Ba Lan và Hungary gặp khó với nguồn trợ cấp hàng chục tỷ euro từ EU

Cờ EU trước trụ sở Ủy ban châu Âu ở Brussels, Bỉ. Ảnh: Reuters (chụp ngày 2/10/2019)
Cờ EU trước trụ sở Ủy ban châu Âu ở Brussels, Bỉ. Ảnh: Reuters (chụp ngày 2/10/2019)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ủy ban châu Âu đã bắt đầu một cuộc điều tra được chờ đợi từ lâu về việc liệu Ba Lan và Hungary có nên tiếp tục được nhận hàng tỷ euro từ ngân sách EU hay không do lo ngại về nhà nước pháp quyền và tham nhũng.

Các tài liệu của Ủy ban hôm thứ Bảy cho thấy các lá thư đã được gửi đến Warsaw và Budapest vào thứ Sáu yêu cầu hai Chính phủ làm rõ các vấn đề, mà theo luật gần đây của EU cho phép đình chỉ nguồn tiền mặt từ EU nếu hai quốc gia không đáp ứng được.

Luật đã được thông qua vào tháng 12 năm ngoái nhưng EC vẫn chưa áp dụng, bất chấp áp lực từ Nghị viện châu Âu, cơ quan thậm chí đã kiện Ủy ban này vào tháng trước vì không hành động.

Theo một quy trình pháp lý khác, Ủy ban đã đình chỉ hàng tỷ euro khoản trợ cấp cho Ba Lan và Hungary từ quỹ phục hồi sau dịch của EU, với cùng lý do lo ngại về nhà nước pháp quyền và tham nhũng.

Các bức thư được gửi hôm thứ Sáu chỉ là bước đầu tiên trong một quá trình kéo dài, nhưng có thể gây rủi ro với nguồn trợ cấp hàng chục tỷ euro tiền mặt của EU cho hai nước trong vòng bảy năm tới.

Cả hai quốc gia có hai tháng để trả lời các bức thư.

Nếu Ủy ban kết luận tiền của EU không an toàn ở Ba Lan và Hungary, thì Ủy ban vẫn cần phán quyết từ tòa án cấp cao nhất của EU trước khi có thể áp dụng luật. Cả hai quốc gia đã phản đối luật này vào tháng 3 nhưng phải đến quí 1 năm 2022 Tòa án EU mới có thể có phán quyết đầy đủ về luật này.

Ông Mateusz Morawiecki, Thủ tướng Ba Lan (bên trái) chào đón Thủ tướng Viktor Orban của Hungary trong cuộc gặp tháng 11/2020 tại Budapest để thảo luận việc Hội đồng châu Âu có nên liên kết lợi ích tài chính của EU với vấn đề pháp quyền của các quốc gia thành viên hay không. Ảnh: Bộ phận Báo chí của Thủ tướng Hungary cung cấp cho AFO/Getty Images

Ba Lan và Hungary trong nhiều năm đã bị EU điều tra chính thức vì phá hoại tính độc lập của tòa án, các tổ chức phi chính phủ và phương tiện truyền thông.

Các mối quan hệ của Warsaw với EU đã trở nên xấu đi sau khi Tòa án Hiến pháp của Ba Lan, do đảng dân tộc chủ nghĩa và người theo chủ nghĩa đồng euro thống trị, vào tháng 10, ra phán quyết rằng các yếu tố của luật EU không phù hợp với Hiến pháp Ba Lan.

Tòa án Ba Lan cũng cho biết vào tháng 7 rằng Ba Lan không cần phải tuân theo các biện pháp tạm thời do tòa án cấp cao nhất của EU áp đặt trong các vấn đề tư pháp ở Ba Lan.

Đối với Hungary, EU lo ngại về tính độc lập của các thẩm phán, chủ yếu tập trung vào những bất thường trong việc chi tiêu tiền của EU thông qua mua sắm công. Những lo ngại theo báo cáo từ Văn phòng chống gian lận của EU (OLAF) cho thấy, gần một nửa số đấu thầu công khai ở Hungary chỉ dẫn đến một thủ tục đấu thầu duy nhất.

Trong suốt một thập kỷ cầm quyền, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã bị cáo buộc sử dụng hàng tỷ euro tiền quỹ nhà nước và EU để nuôi dưỡng một tầng lớp kinh doanh trung thành, bao gồm các thành viên trong gia đình và bạn bè thân thiết.

Trong một báo cáo về nhà nước pháp quyền ở Hungary vào tháng 7, Ủy ban đã trích dẫn những thiếu sót dai dẳng trong tài trợ của các đảng chính trị Hungary và rủi ro của chủ nghĩa thân hữu và chuyên quyền trong cơ quan hành chính cấp cao của quốc gia này.

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.