AstraZeneca sẽ đầu tư khoảng 2 nghìn tỷ đồng hỗ trợ Việt Nam sản xuất dược phẩm

Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến lễ ký các thỏa thuận hợp tác giữa AstraZeneca với các đối tác Việt Nam. Ảnh: VGP
Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến lễ ký các thỏa thuận hợp tác giữa AstraZeneca với các đối tác Việt Nam. Ảnh: VGP
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sáng 2/11 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến làm việc với lãnh đạo Công ty AstraZeneca, dự lễ ký các thỏa thuận hợp tác giữa AstraZeneca với các đối tác Việt Nam, nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh COP26 và thăm làm việc tại Vương quốc Anh.

Theo các văn bản được ký kết, AstraZeneca và các đối tác Việt Nam đã đạt được hai thoả thuận bước ngoặt nhằm góp phần phát triển ngành sản xuất dược phẩm sinh học trong nước và hỗ trợ nỗ lực phòng, chống đại dịch COVID-19 của Việt Nam.

Sẽ có 3 sản phẩm thuốc quan trọng được Công ty sản xuất gia công tại Việt Nam

Theo đó, AstraZeneca sẽ đầu tư khoảng 2 nghìn tỷ đồng (90 triệu USD) nhằm hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất dược phẩm trong nước, giúp bệnh nhân tiếp cận tốt hơn với các thuốc chất lượng cao được sản xuất ngay tại Việt Nam. Dự kiến trong giai đoạn 2022-2030, sẽ có 3 sản phẩm thuốc quan trọng được Công ty sản xuất gia công trong nước.

Dưới sự hướng dẫn của Bộ Y tế, AstraZeneca sẽ lựa chọn một đối tác tại Việt Nam để chuyển giao công nghệ sản xuất và cung cấp những kiến thức chuyên môn, quy trình kỹ thuật cần thiết nhằm đảm bảo các sản phẩm thuốc điều trị bệnh không lây nhiễm của AstraZeneca được sản xuất trong nước sẽ có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn toàn cầu của tập đoàn.

Công bố khoản đầu tư mới này nối tiếp khoản đầu tư trị giá 5 nghìn tỷ đồng (220 triệu USD) của AstraZeneca vào Việt Nam trong giai đoạn 2020-2024 được công bố vào năm 2019.

Bên cạnh đó, AstraZeneca và Công ty Cổ phần Vaccine Việt Nam (VNVC) đã ký thỏa thuận cung ứng thêm một số lượng vaccine COVID-19 của AstraZeneca và hỗn hợp kháng thể đơn dòng có tác dụng kéo dài lên tới 12 tháng của AstraZeneca mang tên AZD7442.

Nếu được Bộ Y tế cấp phép sử dụng khẩn cấp, liệu pháp kháng thể này có khả năng vừa phòng ngừa lẫn điều trị bệnh COVID-19 và Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên tiếp cận được sản phẩm này. AD7442 được thiết kế dành cho những người có hệ thống miễn dịch suy yếu hoặc cơ thể không đáp ứng đầy đủ với vaccine.

Đề nghị AstraZeneca đẩy nhanhtiến độ các hợp đồng vaccine năm 2021

Phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo Công ty AstraZeneca, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định đánh giá rất cao vị trí, vai trò, tầm quan trọng của AstraZeneca trong phòng chống đại dịch COVID - 19, một vấn đề toàn cầu; cảm ơn AstraZeneca là hãng đầu tiên cung cấp vaccine cho Việt Nam trong đại dịch.

Đến nay, Việt Nam đã nhận được hơn 20 triệu liều vaccine theo các hợp đồng đã ký với hãng, đổng thời nhận được khoảng 30 triệu liều thông qua cơ chế COVAX và được chuyển nhượng, hỗ trợ từ các nước khác với sự đồng ý của AstraZeneca.

Thủ tướng nhấn mạnh, vaccine của AstraZeneca có vai trò rất quan trọng trong phòng chống dịch tại Việt Nam. Hiện Việt Nam đã vượt qua được giai đoạn khó khăn khi đại dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 và chuyển sang lộ trình thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, trong đó vaccine và ý thức người dân đóng vai trò then chốt.

Thủ tướng cũng đánh giá cao các hoạt động của hãng tại Việt Nam; đề nghị hãng tiếp tục tích cực triển khai hiệu quả các hoạt động hợp tác, trong đó có các hợp đồng chuyển giao công nghệ và mua thêm vaccine trong năm 2022, nhưng trước mắt, Thủ tướng đề nghị hãng đẩy nhanh hơn nữa tiến độ thực hiện các hợp đồng đã có cho năm 2021. “Những tháng vừa qua, chúng tôi mua tốc độ vaccine chứ không chỉ là mua vaccine”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho AstraZeneca đầu tư và hoạt động tại Việt Nam, giao Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ ngành triển khai các thủ tục nhanh nhất, rút gọn nhất theo quy định của pháp luật. Thủ tướng cho biết, ngoài tiềm năng của thị trường 100 triệu dân, các nhà đầu tư nước ngoài còn có cơ hội lớn do Việt Nam đã ký kết 17 hiệp định thương mại tự do với 60 nước, trong đó có tất các nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Giám đốc điều hành tập đoàn AstraZeneca, ông Pascal Soriot chia sẻ, qua việc AstraZeneca lần đầu tiên thiết lập năng lực sản xuất gia công các sản phẩm thuốc tại Việt Nam, người dân sẽ tiếp cận được với những liệu pháp điều trị giúp đáp ứng nhu cầu chăm sóc y tế. Bên cạnh đó, những thỏa thuận cung ứng mới sẽ giúp cộng đồng tiếp tục tiếp cận nguồn vaccine COVID-19 cũng như hỗn hợp kháng thể đơn dòng có tác dụng kéo dài đầu tiên của AstraZeneca.

Đáp lại đề nghị của Thủ tướng, ông Pascal Soriot chia sẻ về những định hướng đầu tư của hãng tại Việt Nam và khẳng định, dù tình hình còn khó khăn, song hãng nỗ lực để ngay trong tháng 11/2021 sẽ hoàn thành bàn giao toàn bộ 30 triệu liều vaccine của hợp đồng thứ nhất. Ngay sau đó, đầu tháng 12/2021, lô đầu tiên của hợp đồng mới ký này sẽ có mặt tại Việt Nam.

Ông Nitin Kapoor, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc AstraZeneca Việt Nam và các Thị trường mới nổi khu vực châu Á, cho biết đây là một ngày đáng nhớ trong 27 năm quan hệ đối tác tốt đẹp giữa AstraZeneca và Chính phủ Việt Nam.

Trước đó, hồi tháng 8 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc điện đàm và thư gửi Tổng Giám đốc Tập đoàn AstraZeneca để thúc đẩy các hoạt động hợp tác giữa hai bên.

Đáp lại đề nghị của Thủ tướng, Tổng Giám đốc AstraZeneca Pascal Soriot cam kết sẽ cung ứng vaccine theo đúng kế hoạch, đồng thời tăng thêm số lượng phân bổ vaccine cho Việt Nam. Thời gian tới, AstraZeneca sẽ cố gắng cao nhất, đáp ứng tích cực các đề nghị của Việt Nam; mong muốn thúc đẩy hợp tác chiến lược lâu dài với Việt Nam, một thị trường với 100 triệu dân và đang tăng trưởng mạnh mẽ.

Gần 1 năm kể từ ngày ký kết Hợp đồng đặt mua 30 triệu liều vaccine COVID-19 của AstraZeneca, Hệ thống tiêm chủng VNVC tiếp tục ký hợp đồng mua thêm hơn 25 triệu liều, nâng tổng số vaccine mà VNVC đã đặt mua về Việt Nam đến thời điểm này lên tới hơn 55 triệu liều. Gần 22 triệu liều vaccine COVID-19 của hợp đồng này đã được chuyển về Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?

(PLVN) - Karaoke, virus, AI, deepfake… là một phần trong tập hợp 90 từ tiếng Anh nổi bật có ảnh hưởng định hình chín thập kỷ qua, phần nào phản ánh những phát triển xã hội, văn hóa, công nghệ, chính trị và môi trường đã định hình ngôn ngữ tiếng Anh từ năm 1934 đến năm 2024.

Đọc thêm

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'
(PLVN) - Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh vừa phối hợp với Trường Đại học TDTT Thượng Hải, Trung Quốc và Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc đồng tổ chức thành công Hội nghị Khoa học quốc tế với chủ đề “Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”.

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này, thế giới hướng tới hai ngày lễ quan quan trọng của Liên Hợp Quốc: Ngày Di dân Quốc tế (18/12) tôn vinh những đóng góp của người di cư và Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại (20/12) ) kêu gọi sự thống nhất và chia sẻ để xóa đói giảm nghèo.

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới trải qua một tuần đầy biến động với hàng loạt vụ việc thương tâm: Nữ sinh Nhật Bản bị đâm chết tại nhà hàng, nhà sáng lập Mango tử nạn, xả súng kinh hoàng tại Pháp, cháy bệnh viện ở Ấn Độ…

Hành trình “dọn rác” mạng xã hội: Kinh nghiệm từ các quốc gia

Các đạo luật mới ra đời nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các hành vi tiêu cực của người dùng trên mạng xã hội. (Nguồn: safegate.vn)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối mà còn trở thành trung tâm phát tán thông tin. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, không gian này cũng trở thành “bãi rác” khổng lồ với những nội dung độc hại, tin giả và lời nói căm thù. Việc kiểm soát và “dọn rác” mạng xã hội đã trở thành thách thức không nhỏ đối với nhiều quốc gia trên thế giới.