Ấu dâm trẻ em: Còn bao nhiêu kẻ… ẩn mình?

Ông “thầy” biến thái trong buổi tuyên truyền về lạm dụng tình dục tháng 5 vừa qua
Ông “thầy” biến thái trong buổi tuyên truyền về lạm dụng tình dục tháng 5 vừa qua
(PLO) - Dư luận những ngày này đang phẫn nộ vụ Hiệu trưởng Trường PT Dân tộc nội trú THCS huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) ép hàng loạt học sinh nam phải quan hệ tình dục.  Người bị cáo buộc là ông Đinh Bằng My, Hiệu trưởng. Ông này đã bị Công an Phú Thọ khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi dâm ô với người dưới 16 tuổi.

Rùng mình lời tố cáo của học trò

Những học sinh tố cáo cho biết, trong quá trình theo học ở trường nội trú thường xuyên bị thầy Hiệu trưởng gọi lên ép quan hệ tình dục bằng tay, miệng. Các em không chấp hành theo yêu cầu của Hiệu trưởng sẽ bị phạt. T. V. H kể: “Em đang học thì thầy gọi điện thoại bảo lên phòng rồi bắt vào giường. Thầy bắt... không làm thì đe dọa bắt phải làm. Không làm cho thầy thì bị phạt, dọa đánh.

Bạn của em bị phạt rồi, bị đứng dưới sân trường. Em bị thầy ép bốn, năm lần, em biết vậy là sai nhưng không có cách nào khác, cũng không dám nói với ai. Những lần em từ chối thầy ấy vẫn gọi cho người khác ép lên bằng được...”.

Nhà báo Anh Tuấn,Trung tâm tin tức VTV24 Đài Truyền hình Việt Nam là người đã có nhiều tháng điều tra, tìm hiểu về câu chuyện đau lòng này. Nhà báo Anh Tuấn cho biết anh quyết định điều tra, đưa sự thật ra ánh sáng bởi mong muốn được nói lên tiếng nói của người trong cuộc. “Các em đã quá sợ hãi, phải chịu nhiều day dứt mà không biết chia sẻ với ai. Khi nghe các em kể lòng tôi như thắt lại, thậm chí rớt nước mắt vì câu chuyện quá đau lòng, vì nơi xảy ra vụ việc và người thực hiện hành vi không ai có thể ngờ được”, theo nhà báo Anh Tuấn.

Nhà báo Anh Tuấn cho biết thêm, ông Đinh Bằng My là người từng phát biểu tham luận trong buổi học ngoại khóa về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em năm 2018 và đề nghị Công an tỉnh Phú Thọ chỉ đạo chặt chẽ, mở rộng điều tra để sớm đưa vụ việc ra truy tố theo đúng quy định của pháp luật.

Các học sinh tố cáo cho biết, để thực hiện hành vi của mình, ông My thường xuyên gọi thầy, cô giáo trong trường để ép học sinh lên phòng. Quá trình điều tra cũng cho thấy Hiệu trưởng My đã đe dọa, bắt học sinh quan hệ tình dục nhiều năm ngay tại phòng làm việc của mình.

Một “Minh béo” trong học đường?

Trước khi vụ việc này được phơi bày trên sóng Chuyển động 24h, phóng viên Anh Tuấn đã nhận được lời nhắn không làm lớn chuyện để giải quyết nội bộ, với ngụy biện sợ ảnh hưởng đến bọn trẻ. Thế nhưng, điều họ sợ khác điều xã hội sợ! Bởi nếu sự việc không được phơi bày ra ánh sáng thì sẽ còn bao nhiêu điều u ám vẫn còn tồn tại và những đứa trẻ vẫn phải chịu đựng? Và bao nhiêu những kẻ đội lốt nhân nghĩa vẫn tự tin làm chuyện bất nhân?

Nhà văn Hoàng Anh Tú cho rằng: “Đầu tiên, phải xác định rõ đây là một vụ ấu dâm. Một Minh béo nữa trong môi trường học đường, để vụ việc phải bị xử lý như một vụ án ấu dâm. Tôi nghĩ Bộ trưởng Bộ GD-ĐT  lần này làm ơn đừng chỉ “cảm thấy buồn” nữa! Thay vì thế, hãy quyết liệt vào cuộc.

Chúng ta nữa, cần phải tạo ra những vòng tròn “bất khả xâm phạm” quanh con cái và cả bạn bè của con cái mình. Để những kẻ xấu phải biết sợ thái độ của bạn, phản ứng của bạn hơn cả sợ pháp luật hay quyền lực nào đó. Tôi vẫn nói với bạn bè mình rằng, một khi biết bạn “dữ” thế nào thì hàng xóm của bạn, những kẻ bệnh hoạn và biến thái ẩn mình quanh bạn sẽ phải chợn bạn, sợ bạn mà không dám động vào con bạn.

Thậm chí phải để chúng thấy sợ cả việc động vào bạn bè của con bạn. Sức mạnh của cộng đồng đôi khi còn có khả năng bảo vệ lũ trẻ hơn cả pháp luật và những quyền lực nào đó. Sự lệch lạc về tình dục của một con người là điều có thể cảm thông, dù kinh tởm. Còn thói đạo đức giả của con người lại là thứ kinh tởm mà chúng ta đã quen và đôi khi vui vẻ chấp nhận.

Tôi chắc chắn rất nhiều người có mặt ở sự kiện trong ảnh biết thói quen tình dục lệch lạc của nhân vật, nhưng vẫn vui vẻ vỗ tay khi nghe hắn phát biểu”.

Có thể nói, trẻ con như tờ giấy trắng, vẽ hình gì lên, màu gì lên thì kí ức sẽ in đậm đúng màu ấy. Chúng ta có thể quên ngày hôm qua chúng ta ăn gì, ở đâu, nhưng lại nhớ chi tiết con đường đến trường ngày trước, nhớ từng gương mặt đứa bạn, nhớ dáng dấp thầy cô, nhớ mảnh sân trường, nhớ từng gốc cây, bãi cỏ... Bởi khi ấy đầu óc ta trắng tinh, mỗi kỉ niệm sẽ như con dấu đóng cộp vào não, không bao giờ xoá được. 

Vì bệnh thành tích, vì tư duy “xấu chàng hổ ai”, vì cả mưu sinh mà giáo viên trường này đã im lặng. Thiết nghĩ, pháp luật cần phải xử lý họ về hành vi che giấu tội phạm. Họ chưa từng nói chuyện, chưa từng tiếp xúc, chưa từng lắng nghe và quan sát những biểu cảm của các em.

Vậy mà họ dám nhân danh lũ trẻ với ý niệm “không để ảnh hưởng đến chúng”- để cho sự việc qua đi trong êm thấm. Mà họ đâu hiểu rằng, chỉ có thể vạch mặt chân tướng “quỷ ấu dâm” kia mới gột rửa hết được những ký ức dơ bẩn trong lòng các em. 

“Có ai hỏi con đâu”? Một học sinh của ngôi trường bị lạm dụng tình dục đã trả lời như vậy trước câu hỏi: “Vì sao sự việc kéo dài 2 năm mà các con không kể lại với thầy cô và gia đình?”. Các em học theo chế độ nội trú, lâu lắm mới về nhà, thầy cô là tất cả, nhưng thầy cô đã quay lưng và câm lặng trước sự việc tồi tệ, kéo dài của  Hiệu trưởng biến thái. Một ngôi trường câm, như bộ phim đầy ám ảnh mang tên Silenced.

Trong bộ phim, Kang In Ho là một giáo viên mỹ thuật. Dưới sự tiến cử của người thầy giáo sư, In Ho chuyển đến dạy ở ngôi trường dành cho trẻ câm điếc. Thế nhưng chuyển đến chưa bao lâu, In Ho đã dần phát hiện những bí mật khủng khiếp bị chính những giáo viên ở trường che giấu: sự bạo hành và lạm dụng tình dục trẻ em - những đứa trẻ khuyết tật.

Ho quyết định cùng Yoo Jin, cô gái làm việc tại Trung tâm Bảo vệ Nhân quyền ở thị trấn Mujin - đưa sự thật ra ánh sáng.Và khi những sự thật được phơi bày cũng là lúc bộ phim bước vào giai đoạn im lặng đáng sợ trong chính cách đối xử của xã hội dành cho vụ việc.

Và ngôi trường “quỷ ám” của chúng ta cũng vậy, những thầy cô “câm”, những học sinh hóa câm vì “không ai hỏi”. Nhưng việc lạm dụng tình dục của thầy Hiệu trưởng đối với học sinh nam thì trong trường ai cũng biết. Có cả thời khóa biểu phục vụ tình dục như những môn học Toán, Văn, Lý, Hóa hàng tuần. Nơi diễn ra những trò đồi bại ấy lại chính là phòng làm việc của Hiệu trưởng. Trong đó có chiếc giường nhưng được quây kín tứ phía bằng rèm.

Nhà báo Anh Tuấn cho biết, vụ việc học sinh tố bị xâm hại tình dục ở Thanh Sơn, Phú Thọ đã có Luật sư Tạ Ngọc Vân- Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội tình nguyện nhận bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp miễn phí cho các nạn nhân. Ông đã tham gia trực tiếp giải cứu và giúp đỡ làm lại cuộc đời cho hơn 400 phụ nữ và trẻ em bị lừa bán, lạm dụng tình dục và bóc lột sức lao động.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính vui mừng chào đón các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 tại trụ sở Chính phủ. (Ảnh: MOET)

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045: Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế về giáo dục

(PLVN) - Phát triển giáo dục Việt Nam hiện đại, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn minh nhân loại, phát triển toàn diện con người Việt Nam, đáp ứng những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong kỷ nguyên mới… Chú trọng giáo dục đạo đức, nhân cách, phát huy tối đa tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, tạo nền tảng cho việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đất nước phồn vinh và hạnh phúc…

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...

Lời hẹn ước xúc động của “ông nội” ở Làng Nủ

Thầy Khang chụp ảnh cùng 22 "cháu nội". (Ảnh: Vietnamnet)
(PLVN) -  Trong chuyến hành trình vượt gần 300km đến Làng Nủ (Lào Cai), thầy Nguyễn Xuân Khang, Chủ tịch Hội đồng Trường Marie Curie, đã mang theo không chỉ trái tim tràn đầy tình yêu thương mà còn có một lời hẹn ước đặc biệt. Khoảnh khắc gặp gỡ tại ngôi làng mới được tái thiết, không chỉ chứng kiến những giọt nước mắt hạnh phúc mà còn mở ra một trang mới trong “cuốn sách cuộc đời ” của 22 đứa trẻ may mắn được ông yêu thương và bảo bọc.