Áp lực giao thông những ngày cuối năm

Một số tuyến đường ken đặc xe vào những ngày cuối năm. (Ảnh: PV)
Một số tuyến đường ken đặc xe vào những ngày cuối năm. (Ảnh: PV)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hơn một tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tình hình giao thông của Thủ đô diễn biến phức tạp, đâu đâu cũng là “điểm nóng” ùn tắc.

Nỗi ám ảnh ùn tắc

Những ngày gần đây, tình trạng ùn tắc giao thông diễn ra hết sức nghiêm trọng ở nhiều thành phố, đô thị lớn. Hà Nội cũng không ngoại lệ, giao thông diễn biến phức tạp với dòng người và xe chen chúc trên các tuyến phố lớn nhỏ bất kể ban ngày hay ban đêm, cao điểm hay thấp điểm. Đặc biệt, tại nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển, sau khi Sở Giao thông vận tải Hà Nội thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông từ ngày 18/1, tình trạng ùn tắc càng trở nên “căng thẳng”.

Hơn một tuần qua, chị T.Vân (28 tuổi, Hà Nội) buộc phải rời nhà sớm hơn 30 phút mỗi sáng để kịp đến cơ quan do tình trạng tắc đường nghiêm trọng. “Tuyến đường đi làm hàng ngày quá tải, xe cộ nối đuôi nhau di chuyển vô cùng vất vả. Có hôm tôi mất gần một tiếng đồng hồ chỉ để vượt qua quãng đường chưa đến 5km từ nhà đến cơ quan. Không chỉ riêng tôi, nhiều đồng nghiệp cũng phải xuất phát sớm hơn thông thường rất nhiều để tránh bị muộn giờ làm vì tắc đường”, chị T.Vân chia sẻ.

Theo ghi nhận của phóng viên, một số nút giao thông là “điểm nóng” ùn tắc như Ngã Tư Sở, Nguyễn Trãi, Khuất Duy Tiến, Lê Văn Lương, Giảng Võ, Mai Dịch,… luôn trong tình trạng ken đặc người và xe. Không chỉ các tuyến đường lớn, mà ngay cả những con ngõ nhỏ hay đường nhánh, vốn được nhiều người sử dụng để “né tắc”, cũng không thoát khỏi cảnh chen chúc. Nếu trước đây, tình trạng ùn tắc giao thông chủ yếu xảy ra trong khung giờ cao điểm từ 7 - 9h sáng và 17 - 20h tối, nhưng hiện tại cảnh tắc đường kéo dài liên tục cả ngày, khiến người dân gần như không còn khái niệm giờ cao điểm hay thấp điểm, bởi lúc nào đường cũng... tắc.

Vì sao cứ “đến hẹn lại lên”?

Một số chuyên gia cho biết, trên thực tế, tình trạng ùn tắc giao thông tại Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh tồn tại từ nhiều năm nay, trước khi Nghị định 168/2024/NĐ-CP được ban hành. Nguyên nhân chính vẫn đến từ cơ sở hạ tầng giao thông hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển thực tế. Hệ thống đường sá tại hai thành phố lớn nhất nước là Hà Nội và TP HCM đã quá tải, đặc biệt là vào giờ cao điểm. Trong khi, hệ thống giao thông công cộng chưa phát triển đồng, chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân khiến nhiều người vẫn phải lựa chọn phương tiện cá nhân, gây áp lực lên hệ thống đường sá.

Chưa kể, cứ mỗi dịp cuối năm, tắc đường là câu chuyện “đến hẹn lại lên”. Vào thời điểm này, nhu cầu di chuyển, mua sắm và chuẩn bị cho Tết của người dân tăng cao, khiến mật độ phương tiện tham gia giao thông vượt xa so với mức bình thường. Hơn nữa, với lượng hàng hóa mua sắm tăng đột biến vào dịp Tết, nhiều người chọn di chuyển bằng ô tô, càng làm cho tình trạng ùn tắc trở nên nghiêm trọng hơn. Điều này gây áp lực trực tiếp lên hệ thống hạ tầng giao thông, vốn đã không theo kịp sự phát triển của phương tiện. Theo thông tin từ Phòng Cảnh sát giao thông Công an Thành phố Hà Nội, áp lực ùn tắc trên các tuyến đường Hà Nội rất lớn, nhất là dịp cuối năm, các tuyến trọng điểm đều có lưu lượng xe vượt thiết kế gấp 6 - 8 lần.

Như vậy, tình trạng ùn tắc nghiêm trọng không phải do Nghị định 168/2024/NĐ-CP như nhiều ý kiến quy chụp. Nếu so với trước đây, điểm khác biệt rõ rệt khi Nghị định 168/2024/NĐ-CP được áp dụng chính là sự thay đổi trong ý thức của người dân. Những năm trước, vào dịp cuối năm, tình trạng ùn tắc giao thông thường đi kèm với hàng loạt vi phạm như vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, khiến áp lực giao thông càng trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, năm nay, nhờ có Nghị định 168/2024/NĐ-CP, các hành vi vi phạm này đã gần như không còn xuất hiện.

Thực tế, việc giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông không phải là điều dễ dàng. Ngoài việc tổ chức phân luồng giao thông hợp lý và nâng cấp cơ sở hạ tầng đô thị để phù hợp với các quy định mới, tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia giao thông, còn cần sự nỗ lực và quyết tâm từ các cơ quan chức năng. Bên cạnh đó, để đạt được hiệu quả cao, sự hợp tác từ phía người dân trong việc tuân thủ các quy định là yếu tố then chốt và Nghị định 168/2024/NĐ-CP chính là “chìa khoá” quan trọng sẽ giúp thay đổi nhận thức, nâng cao ý thức trong giao thông của người dân.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Bình Định khánh thành dự án Hệ thống tiêu thoát lũ sông Dinh, TP. Quy Nhơn

Phó Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Chí Dũng cùng lãnh đạo tỉnh Bình Định và chủ đầu tư cắt băng khánh thành Dự án
(PLVN) -  Chiều ngày 27/3, UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức Lễ khánh thành dự án Hệ thống tiêu thoát lũ sông Dinh với sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Chí Dũng. Đây là công trình thủy lợi, phòng chống thiên tai có tầm quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Quy Nhơn.

Dùng ván gỗ kê dưới mố cầu Rác tránh hư hỏng lan rộng

Cơ quan quản lý đường bộ sử dụng nhiều tấm ván gỗ chèn dưới phần mố cầu Rác bị hư hỏng. Ảnh: PV
(PLVN) -Trong thời điểm chờ sửa chữa sự cố hư hỏng mố cầu Rác trên tuyến Quốc lộ 1A qua Hà Tĩnh, cơ quan quản lý đường bộ đã cho kê các tấm ván gỗ tạm thời nhằm giảm xung kích khi phần bê tông bản cánh dầm cầu bị vỡ, tránh hư hỏng lan rộng.

Thúc đẩy hợp tác toàn diện trên lĩnh vực giao thông vận tải giữa Việt Nam - Trung Quốc

Thúc đẩy hợp tác toàn diện trên lĩnh vực giao thông vận tải giữa Việt Nam - Trung Quốc
(PLVN) - Vừa qua, trong các ngày 24-26/3/2025, Đoàn công tác của Bộ Xây dựng do Bộ trưởng Trần Hồng Minh dẫn đầu đến thăm và làm việc tại Trung Quốc. Tiếp đón Đoàn công tác có Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc Lưu Vỹ. Tại đây hai bên đã có những trao đổi nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải của hai nước.

Phát động chiến dịch toàn dân đội mũ bảo hiểm đạt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia

Phát động chiến dịch toàn dân đội mũ bảo hiểm đạt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia
(PLVN) - Hưởng ứng năm An toàn giao thông (ATGT) 2025, sáng 26/3, tại Cổng Công viên Thống Nhất (mặt đường Trần Nhân Tông, TP Hà Nội), Ủy ban ATGT Quốc gia, Ban ATGT TP Hà Nội, Thành đoàn Hà Nội và Công an TP Hà Nội đã phối hợp tổ chức sự kiện phát động toàn dân đội mũ bảo hiểm đạt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và ra quân các hoạt động của thanh niên Thủ đô thực hiện Đề án Tuổi trẻ Thủ đô tham gia tuyên truyền, giữ gìn trật tự ATGT giai đoạn 2022 – 2025.

Các điểm tiếp nhận hồ sơ đổi, cấp lại GPLX tại Bình Dương

Các điểm tiếp nhận hồ sơ đổi, cấp lại GPLX tại Bình Dương
(PLVN) -  Nhằm bảo đảm việc tiếp nhận hồ sơ đổi, cấp giấy phép lái xe (GPLX) không bị gián đoạn và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi làm thủ tục GPLX, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Bình Dương thông báo các điểm tiếp nhận hồ sơ cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe trên địa bàn toàn tỉnh.

Theo bước chân ông cha mở đường

Theo bước chân ông cha mở đường
(PLVN) - Bây giờ từ xứ Bắc vô Trung, thăm Nam rất thuận tiện do giao thông phát triển. Có đường quốc lộ 1A, rồi cao tốc gần hoàn thiện, đường nối giữa các tỉnh, thành… đều rộng dài. Nhưng trước đó, cha ông ta đã rất khó nhọc từng bước chân mở đường cái quan để con người được gặp gỡ.

Sẽ có Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông

TS Khương Kim Tạo, nguyên Phó Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia.
(PLVN) - “Việc xây dựng Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông (TNGT) là cần thiết, góp phần giảm thiểu, khắc phục thiệt hại do TNGT, mang tính hỗ trợ kịp thời và có ý nghĩa nhân văn”, TS Khương Kim Tạo, nguyên Phó Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia nhấn mạnh.