APEC 2017 - Dấu ấn đối ngoại và thời cơ mới

APEC 2017 - Dấu ấn đối ngoại và thời cơ mới
(PLO) - Hội nghị lần thứ 25 các nhà lãnh đạo kinh tế Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vừa kết thúc tốt đẹp với Tuyên bố Đà Nẵng “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung”. Sự kiện trọng đại này đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng về mọi mặt của TP Đà Nẵng, đồng thời mở ra thời cơ mới đầy triển vọng cho sự phát triển.

Công tác tổ chức chủ động, chuyên nghiệp

Theo UBND thành phố, từ tháng 12/2014, trong văn bản kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo thành phố khẳng định, đăng cai tổ chức Tuần lễ Cấp cao (TLCC) APEC 2017 là cơ hội để Đà Nẵng hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội trong những năm tiếp theo, đồng thời cũng là cơ hội để trở thành thành phố động lực, thúc đẩy sự phát triển của các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

Ngay sau đó, hàng loạt công trình APEC được khởi công xây dựng mới, đầu tư cải tạo từ nguồn ngân sách và nguồn vốn xã hội hóa của các doanh nghiệp: Nhà ga quốc tế mới, Trung tâm Báo chí Quốc tế, Cung thể thao Tiên Sơn, Trung tâm hành chính thành phố, Công viên APEC… Nhiều tuyến đường giao thông được nâng cấp, tôn tạo cảnh quan, bổ sung cây xanh, thảm cỏ…

Đặc biệt, sự chủ động, tích cực của cộng đồng doanh nghiệp trong suốt thời gian qua là yếu tố rất quan trọng cho thành công chung của TLCC. Cụ thể, thành phố đã huy động sự đầu tư hệ thống cơ sở vật chất của các doanh nghiệp với số tiền hàng ngàn tỷ đồng để đón khách như Nhà ga quốc tế - Sân bay quốc tế Đà Nẵng) và tổ chức các sự kiện như: Hội nghị các nhà lãnh đạo (Intercontinental), gala dinner của Chủ tịch nước (Sheraton), Hội nghị các Bộ trưởng ngoại giao- kinh tế (Vinpearl), Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp, Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam (Ariyana)…

Ngoài ra, Đà Nẵng đã xây dựng và triển khai các hoạt động riêng của thành phố, bên lề TLCC: Cuộc thi thiết kế và sản xuất sản phẩm lưu niệm, du lịch, quà tặng APEC thu hút hàng trăm doanh nghiệp tham gia; Diễn đàn Đầu tư Đà Nẵng 2017 (14-15/10/2017) thu hút hơn 1.200 đại biểu tham gia, với tổng số 25 dự án được trao giấy chứng nhận đăng ký, cấp quyết định chủ trương đầu tư, thông báo nghiên cứu đầu tư, 11 dự án được trao quyết định cho vay hoặc thỏa thuận cho vay, với tổng số vốn đạt hơn 35.000 tỷ đồng. 

Kết quả, bên cạnh Hội nghị quan chức cấp cao, TLCC đã chứng kiến thành công của hàng loạt sự kiện: Diễn đàn tiếng nói tương lai (VOF), Hội nghị tổng kết của các quan chức cao cấp APEC (CSOM), Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam (VBS), Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp (CEO Summit), Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế, Lễ đón chính thức các nhà lãnh đạo kinh tế APEC, Đối thoại giữa các nhà lãnh đạo kinh tế APEC với Hội đồng Tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC) và Đối thoại cấp cao không chính thức giữa APEC và ASEAN, Biểu diễn nghệ thuật chào mừng hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC và tiệc chiêu đãi phu nhân/phu quân…

Tận dụng cơ hội, phát huy động lực mới

Bên cạnh chương trình nghị sự về thương mại, du lịch, đầu tư quốc tế, TLCC APEC cũng là dịp để tăng cường trao đổi những giá trị văn hóa nghệ thuật. Hình ảnh phu nhân Thủ tướng Papua New Ghine, phu nhân Thủ tướng Thái Lan tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm, hình ảnh Thủ tướng Úc thưởng thức bánh mì tại một quầy bánh mì bình dân và chụp ảnh giao lưu với người dân Đà Nẵng đã thể hiện điều đó.

Công viên APEC, được đầu tư từ nguồn vốn xã hội hóa TLCC APEC với các bức tượng đậm nét nghệ thuật và mang những thông điệp ý nghĩa đến từ các nền kinh tế APEC, kỳ vọng sẽ trở thành điểm đến văn hóa và du lịch hấp dẫn của thành phố trong tương lai.

Nhưng trên hết, theo Chủ tịch UBND TP Huỳnh Đức Thơ, sau TLCC APEC, điều Đà Nẵng đạt được là hình ảnh đẹp về con người Đà Nẵng trong lòng các đại biểu. Không chỉ ở chiến dịch “Nụ cười Đà Nẵng”, các khóa tập huấn ngoại ngữ, trang bị kỹ năng cho sự kiện… ở đây còn có sự đoàn kết, đồng thuận của người dân, cán bộ công chức toàn thành phố. Cơn bão Damrey với sức tàn phá lớn ngay trước thềm sự kiện, nhưng chỉ trong 1 ngày (5/11), toàn thể người dân, doanh nghiệp, cán bộ, chiến sĩ đã đồng loạt xuống đường, bất chấp mưa gió để dọn dẹp, giúp thành phố sạch sẽ, ngăn nắp trở lại, kịp thời đón khách APEC.

Những ngày diễn ra sự kiện APEC, dù phải nhường đường cho các đoàn xe, dù gặp khó khăn trong vấn đề đi lại, song người dân Đà Nẵng vẫn nghiêm túc chấp hành. Công an và các đơn vị hỗ trợ làm việc gần như không nghỉ trên các tuyến đường để điều tiết giao thông và đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối cho các đoàn khách APEC; góp phần giới thiệu đến bạn bè trong nước và quốc tế hình ảnh Đà Nẵng - “thành phố an bình”. 

Thành công tại TLCC APEC, ngoài khẳng định vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, còn góp phần quan trọng nâng cao hình ảnh, vị thế của TP Đà Nẵng trong quan hệ đối ngoại, hướng đến thương hiệu “Thành phố của những sự kiện”. Do đó, theo Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ, ngành ngoại vụ, văn hóa thể thao, du lịch, xúc tiến đầu tư, công thương... cần nghiên cứu xây dựng kế hoạch đăng cai, tổ chức các sự kiện tầm cỡ trên địa bàn thành phố, khai thác tối đa hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất hiện đại mà thành phố đã có sau TLCC. 

Đáng chú ý, APEC 2017 đã đưa hàng ngàn giám đốc và doanh nghiệp hàng đầu, nhiều tập đoàn lớn đến thăm và làm việc với Đà Nẵng. “Đây thật sự là cơ hội tuyệt vời để thu hút đầu tư vào thành phố, vấn đề còn lại nằm ở sự chủ động của hệ thống chính quyền và các doanh nghiệp. Do vậy, tôi kêu gọi chính quyền các cấp và cộng đồng doanh nghiệp Đà Nẵng sớm triển khai các kế hoạch để tận dụng các có hội đầu tư, hợp tác kinh doanh, tiếp tục đưa các sự kiện hàng đầu thế giới đến với Đà Nẵng”, Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ nói.

Với những thành công của TLCC APEC, tại Chương trình Hội đồng Nhân dân với cử tri, ông Huỳnh Đức Thơ thay mặt chính quyền đã phát đi lời cảm tới Chính phủ và các bộ, ngành trung ương; các cơ quan thông tấn, báo chí; đặc biệt, với toàn thể các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, cán bộ, chiến sỹ, tình nguyện viên.

Đồng thời, Chủ tịch thành phố cũng kêu gọi toàn thể nhân dân tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết và những động lực mới sau TLCC, để đưa thành phố của đến với những thành công rực rỡ hơn, hòa nhịp với sự phát triển chung của khu vực và thế giới. 

Đọc thêm

Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+): Đóng góp thiết thực vào duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, thịnh vượng

Đại tướng Phan Văn Giang tại Hội nghị ADMM+ lần thứ 11. (Ảnh trong bài: qdnd.vn)
(PLVN) -   Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) lần thứ 11 tiếp tục là cơ hội để thúc đẩy hợp tác quốc phòng hiệu quả hơn nữa, đóng góp thiết thực vào duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, thịnh vượng ở khu vực cũng như trên thế giới.

Công tác phát triển Đảng trong giới nghệ sĩ Thủ đô: Những nút thắt cần tháo gỡ - Bài cuối: Cần những giải pháp “mở”

Chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội. (Ảnh: nhandan.vn).
(PLVN) -  Thực tế cho thấy, đại đa số đội ngũ văn nghệ sĩ Thủ đô có tinh thần yêu nước sâu sắc, luôn gắn bó với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, trong đó có việc phát triển Đảng trong giới văn nghệ sĩ là vô cùng cần thiết. Và để gỡ những nút thắt, bên cạnh việc giữ vững nguyên tắc cũng cần nghiên cứu, có giải pháp phù hợp, với đội ngũ đặc thù này.

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng Tổ chức thống nhất dân tộc Mã Lai

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng Tổ chức thống nhất dân tộc Mã Lai
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, ngày 22/11, tại Kuala Lumpur, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng Tổ chức thống nhất dân tộc Mã Lai (UMNO) Dato’ Seri Dr. Ahmad Zahid Hamidi và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.

Ông Hà Sỹ Đồng được giao Quyền Chủ tịch tỉnh Quảng Trị

Ông Hà Sỹ Đồng được giao Quyền Chủ tịch tỉnh Quảng Trị
(PLVN) - Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1458/QĐ-TTg ngày 22/11/2024 về việc giao ông Hà Sỹ Đồng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị, giữ chức vụ Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, nhiệm kỳ 2021-2026.

Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho hai phi công

Đại tá Nguyễn Văn Sơn (ở giữa) - Trung đoàn trưởng, bay buồng trước (Trung đoàn không quân 940) được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa ra ngoài. Ảnh: Trung đoàn 940.
(PLVN) - Theo thông tin từ Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam), Chủ tịch nước có Quyết định số 1267/QĐ-CTN ngày 21/11/2024 về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 940 và Thượng tá Nguyễn Hồng Quân, Chủ nhiệm bay Trung đoàn 940 (Trường Sĩ quan Không quân, Quân chủng Phòng không - Không quân, Bộ Quốc phòng).

Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
(PLVN) - Sáng 22/11, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.

Tăng cường hơn nữa quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam và Cộng hòa Dominicana

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominicana Luis Abinader Corona. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) -  Trong chương trình thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana theo lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Dominicana Luis Abinader Corona, sáng 20/11 (giờ địa phương), tại Cung Quốc gia ở Thủ đô Santo Domingo, sau nghi lễ đón trang trọng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona cùng Đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm.

Công tác phát triển Đảng trong giới nghệ sĩ Thủ đô: Những nút thắt cần tháo gỡ - Bài 2: Phát triển Đảng trong giới nghệ sĩ - 'khó nhiều bề'

Ban Chấp hành Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội nhiệm kỳ 2020 - 2025 có 9 thành viên. (Ảnh: Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội)
(PLVN) - Phát triển Đảng trong giới văn nghệ sĩ rất quan trọng vì đây là lực lượng góp phần đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với xã hội qua các tác phẩm nghệ thuật. Thế nhưng, thực tiễn công tác phát triển Đảng trong giới văn nghệ sĩ Thủ đô hiện nay và bản thân nhận thức, nỗ lực của lực lượng văn nghệ sĩ Thủ đô để đứng vào hàng ngũ của Đảng đôi khi vẫn là “hai đường thẳng song song”.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Campuchia
Ngày 21/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP) từ ngày 21-24/11/2024.

Lễ đón chính thức Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân tại Malaysia

Lễ đón chính thức Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân tại Malaysia
Trưa 21/11 (theo giờ địa phương), tại Phủ Thủ tướng, Trung tâm hành chính Putrajaya, Malaysia, Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân sang thăm chính thức Malaysia, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân từ ngày 21-23/11, được tổ chức trọng thể theo nghi thức cao nhất dành cho Nguyên thủ quốc gia thăm chính thức.

Công tác phát triển Đảng trong giới nghệ sĩ Thủ đô: Những nút thắt cần tháo gỡ - Bài 1: Tự hào là người chiến sĩ trên 'mặt trận văn hóa'

Hà Nội có 97 tác phẩm xuất sắc được trao giải trong Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 4 năm 2024. (Ảnh: CTV)
(PLVN) -  Ngày 24/11/1946, tại Nhà hát Lớn TP Hà Nội, Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất đã diễn ra. Trong diễn văn khai mạc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi. Văn hóa lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường và tự chủ”. Lá thư Người gửi giới họa sĩ và văn nghệ sĩ năm 1951 đến nay vẫn vẹn nguyên tính thời sự: “Văn hóa, nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.

Kiến tạo trong kỷ nguyên mới phải đột phá đi thẳng vào hiện đại

Quang cảnh Hội thảo. (Ảnh trong bài: V.Anh)
(PLVN) - Yêu cầu bao trùm trong kiến tạo kỷ nguyên mới là phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình “đột phá kép”. Một mặt, phải đột phá đi thẳng vào hiện đại, vào những lĩnh vực công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ số mà Việt Nam có lợi thế. Mặt khác, phải đột phá trong việc giải quyết triệt để những “điểm nghẽn”, những khó khăn đang kìm hãm, cản trở sự phát triển của đất nước.