Ngày 20/2, Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva nói Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ không can thiệp vào bất cứ vấn đề nào trong cuộc thương lượng giữa Thái Lan và Campuchia về tranh chấp biên giới.
Trong bài diễn văn hàng tuần đọc trên truyền hình quốc gia, ông Abhisit nói: "Tôi muốn nhấn mạnh rằng quan điểm của ASEAN, như chúng ta vẫn theo dõi, là sẽ không can thiệp vào bất cứ vấn đề nào mà chúng ta sẽ đàm phán với Campuchia."
Ông Abhisit còn cho biết Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, nhóm họp vào ngày 14/2 về vấn đề tranh chấp biên giới Thái Lan-Campuchia, đã có quan điểm rằng hai nước nên đàm phán với nhau, còn ASEAN đóng vai trò "trợ giúp hay điều phối."
Cho đến nay, Thái Lan vẫn duy trì quan điểm rằng tranh chấp biên giới giữa nước này với Campuchia là vấn đề song phương và nên được giải quyết trên cơ chế song phương.
Thủ tướng Abhisit còn cho biết rằng dường như Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) cũng chia sẻ quan điểm của Bangkok là tổ chức này không nên xúc tiến kế hoạch giám sát khu vực tranh chấp rộng 4,6km2 xung quanh ngôi đền Preah Vihear.
Ông đã nói chuyện với Tổng Giám đốc UNESCO Irina Bokova để giải thích về quan điểm của Thái Lan. Theo ông, thay vì tiến hành bất cứ cuộc thảo luận nào về kế hoạch này, UNESCO nên để Thái Lan và Campuchia thương lượng song phương trước và đình chỉ bất cứ kế hoạch thăm viếng, thị sát nào liên quan đền Preah Vihear.
Trong khi đó, Campuchia lại có quan điểm để bên thứ ba tham gia giải quyết tranh chấp này, cụ thể trong đề xuất 4 điểm gửi phía Thái Lan, Phnom Penh đã đề nghị các đại diện của ASEAN tới giám sát khu vực tranh chấp để đảm bảo ngừng bắn lâu dài.
Có nguồn tin cho biết Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa, nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên ASEAN, đã kêu gọi tổ chức hội nghị các ngoại trưởng ASEAN vào ngày 22/2 ở thủ đô Jakarta để thảo luận về vấn đề tranh chấp nêu trên./.
Binh sĩ Campuchia tại căn cứ quân sự ở tỉnh Preah Vihear ngày 6/2. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Ông Abhisit còn cho biết Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, nhóm họp vào ngày 14/2 về vấn đề tranh chấp biên giới Thái Lan-Campuchia, đã có quan điểm rằng hai nước nên đàm phán với nhau, còn ASEAN đóng vai trò "trợ giúp hay điều phối."
Cho đến nay, Thái Lan vẫn duy trì quan điểm rằng tranh chấp biên giới giữa nước này với Campuchia là vấn đề song phương và nên được giải quyết trên cơ chế song phương.
Thủ tướng Abhisit còn cho biết rằng dường như Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) cũng chia sẻ quan điểm của Bangkok là tổ chức này không nên xúc tiến kế hoạch giám sát khu vực tranh chấp rộng 4,6km2 xung quanh ngôi đền Preah Vihear.
Ông đã nói chuyện với Tổng Giám đốc UNESCO Irina Bokova để giải thích về quan điểm của Thái Lan. Theo ông, thay vì tiến hành bất cứ cuộc thảo luận nào về kế hoạch này, UNESCO nên để Thái Lan và Campuchia thương lượng song phương trước và đình chỉ bất cứ kế hoạch thăm viếng, thị sát nào liên quan đền Preah Vihear.
Trong khi đó, Campuchia lại có quan điểm để bên thứ ba tham gia giải quyết tranh chấp này, cụ thể trong đề xuất 4 điểm gửi phía Thái Lan, Phnom Penh đã đề nghị các đại diện của ASEAN tới giám sát khu vực tranh chấp để đảm bảo ngừng bắn lâu dài.
Có nguồn tin cho biết Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa, nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên ASEAN, đã kêu gọi tổ chức hội nghị các ngoại trưởng ASEAN vào ngày 22/2 ở thủ đô Jakarta để thảo luận về vấn đề tranh chấp nêu trên./.
(TTXVN/Vietnam+)