Ba mẹ ơi! Con biết sống với ai?

Hai anh em đứng bên thi thể ba mẹ và người em, người chị nhìn mặt lần cuối khóc: “Ba mẹ ơi! Chị, em ơi! Con biết sống với ai, răng ra đi mà không nói với chúng con một lời. Gia đình còn hai anh em nữa mần răng bọn con sống nổi. Ba, mẹ, chị cho con đi theo cùng với”.

Hai anh em đứng bên thi thể ba mẹ và người em, người chị nhìn mặt lần cuối khóc: “Ba mẹ ơi! Chị, em ơi! Con biết sống với ai, răng ra đi mà không nói với chúng con một lời. Gia đình còn hai anh em nữa mần răng bọn con sống nổi. Ba, mẹ, chị cho con đi theo cùng với”.

Đây là cảnh tuyệt vọng mà hai anh em Lê Đắc Chương (26 tuổi), Lê Đắc Thịnh (16 tuổi) ở thôn Thanh Thủy Chánh, xã Thủy Thanh, Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế. Trong trận lũ vừa qua, ba mẹ, chị của hai em là ông Lê Đắc Cho (52 tuổi), vợ là Trần Thị Sen (48 tuổi) và đứa con gái là Lê Thị Hồng (21 tuổi) bị lật ghe nước lũ cuốn trôi.

Nỗi đau từ cơn lũ

Mặc dù, ngày hôm nay nước lũ đang rút nhưng đường về xã Thủy Thanh vẫn bị tê liệt hoàn toàn, nước lũ chảy cuồn cuộn bao quanh làng mạc. Con đường dẫn vào gia đình có ba người chết trong lũ nước ngập hơn 1 m, đi lại chỉ có thể bằng thuyền.

Chiếc ghe đưa chúng tôi vào làng Thanh Thủy Chánh, vọng tiếng khóc xe lòng. Bà con làng xóm của ba người xấu số chèo ghe đến chặt cây tre dựng rạp, thăm hỏi, giúp đỡ tiền bạc lo mai táng.

Trên khuôn mặt của họ sau ba ngày sống trong lũ nay phờ phạc, sức đã kiệt, lực đã hết. Ai cũng thắt ruột nghẹn ngào khi nhìn vào ba thi thể vừa được vớt lên trong nước lũ chờ nhập quan.

Trước cái chết thương tâm, trong lúc nước lũ đang nhấn chìm làng mạc bà con xóm làng chèo ghe chặt tre dựng rạp tổ chức đám tang
Trước cái chết thương tâm, trong lúc nước lũ đang nhấn chìm làng mạc bà con xóm làng chèo ghe chặt tre dựng rạp tổ chức đám tang

Ngày 16/11/2010, nước lũ ầm ập đổ về làng nhấn chìm đường xá và hàng trăm ngôi nhà trong thôn. Đường xá bị ngập sâu, con gái phải đi làm ở khu công nghiệp Phú Bài nên ông Cho, bà Sen dùng thuyền chở con và một chiếc xe máy ra quốc lộ 1A.

Hai vợ chồng ông Cho, người chèo, người dùng sào đẩy thuyền băng qua dòng nước lũ. Đến chiều tối, nước lũ đang về mạnh, ở nhà còn mình em Lê Đắc Thịnh ngồi chờ ba mẹ, nhưng đợi mãi chẳng thấy. Đến sáng ngày 17/11, tin dữ báo về: ba mẹ và người chị của em đã bị nước lũ cướp đi mạng sống.
 
"Ba mẹ đưa chị đi làm răng không quay về với con?"

Đôi bàn tay tần tảo của ông Cho, bà Sen không còn tiếp tục nuôi hai người con lớn khôn. Ba người ra đi quá đột ngột, để lại cảnh “thân phận hai anh mồi côi” trước biển nước lũ mênh mông.

Chờ người mua quan tài về nhập quan, hai anh em Chương, Thịnh ôm nhau nhìn mặt lần cuối cùng ba người thân yêu. Những tiếng nấc nghẹn lòng: “Ba mẹ đưa chị đi làm răng không quay về với con, cả ba người đi mà không nói một lời. Ba ơi! Mẹ ơi! Chị ơi! Răng bỏ con đi, giờ con sống với ai đây”.

"Ba ơi! Mẹ ơi! Chị ơi! Răng bỏ con đi, giờ con sống với ai đây?"
"Ba ơi! Mẹ ơi! Chị ơi! Răng bỏ con đi, giờ con sống với ai đây?"

Trong nỗi đau tuyệt vọng, tiếng khóc của các em khiến mọi người không thể cầm lòng: “Răng ba mẹ đưa chị đi không đưa chúng con đi luôn, sống như ri mần răng con sống nổi”.

Thịnh kể lại, chiều tối 16/11, chỉ mình Thịnh ở nhà ngồi chờ ba mẹ quay về nhưng chờ đến tối cũng không thấy. Đêm xuống linh tính đã mách bảo hay sao, nằm mà không ngủ được, thức trắng đêm chờ ba mẹ về cũng không thấy.

Trời rạng sáng, em lội nước lũ ra ngõ ngóng chờ ba mẹ, trong lúc ghe thuyền qua lại nhiều nhưng ba mẹ cũng không về. Nóng ruột, em chạy sang nhà hàng xóm nói với mọi người, hoảng hốt cả làng chạy quanh tìm kiếm, người chạy đến nhà người thân quen, người cầm điện thoại hỏi nhưng cũng không biết ông Cho, bà Sen ở đâu.

Trong lúc đó bạn bè của Hồng ở dưới công ty gọi điện lên nhà hỏi sao không đi làm, trong lúc Hồng nói là chiều tối sẽ xin ở nhà để ngày mai đi làm, vì nước lũ lên cao không chạy xe máy được. Biết chuyện chẳng lành cả làng dùng thuyền, ghe chia nhau ra đi tìm nhưng tìm mãi chẳng thấy. Lần theo lời kể của em Thịnh mọi người xác định vợ chồng ông Cho và con gái đã bị nước lũ cuốn.

Người dân cả thôn Thanh Thủy Chánh, dân quân, công an xã và lực lượng công an huyện tập trung đi tìm kiếm. Đến 9 giờ sáng ngày 17/11 thì tìm thấy thi thể bà Trần Thị Sen, đến 16 giờ cùng ngày tìm thấy vị trí chiếc ghe bị chìm. Tại đây người dân và lực lượng công thị xã Hương Thủy đã tìm thấy thi thể ông Cho và em Hồng.

Bà Trần Thị Trương và Trần Thị Chương đau xót người em gái mình bị nước lũ cuốn trôi
Bà Trần Thị Trương và Trần Thị Chương đau xót người em gái mình bị nước lũ cuốn trôi

Vị trí chiếc ghe chìm nằm ở cầu Giữa, tỉnh lộ 1, cách nhà khoảng 1km, còn thi thể bà Sen bị nước lũ cuốn trôi cách thi thể hai cha con hơn 1km. Tại khu vực ghe bị chìm là một cánh đồng nước rộng mênh mông ngập sâu hơn 2m.

Theo người dân ở đây cho biết, sau khi tìm thấy thể ông Cho đang ôm con gái, do ông Cho cố gắng cứu con gái đến lúc kiệt sức mới chết. Ông Cho biết bơi còn bà Sen và con gái không biết bơi.

Ngoài ra, chiều đó nước lũ đang lên rất nhanh, mưa to nên ghe thuyền đi lại rất ít, do đó không một ai phát hiện ghe ông Cho bị chìm.

Cha mẹ chết, con không có tiền mua quan tài

Trong tiếng khóc xé lòng của hai anh em Thịnh, người thân và bà con xóm làng không cầm được nước mắt vừa thương ba người đã bị lũ cuốn trôi nhưng càng thương hơn hoàn cảnh hai đứa con của ông bà. Hiện em Lê Đắc Chương đang làm phụ thợ nề ở Đà Nẵng, sau khi nghe tin dữ đã bắt xe về nhà, còn em Thịnh đang học lớp 8, Trường THCS Thủy Thanh, rồi ngày mai các em sẽ như thế nào?.

Hoàn cảnh ông Cho nghèo khổ, ông Cho làm nghề phụ thợ nề, bà Sen làm ruộng nuôi các con ăn học. Tài sản để lại cho hai anh em bây giờ là một căn nhà cấp bốn và một bàn thờ với 4 di ảnh ba mẹ và em gái và người bà nội mới chết cách đây 10 ngày.

Hồng - người con gái xấu số vừa học trung cấp sư phạm mầm non nhưng chưa xin được việc. Để có việc làm, em xin vào làm công nhân được hơn 1 tháng nay, mặc dù quãng đường cách 15 km nhưng ngày nào em cũng sáng đi tối về để có thêm tiền phụ giúp cha mẹ.

Quan tài đưa về trong đêm nhưng nước lũ chưa rút phải chở bằng thuyền. Hoàn cảnh nghèo khổ không có tiền, bà con làng xóm quyên góp và chính quyền xã hỗ trợ mua được ba quan tài để mai táng 3 nạn nhân.

Quan tài đưa về trong đêm nhưng nước  lũ chưa rút phải chở bằng thuyền.  Hoàn cảnh nghèo khổ không có tiền, bà  con làng xóm quyên góp và chính  quyền xã hỗ trợ mua được ba quan tài  để mai táng 3 nạn nhân
Quan tài đưa về trong đêm nhưng nước lũ chưa rút phải chở bằng thuyền. Hoàn cảnh nghèo khổ không có tiền, bà con làng xóm quyên góp và chính quyền xã hỗ trợ mua được ba quan tài để mai táng 3 nạn nhân

Gia cảnh nghèo đói, hai anh em Thịnh, Chương chẳng biết lấy đâu ra tiền để lo tang lễ cho ba, mẹ và người chị gái. Trong cơn lũ, nước lênh láng xóm làng, trước cảnh đau đớn ấy, anh em họ hàng và bà con xóm làng quyên góp được ít tiền mua ngọn đèn dầu, cây hương, khăn tang cho hai đứa. Chính quyền xã đã hỗ trợ mua ba cái quan tài.

Bà Trần Thị Trương, ngồi bên thi thể em gái mà khóc than: “Sen ơi! Răng mà lại bắt em đi sớm ra rứa. Thằng Thịnh nó bị đau ốm liên miên, thằng Chương không có công ăn việc làm rồi ai chăm sóc nó! Cả đời em khổ rồi đừng để các con khổ nữa”.

Ba chiếc quan tài lạnh lẽo vẫn đang phải nằm chờ nước rút. Tiếng khóc xé lòng vẫn cứa vào tâm can mọi người ở cái làng nghèo Thanh Thủy Chánh.

Theo Đắc Thành
Khoa học Đời sống online

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.