Bà Lê Thị Truyền, Giám đốc Công ty Mỹ phẩm Đăng Dương: “Gái có công, chồng không phụ”

Nữ doanh nhân Lê Thị Truyền
Nữ doanh nhân Lê Thị Truyền
(PLO) - Là một doanh nhân “giỏi việc công ty, đảm việc nhà”, tuy nhiên người phụ nữ miền sông nước Cửu Long thành công trên thương trường  Lê Thị Truyền, Giám đốc Công ty Mỹ phẩm Đăng Dương vẫn luôn thầm lặng đứng sau chồng làm hậu phương vững chắc. 

Khi phụ nữ là hậu phương lớn

Nhắc đến Công ty Mỹ phẩm Đăng Dương, một doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm trong nước tên tuổi, người ta thường biết đến ông chủ Nguyễn Ngọc Lang. Ít ai biết, thầm lặng đi cạnh vị doanh nhân thành đạt ấy là người vợ tháo vát và giàu lòng trắc ẩn.  Bà là Lê Thị Truyền, người gốc  xã Giai Xuân, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ.

Hình ảnh phụ nữ miền Tây trong suy nghĩ của nhiều người vẫn là sự mong manh, mềm yếu, luôn dựa vào người chồng, người đàn ông của mình. Điều đó cũng nằm trong suy nghĩ của người viết. Thế nhưng, nếu ai đã gặp bà Lê Thị Truyền, thì suy nghĩ cố hữu đó sẽ tan biết trong sự tháo vát và nhạy bén của bà. 

Người phụ nữ không chỉ đã hy sinh hạnh phúc riêng tư, chấp nhận cảnh sống xa chồng chục năm trời để tạo điều kiện cho ông lên thành phố lập nghiệp; Hiện, bà còn gắn cuộc đời mình với  sự nghiệp mỹ phẩm của ông, là trợ thủ đắc lực cho ông trên thương trường.  

Không chỉ giúp đỡ người nghèo, vợ chồng nữ doanh nhân Lê Thị Truyền còn tạo công ăn việc làm cho gần 100 công nhân, là con em vùng quê nghèo nơi anh chị sinh ra. Với mức lương ổn định, các công nhân đều có tiền để phụ giúp gia đình thoát cảnh đói nghèo

Một trong những sự kiện lớn mang đậm dấu ấn của bà bên cạnh chồng mình được giới mỹ phẩm đánh giá cao, chính là tháng 6 vừa qua, nhà máy sản xuất mỹ phẩm Đăng Dương,  một nhà máy đạt chuẩn cGMP- Asean chính thức được khởi công xây dựng tại TPHCM, có tổng vốn đầu tư hơn 90 tỷ đồng. Sự kiện này, theo các chuyên gia trong lĩnh vực mỹ phẩm, sẽ đánh dấu việc thị trường mỹ phẩm nội địa đã  khẳng định được chất lượng với người tiêu dùng trong nước và khu vực. Đồng thời, mở ra cơ hội cho phụ nữ trong nước được dùng mỹ phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ, được kiểm nghiệm đạt chuẩn cGMP - tuân thủ theo các điều khoản của Hiệp định Mỹ phẩm ASEAN.

Tuy nhiên, trao đổi với Pháp luật Việt Nam về quyết định táo bạo nói trên, bà Lê Thị Truyền, Giám đốc Công ty Mỹ phẩm Đăng Dương lại có những suy nghĩ rất phụ nữ, rất bình dị. 

Theo bà, nhu cầu về làm đẹp là người phụ nữ nào cũng có, tuy nhiên, không phải ai cũng đủ khả năng để tiếp cận các sản phẩm mỹ phẩm nổi tiếng thế giới. Với mức thu nhập thấp và trung bình, không nhẽ phụ nữ không được phép làm đẹp. Đây chính là lý do khiến bà và chồng mình dồn hết tâm huyết với dự án mỹ phẩm đạt chất lượng thế giới được sản xuất trong nước.

Khi được hỏi, chị có dùng sản phẩm của mình làm ra không? Bà Truyền cười hiền: Không chỉ tôi mà cả gia đình, anh chị em và các công nhân tôi đều dùng sản phẩm của công ty sản xuất. Đây là thành quả lao động mà chúng tôi đã bỏ rất nhiều công sức và tâm huyết. Nó thực sự tốt thì chúng tôi mới bán được.

Luôn tin tưởng vào những quyết định của chồng

“Trong công việc cũng như cuộc sống hàng ngày, vợ chồng cần có niềm tin ở nhau. Có niềm tin, sẽ có tất cả. Vợ chồng tôi cũng thế, chúng tôi sống với nhau bằng niềm tin và sự thấu hiểu”, bà Truyền chia sẻ.

Vợ chồng bà cùng hai con trai trong ngày kỷ niệm 5 năm thành lập công ty mỹ phẩm Đăng Dương
Vợ chồng bà cùng hai con trai trong ngày kỷ niệm 5 năm thành lập công ty mỹ phẩm Đăng Dương

Bà nghĩ lại những năm tháng gian khổ, cô gái miền Tây mỏng manh Lê Thị Truyền năm đó mới ngoài 20 tuổi, mới lập gia đình, đã chấp nhận cảnh sống một mình ở quê với cậu con trai mới sinh, để chồng lên thành phố lập nghiệp mưu sinh.

"Thương chồng phải thuê trọ ở Sài Gòn đi bán  mỹ phẩm nhưng phụ nữ mà, cũng dễ tủi thân, cũng dễ hờn ghen lắm. Thế nhưng lúc đó chồng đã quyết tâm thì mình phải tôn trọng và thực sự là phải sống bằng niềm tin mãnh liệt", bà nói với giọng tự hào.

Quả thật, trời không phụ lòng người và chồng đã không phụ lòng tin của bà, sự hy sinh của bà đã đơm hoa kết trái.  Năm 2007, sau gần chục năm bôn ba từ Nam ra Bắc để bán mỹ phẩm, hai vợ chồng bà đã tích luỹ được chút ít vốn liếng,  quyết định hùn hạp với một người bạn mở công ty kinh doanh, sản xuất mỹ phẩm lấy tên Phúc Lang. 4 năm sau, họ quyết định mua lại Phúc Lang và mở thêm công ty mỹ phẩm Đăng Dương thành công như bây giờ. 

Nữ doanh nhân 48 tuổi giờ đây có đủ đầy với cuộc sống sung túc bên con cái nhưng như bản tính vốn có, bà luôn quan tâm đến mọi người. Đó cũng là lẽ sống của doanh nhân Nguyễn Ngọc Lang, chồng bà. 

Gần 10 năm sau ngày cùng chồng tạo dựng thương hiệu mỹ phẩm Phúc Lang - Đăng Dương, bà Truyền nói rằng mình tự hào khi đã xây dựng được văn hoá cho công ty, đó là tất cả mọi người trong mái nhà Đăng Dương đều coi công ty là gia đình thứ hai của mình. Họ luôn cùng nhau chia sẻ mọi thứ trong công việc và cuộc sống, giúp nhau vượt qua khó khăn và lao động hết mình. ./.

Đọc thêm

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.