Bà 80 tuổi 8 tiếng mỗi ngày chờ cháu nội ở cổng trường

Cháu trai bị thiểu năng, 6 năm qua, bà Chen (80 tuổi, Trung Quốc) hàng ngày đưa đón tới trường và ngồi chờ cháu 8 tiếng.

6 giờ sáng, bà Chen Xiulan (Từ Châu) gọi cháu trai Liu Baochao 14 tuổi dậy ăn. Sau đó, hai bà cháu lên chiếc xe 3 bánh đi 5 km đến trạm xe buýt, rồi đi thêm 13 km đến trường. Từ đó đến 4 giờ chiều, bà Chen lặng lẽ ngồi trên vỉa hè để chờ cháu tan học.

Bà Chen ngồi vỉa hè được nhiều người đề nghị hỗ trợ tiền ăn, chỗ ngủ... nhưng bà luôn từ chối. Ảnh: China News.

Bà Chen ngồi vỉa hè được nhiều người đề nghị hỗ trợ tiền ăn, chỗ ngủ... nhưng bà luôn từ chối. Ảnh: China News.

Cháu trai của bà bị thiểu năng trí tuệ do di truyền từ mẹ. Bố của cậu đi làm xa nên chỉ có bà chăm sóc. Hình ảnh bà ngồi trước cổng trường giáo dục đặc biệt đã quen thuộc với nhiều người, dù ngày mưa gió, băng tuyết.

"Tôi muốn cháu tôi phải có văn hóa. Vì không phải trường nội trú, nên tôi phải đưa đón cháu đi học hàng ngày và ngồi chờ, sợ cháu có vấn đề gì. Ngoài ra, tôi cũng muốn tiết kiệm, nếu đi 2 lượt, tôi phải mất đến 12 tệ (khoảng 40 nghìn đồng)", bà Cheng nói.

Năm 2013, bà Chen đã lặn lội nhiều nơi để tìm trường cho cháu. Ngôi trường cách nhà 18 km là nơi gần nhất. Thế nhưng ban đầu Liu không đủ khả năng để được học trường này. Trong hơn một năm, bà Chen đã cố gắng dạy cháu nói bập bẹ, rồi thường xuyên đến thuyết phục hiệu trưởng. Cuối cùng, cháu bà cũng được nhận.

Hiện tại Liu đã có khá nhiều kỹ năng sống và kiến thức, có thể hòa nhập với xã hội và sống tự lập. Ảnh: China News.

Hiện tại Liu đã có khá nhiều kỹ năng sống và kiến thức, có thể hòa nhập với xã hội và sống tự lập. Ảnh: China News.

May mắn, cậu bé Liu đã có nhiều tiến bộ, là một trong những học sinh giỏi nhất trường. Cậu bé có thể viết, vẽ thuần thục, dù lúc đầu không có phản ứng gì với người xung quanh. Liu cũng đã vui vẻ, tự tin và hoạt ngôn. Ở nhà, Liu có thể rửa chén, quét sân...

Nhiều người nói rằng, bà Chen đã quá già để tiếp tục theo sát cháu trai. Nhưng bà chỉ nhẹ nhàng nói "cháu trai chưa lớn, tôi không dám già".

Tin cùng chuyên mục

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Đọc thêm

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?