường. Nên dành tiền mua vàng mã để làm việc thiện.

"Theo nhà Phật, mỗi một thế giới lại dùng những phương tiện, vật chất khác nhau. Không nên nghĩ đốt nhiều vàng mã thì các cụ nhận được và không khổ, hay không đốt thì các cụ sẽ khổ", vị này nhấn mạnh.

Trước những ý kiến cho rằng việc không hóa vàng mã là đi ngược lại văn hóa truyền thống của dân tộc, Đại đức Thích Bản Quyền, Trưởng Ban trị sự Phật giáo huyện Vĩnh Bảo, trụ trì chùa Điềm Niêm (xã Tân Hưng, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) cho biết, trong giáo lý nhà Phật và các tôn giáo khác đều không có chuyện đốt vàng mã, cúng tế cho người chết.

Nhiều gia đình có thói quen hóa nhiều vàng mã vào dịp lễ Rằm tháng Giêng. (Ảnh minh họa: Hữu Nghị).

"Nói đốt vàng mã là biểu hiện cho cái tâm thì còn phải xem xét bởi cái tâm tưởng nhớ ông bà tổ tiên là sự thành kính chứ không phải dâng mâm cao, cỗ đầy, đốt nhiều tiền vàng, mũ mã. Bản thân con cháu người đã khuất cần làm việc tốt, tạo phúc đó mới là cách tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên tốt nhất.

Đốt vàng mã nhiều mà tâm không có sự thành kính, mưu cầu sai trái, hành động trái với đạo đức pháp luật thì cúng vậy chứ cũng nữa cũng không ăn thua", Đại đức Thích Bản Quyền chia sẻ.

Cũng theo vị đại đức này, tục đốt vàng mã đang ngày càng biến tướng. Nhiều người bỏ tiền thật mua tiền giả cùng hàng núi mô hình nhà lầu, xe hơi, túi, áo, thời trang đem đốt… Lợi lộc đâu chưa biết nhưng trước mắt là lãng phí, ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ hỏa hoạn.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

Ra mắt 2 ấn phẩm Tủ sách Huế và khai hội Ngày sách và Văn hoá đọc

Các đại biểu tham quan không gian trưng bày Tủ sách Huế tại ngày hội.
(PLVN) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Đại học Huế, Viện Nghiên cứu và phát triển tỉnh tổ chức lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam; Giới thiệu 02 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và Phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024. 

Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng

Toàn cảnh đêm khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024. Ảnh: Bùi Hoàng Ý
(PLVN) - Tối 18/4, tại quảng trường Bình Minh (thị xã Cửa Lò), UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 và công bố di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia - Lễ hội Đền Yên Lương.

Ngày thứ 4 giải Vô địch cầu mây Quốc Gia đúng ngày giỗ Tổ Hùng Vương

Pha không chiến trong trận đồng đội 3 nam giữa Hà Nội và Vĩnh Long
(PLVN) - Giải cầu mây vô địch Quốc Gia năm 2024 tại nhà thi đấu thể thao tỉnh Bắc Giang trong ngày thứ 4 đã chứng kiến sự đa dạng trong tư duy chiến thuật của các đội tuyển ở nội dung đồng đội 3 người của cả nam và nữ, cùng với đó là kết thúc nội dung đổi tuyển 3 nữ với vị trí số 1 thuộc về tuyển nữ cầu mây Sóc Trăng.

Sóc Trăng bảo vệ thành công ngôi Vương ở nội dung cầu mây đội tuyển 3 nữ

Sóc Trăng trở thành vô địch nội dung đội tuyển 3 nữ
(PLVN) - Chiều 18/04 tại nhà thi đấu thể thao tỉnh Bắc Giang đã chứng kiến màn đăng quang ngôi vô địch nội dung cầu mây đội tuyển 3 nữ, các cô gái Sóc Trăng một lần nữa bước lên bục cao nhất sau khi chiến thắng đội tuyển cầu mây nữ đến từ thủ đô, qua đó bảo vệ thành công chức vô địch đã có được vào mùa giải năm trước diễn ra tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Giỗ tổ Hùng Vương ở đền thờ đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long

Văn nghệ chào mừng Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (huyện Tân Hiệp, Kiên Giang).
(PLVN) - Ngày 18/4 (nhằm ngày mùng 10/3 âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương Tân Hiệp (ấp Đông Bình, thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) diễn ra Lễ dâng hương Quốc Tổ Hùng Vương nhằm bày tỏ lòng thành kính, tri ân công ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước và phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc.​

“Không ai nỡ bỏ chợ Rằm tháng Ba...”

Lễ dâng hương tại Thác Bụt. Ảnh: Thanh Hà
(PLVN) - Đến hẹn lại lên, cứ dịp rằm tháng Ba âm lịch hàng năm, khách thập phương và các tộc người ở huyện Minh Hoá (tỉnh Quảng Bình) từ khắp mọi miền Tổ quốc háo hức tìm về trung tâm huyện lỵ - thị trấn Quy Đạt, để hòa mình vào không khí tưng bừng, vui tươi của lễ hội và những ngày chợ Rằm độc đáo...

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Lễ hội tái hiện tích “Tản Viên đón vợ” thời Vua Hùng

Đặc sắc nghi lễ rước Chúa gái. (ảnh: Long Sơn)
(PLVN) - Lễ hội rước Chúa gái là sinh hoạt tín ngưỡng dân gian của cư dân nông nghiệp gắn liền với hai nhân vật lịch sử huyền thoại thời kỳ Hùng Vương dựng nước là Tản Viên Sơn Thánh và Ngọc Hoa Công chúa (con gái Vua Hùng thứ 18), tái hiện lại đoàn rước dâu năm xưa của Tản Viên Sơn Thánh.

Cà Mau trọng thể tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương

Cà Mau trọng thể tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương
(PLVN) - Hòa cùng không khí của cả nước tưởng nhớ Vua Hùng, sáng 18/4 (tức mùng 10/3 âm lịch), tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền thờ Vua Hùng (tọa lạc tại ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú, huyện Thới Bình) người đã có công khởi dựng cơ đồ cho dân tộc Việt Nam.