Áp thấp nhiệt đới có xu hướng di chuyển chậm lại

Vị trí áp thấp nhiệt đới trên biển Đông. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
Vị trí áp thấp nhiệt đới trên biển Đông. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, đến sáng nay (18/9), áp thấp nhiệt đới có xu hướng di chuyển chậm lại. Đến lúc 10h sáng nay, vị trí áp thấp nhiệt đới cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 190km.

Dự báo trong 24 giờ tới, khi di chuyển đến quần đảo Hoàng Sa, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão. Với hướng di chuyển hiện tại chủ yếu theo hướng Tây, sau khi mạnh lên thành bão thì đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc hướng về đất liền các tỉnh miền Trung.

Chia sẻ về tác động của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, ông Hưởng cho biết, với diễn biến như vậy, dưới tác động của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới sau là bão, trên biển trong ngày và đêm nay khu vực Bắc Biển Đông sẽ có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 8. Từ gần sáng mai (19/9) vùng gió mạnh sẽ mở rộng ra khu vực biển Trung Bộ, trọng tâm là từ khu vực Hà Tĩnh - Quảng Nam, Quảng Ngãi với gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9.

Dự báo mưa, do tác động của dải hội tụ nhiệt đới đi qua khu vực Trung Bộ, kết hợp với hoàn lưu phía trước của áp thấp nhiệt đới, trong đêm qua và sáng sớm nay khu vực Bắc và Trung Trung Bộ đã có mưa to với lượng mưa phổ biến từ 30-70mm, một số nơi có mưa xấp xỉ 100mm.

“Dự báo từ hôm nay đến sáng 20/9 khu vực Bắc và Trung Trung Bộ sẽ xảy ra đợt mưa lớn với tổng lượng mưa từ 100-300mm. Khu vực vùng núi Trung Bộ cần hết sức lưu ý đến hiện tượng lũ quét và sạt lở đất”, ông Hưởng nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Đừng để giá trị đa dạng sinh học bị bỏ ngỏ

Đừng để giá trị đa dạng sinh học bị bỏ ngỏ
(PLVN) - Việt Nam được xếp hạng thứ 14 trên thế giới về đa dạng sinh học và là nơi sinh sống của nhiều loài động vật quý hiếm. Điều đáng tiếc là nhiều loài trong số đó đang bên bờ vực tuyệt chủng.

Phóng sinh động vật hoang dã – thiện hay ác?

Tình trạng người dân mua bán rùa và các loài động vật hoang dã khác để phóng sinh vào khu vực ao, hồ, hay sông tại các đền, chùa vẫn diễn ra phổ biến. Ảnh ENV
(PLVN) - Là chủ đề của phim ngắn truyền thông thứ 58 vừa được Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên Việt Nam (ENV) ra mắt. Phim đề cập đến một vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm hiện nay là thực trạng mua rùa (phần lớn có nguồn gốc từ tự nhiên) để phóng sinh.

Cháy thư viện 1 trường tiểu học trong đêm

Hiện trường vụ cháy
(PLVN) - Vụ cháy phòng thiết bị, thư viện của một trường tiểu học ở Cà Mau trong đêm 16/9 gây hư hỏng gần như hoàn toàn phần mái, thiết bị học tập, sách vở, học liệu bên trong.

Biển Đông sắp đón cơn bão thứ 4

Áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Chiều 16/9, ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Dự báo Thời tiết, Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia đã có những chia sẻ về áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông.

Bảo tồn các loài bị đe dọa tại Hà Nội

Bảo tồn các loài bị đe dọa tại Hà Nội
(PLVN) - Chiều ngày 16/09/2024, Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên và Phát triển (CCD) chính thức khởi động dự án “Bảo tồn các loài bị đe dọa tại thành phố Hà Nội”, tập trung vào các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả thực thi công tác bảo vệ rừng và bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn thành phố.

Chung tay dọn tàn dư bão, khôi phục cảnh quan phố phường Hà Nội

Những ngày sau bão, ngổn ngang cây bật gốc trên vỉa hè nhiều tuyến phố Hà Nội.
(PLVN) -  Hưởng ứng Lễ phát động toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả bão số 3 do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội và quận Ba Đình phối hợp tổ chức, các lực lượng chức năng, người dân và sinh viên Thủ đô tích cực chung tay dọn dẹp những tàn dư mưa bão, khôi phục cảnh quan các tuyến phố...

Thời tiết đáng chú ý những tháng cuối năm 2024

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, không khí lạnh có khả năng hoạt động mạnh trong tháng 11-12/2024, trong đó hiện tượng rét đậm ở Bắc Bộ có khả năng xuất hiện từ nửa cuối tháng 12. Mùa mưa ở Tây Nguyên và Nam Bộ có thể kết thúc muộn hơn.