ASEAN - Hàn Quốc đặt mục tiêu kim ngạch thương mại 200 tỉ vào năm 2020

Hình ảnh tại Đối thoại
Hình ảnh tại Đối thoại
(PLO) - Theo Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng đã dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Đối thoại ASEAN-Hàn Quốc lần thứ 22 vừa diễn ra. Đây là cuộc họp thường niên giữa các quan chức cao cấp của ASEAN – Hàn Quốc với mục đích đánh giá tình hình hợp tác hai bên, định hướng thúc đẩy quan hệ trong thời gian tới, trao đổi về một số vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.

Tại Đối thoại, ASEAN và Hàn Quốc tiếp tục khẳng định coi trọng và cam kết thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược đi vào chiều sâu và hiệu quả hơn nữa. Tính đến năm 2017, ASEAN tiếp tục là đối tác thương mại và khu vực đầu tư lớn thứ hai của Hàn Quốc và là điểm đến được ưa chuộng nhất của người dân nước này.

Với ASEAN, Hàn Quốc là đối tác thương mại và nhà đầu tư lớn thứ 5. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều đạt 150 tỉ USD và hai bên đặt mục tiêu đạt 200 tỉ vào năm 2020. Hợp tác giữa ASEAN và Hàn Quốc đang được đẩy mạnh toàn diện trên cả 3 trụ cột chính trị-an ninh, kinh tế và giao lưu nhân dân, phù hợp với mong muốn của Tổng thống Hàn Quốc về xây dựng một cộng đồng gắn kết giữa hai bên dựa trên 3 yếu tố P (hoà bình, thịnh vượng và người dân).  

Hai bên nhất trí tiếp tục đẩy mạnh triển khai Kế hoạch Hành động giai đoạn 2016-2020 để triển khai Tuyên bố về Quan hệ Đối tác Chiến lược ASEAN – Hàn Quốc, tập trung vào các lĩnh vực gắn trực tiếp với người dân. Hàn Quốc thông báo sẽ triển khai một loạt các chương trình, hoạt động hợp tác trong giai đoạn tới với các nước ASEAN như tổ chức Hội nghị kết nối các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) tại Hàn Quốc, Diễn đàn Kết nối ASEAN lần thứ 6, nâng cấp hợp tác Mekong - Hàn Quốc lên Cấp lãnh đạo, tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, du lịch và quảng bá văn hoá ASEAN tại Hàn Quốc, tiếp tục đẩy mạnh các chương trình giao lưu nhân dân, nhất là trong giới trẻ…

Hàn Quốc cũng bày tỏ ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, cam kết tích cực tham gia đóng góp thúc đẩy đối thoại và hợp tác vì hoà bình, ổn định ở khu vực thông qua các cơ chế do ASEAN dẫn dắt như ASEAN+3, Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), Cấp cao Đông Á (EAS). Hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống như khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm mạng.

Trao đổi về các vấn đề an ninh khu vực, Hàn Quốc chủ động chia sẻ và ASEAN hoan nghênh các tiến triển tích cực gần đây trên Bán đảo Triều Tiên, nhất là kết quả mang ý nghĩa lịch sử của các cuộc gặp Thượng đỉnh liên Triều và Mỹ-Triều. Hàn Quốc bày tỏ mong muốn ASEAN đóng vai trò tích cực hơn nữa đóng góp cho tiến trình hoà bình, phi hạt nhân hoá Bán đảo Triều Tiên.

Hàn Quốc khẳng định quan điểm nhất quán ủng hộ duy trì hoà bình, ổn định, an ninh, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông, giải quyết hoà bình các tranh chấp, kiềm chế, không làm phức tạp tình hình, không quân sự hoá và tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS, đề cao các chuẩn mực của khu vực trong hành vi ứng xử. 

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng hoan nghênh Chính sách Hướng Nam mới của Hàn Quốc, nhấn mạnh Hàn Quốc là một trong những đối tác gần gũi và quan trọng hàng đầu của ASEAN, khẳng định Việt Nam sẽ tích cực cùng các nước ASEAN thúc đẩy và nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược giữa hai bên phát triển toàn diện và sâu sắc trong giai đoạn mới.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng thay mặt ASEAN phát biểu về cấu trúc hợp tác khu vực, chia sẻ về các vấn đề an ninh khu vực nổi lên thời gian qua, mong muốn Hàn Quốc cùng ASEAN tích cực phối hợp và đóng góp thúc đẩy hoà bình, ổn định và thịnh vượng, xây dựng một cấu trúc khu vực rộng mở, dựa trên luật lệ ở châu Á – Thái Bình Dương. 

Tin cùng chuyên mục

Đoàn đại biểu Việt Nam tại Phiên Đối thoại.

Cộng đồng quốc tế đánh giá cao thành tựu của Việt Nam về bảo vệ, thúc đẩy quyền con người

(PLVN) - Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) tại Geneva, Thụy Sỹ, Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu đã tham gia Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Đọc thêm

Việt Nam chuẩn bị đối thoại về Báo cáo UPR tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại.
(PLVN) - Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.