ASEAN - Ấn Độ mong đợi sẽ sớm có COC hiệu quả và ràng buộc

Các quan chức cấp cao ASEAN - Ấn Độ tại cuộc họp. Ảnh: Báo TG&VN
Các quan chức cấp cao ASEAN - Ấn Độ tại cuộc họp. Ảnh: Báo TG&VN
(PLO) - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ấn Độ Preeti Saran đã đồng chủ trì cuộc họp các Quan chức cao cấp ASEAN-Ấn Độ lần thứ 20 diễn ra tại Hà Nội từ 5 - 6/4/2018. 

Tại Hội nghị, các nước nhất trí quan hệ đối thoại ASEAN-Ấn Độ có vị trí quan trọng trong bảo đảm hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực. Mối quan hệ này phát triển dựa trên sự tin cậy, hiểu biết lẫn nhau và đặc biệt là các liên kết lâu đời về văn hóa và lịch sử giữa các nước Đông Nam Á và Ấn Độ. Đại biểu các nước ASEAN đánh giá cao thành công của Hội nghị Cấp cao Kỷ niệm ASEAN-Ấn Độ tháng 1/2018, coi đây là sự kiện lớn, có ý nghĩa quan trọng, mở ra một chương mới trong quan hệ ASEAN -Ấn Độ.

Trao đổi về tình hình hợp tác, các nước chia sẻ đánh giá tích cực về những tiến triển và kết quả đạt được trong triển khai Kế hoạch Hành động giai đoạn 2016-2020 và Danh mục các lĩnh vực ưu tiên 2016-2018. Nhất trí nỗ lực hơn nữa để đưa quan hệ Đối tác chiến lược đi vào chiều sâu, thực chất, và mang lại lợi ích thiết thực, nhất là trong các lĩnh vực ưu tiên mà ASEAN và Ấn Độ có thế mạnh, các quan chức cao cấp cam kết tiếp tục đẩy mạnh hợp tác về thương mại-đầu tư giữa ASEAN và Ấn Độ thông qua triển khai hiệu quả các hiệp định thương mại tự do về hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, tăng cường các hoạt động kết nối khu vực tư nhân, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng khả năng tiếp cận công nghệ và vốn… Các nước cũng chia sẻ tầm quan trọng của việc triển khai hiệu quả các dự án, sáng kiến kết nối đường bộ, hàng hải, hàng không và kết nối số trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế ASEAN - Ấn Độ. 

Chia sẻ đánh giá, nhận định về tình hình khu vực và quốc tế, các nước đều cho rằng môi trường quốc tế thời gian qua mặc dù có nhiều dấu hiệu tích cực nhưng vẫn chưa thực sự bền vững. Các thách thức về an ninh tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là các thách thức an ninh phi truyền thống. Trong bối cảnh này, ASEAN và Ấn Độ cần đẩy mạnh hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau về an ninh, trong đó có tăng cường an ninh mạng, ứng phó với khủng bố, bạo lực cực đoan, tội phạm xuyên quốc gia, biến đổi khí hậu... 

Thứ trưởng Ngoại giao Preeti Saran phát biểu khẳng định chính sách của Ấn Độ luôn tôn trọng vai trò trung tâm của ASEAN trong các tiến trình khu vực, cam kết sẵn sàng hỗ trợ ASEAN xây dựng cộng đồng. Nhân dịp này, Ấn Độ bày tỏ sự đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong điều phối quan hệ ASEAN – Ấn Độ thời gian qua. Trao đổi về khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Thứ trưởng Preeti Saran cho rằng sự hợp tác chặt chẽ của ASEAN sẽ đóng góp tích cực vào việc tăng cường hiểu biết lẫn nhau, hướng tới khu vực công bằng, rộng mở, bao trùm và dựa trên luật lệ.  

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng nhấn mạnh, cùng các nước ASEAN, Việt Nam đánh giá cao vai trò của Ấn Độ trong khu vực; bày tỏ tin tưởng quan hệ đối thoại ASEAN – Ấn Độ ngày càng phát triển hiệu quả đem lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên. Thứ trưởng khẳng định, chính sách “Hành động hướng Đông” do Thủ tướng Ấn Độ đề xuất là một minh chứng cho thấy quan hệ ASEAN-Ấn Độ đang có những bước phát triển quan trọng, đóng góp thực chất cho hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực. Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng cũng khẳng định, phát triển kinh tế biển xanh, nâng cao kết nối toàn diện, nhất là kết nối số là chìa khóa để thúc đẩy quan hệ đối tác ASEAN – Ấn Độ lên tầm cao mới, một thị trường rộng lớn với dân số gần 2 tỷ người và tổng GDP hơn 3.800 tỷ USD/năm.

Liên quan đến tình hình khu vực và quốc tế, hai bên ghi nhận và hoan nghênh việc khởi động đàm phán thực chất và mong đợi sẽ sớm có bộ Qui tắc Ứng xử trên Biển Đông hiệu quả và ràng buộc. 

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.