Áp dụng hóa đơn điện tử: 'Mũi tên trúng nhiều đích'

Thủ tướng và các đại biểu kích hoạt hệ thống hoá đơn điện tử.
Thủ tướng và các đại biểu kích hoạt hệ thống hoá đơn điện tử.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Việc triển khai áp dụng hóa đơn điện tử góp phần thay đổi phương thức điều hành, quản lý, quy trình làm việc của cơ quan thuế cũng như của người dân, doanh nghiệp theo hướng tích cực, hiện đại, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, phù hợp xu hướng quốc tế, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh tại Lễ công bố hệ thống hóa đơn điện tử do Bộ Tài chính tổ chức hôm 21/4.

Mục tiêu 100% doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử

Thực hiện Luật Quản lý thuế và Chương trình chuyển đổi số (CĐS) quốc gia Việt Nam đến năm 2030, ngày 21/11/2021, Bộ Tài chính đã công bố triển khai hóa đơn điện tử (HĐĐT) giai đoạn 1 tại 6 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Phú Thọ, Quảng Ninh và Bình Định. Các địa phương này chiếm khoảng 60% lượng DN và khoảng 70% HĐĐT của cả nước.

Đồng thời, Bộ chuẩn bị để triển khai HĐĐT tại 57 tỉnh, thành phố còn lại để đến trước ngày 1/7/2022, đảm bảo bao phủ HĐĐT trên toàn quốc theo đúng tinh thần chỉ đạo tại Nghị quyết 01/NQ-CP năm 2022 của Chính phủ.

Đến ngày 31/3/2022, toàn bộ các tổ chức, DN tại 6 tỉnh, thành phố triển khai giai đoạn 1 đã thực hiện chuyển đổi sang sử dụng HĐĐT (TP HCM là 221.873, Hà Nội là 176.960, Hải Phòng là 18.927, Quảng Ninh là 10.044, Bình Định là 7.842 và Phú Thọ là 6.181). Toàn bộ hộ, cá nhân kinh doanh theo phương pháp kê khai đã sử dụng HĐĐT (Hà Nội là 9.233, TP HCM là 6.428, Quảng Ninh là 2.064, Phú Thọ là 1.133, Bình Định là 937 và Hải Phòng là 885).

Cơ quan thuế (CQT) đã tiếp nhận xử lý trên 58 triệu hóa đơn, trong đó có 44 triệu hóa đơn có mã đã gửi CQT. Hóa đơn không mã gửi đầy đủ dữ liệu đến CQT là trên 5,5 triệu hóa đơn. Hóa đơn không mã gửi theo bảng tổng hợp đến CQT là 8,6 triệu hóa đơn.

Theo Tổng cục Thuế, ở thời điểm cao điểm ngày 20/4, hệ thống HĐĐT thực hiện tới 1,7 triệu giao dịch trong 1 phút, như vậy chỉ mất khoảng 0,01 giây cho 1 giao dịch cấp mã hóa đơn, tức là mã hóa đơn được cấp ngay sau khi người nộp thuế gửi yêu cầu.

Tổng cục Thuế đã đặt ra lộ trình đến hết ngày 10/5/2022 phải hoàn thành tối thiểu 50%, đến hết ngày 31/5/2022 phải hoàn thành 90% và đến hết ngày 30/6/2022 phải hoàn thành 100% số lượng DN, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chuyển sang sử dụng HĐĐT theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, thành công trong triển khai HĐĐT giai đoạn 1 là nền tảng, tiền đề quan trọng để triển khai thực hiện giai đoạn 2 trên phạm vi toàn quốc, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và tính bao phủ toàn diện của HĐĐT. Đồng thời yêu cầu CQT các cấp cần quán triệt đến toàn hệ thống thực hiện tuyên truyền, hỗ trợ người dân, DN chuyển sang áp dụng HĐĐT, đảm bảo đến trước ngày 1/7/2022, toàn bộ DN, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đang sử dụng hóa đơn chuyển sang sử dụng HĐĐT.

"Mũi tên trúng nhiều đích"

Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Lễ công bố kích hoạt toàn quốc hệ thống HĐĐT là dấu mốc quan trọng thúc đẩy tiến trình CĐS không chỉ của ngành Thuế mà còn với hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước, DN, người dân.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại sự kiện.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại sự kiện.

“Đây là sự kiện quan trọng, khẳng định nỗ lực lớn, quyết tâm cao, hành động quyết liệt của Chính phủ, của Bộ Tài chính, của ngành Thuế trong tiến trình đẩy mạnh CĐS quốc gia theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hướng đến chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số” - Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng phân tích, thuế là lĩnh vực quan trọng của tài chính quốc gia, liên quan trực tiếp đến người dân, DN. Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), CĐS trong lĩnh vực này mang lại rất nhiều lợi ích trong công tác quản lý cũng như cho người dân, DN, không chỉ bảo đảm thu đúng, thu đủ, tiết giảm chi phí xã hội, mà còn tăng cường tính công khai, minh bạch, phòng chống tham nhũng, tiêu cực... trong quá trình thu thuế.

Người đứng đầu Chính phủ đặc biệt đánh giá cao nỗ lực triển khai HĐĐT của ngành tài chính với kế hoạch bài bản, khoa học theo 2 giai đoạn. Đây là công việc mới với khối lượng lớn, triển khai trong thời gian ngắn và gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, đặc biệt trong việc thay đổi tư duy, phương thức quản lý, thực hiện. Nhưng ngành tài chính đã bám sát thực tiễn, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội và đạt được những kế quả bước đầu rất quan trọng. Trong đó, việc sử dụng mã số HĐĐT để tổ chức quay thưởng, trao thưởng là cách làm rất sáng tạo.

“Kết quả bước đầu cho thấy việc triển khai áp dụng HĐĐT là “mũi tên trúng nhiều đích”, góp phần thay đổi phương thức điều hành, quản lý, quy trình làm việc của CQT cũng như của người dân, DN theo hướng tích cực, hiện đại, tăng cường công khai, minh bạch, phòng chống gian lận, tiêu cực, phát triển thương mại điện tử, giảm chi phí tuân thủ, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, phù hợp xu hướng quốc tế” - Thủ tướng nhấn mạnh.

Tư duy đột phá sẽ tạo ra nguồn lực

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, người đứng đầu Chính phủ đã thắng thắn chỉ ra công tác cải cách hành chính, đẩy mạnh ứng dụng CNTT và CĐS ngành Thuế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, như: Chưa có chiến lược CĐS rõ ràng; Thiếu hụt nhân lực trình độ cao, nhất là CNTT; Chưa được đầu tư bài bản, phù hợp với thực tế phát triển, nhất là về hạ tầng công nghệ; Sự thích ứng của một bộ phận người dân, DN và cơ quan quản lý nhà nước còn hạn chế; Công tác tuyên truyền, vận động người dân, DN tham gia tích cực, hiệu quả vào CĐS chưa được coi trọng đúng tầm…

Thủ tướng yêu cầu, trong giai đoạn tới, ngành Thuế cần tiếp tục nỗ lực, cố gắng hơn nữa xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, minh bạch, công bằng, hiệu quả, có tính ổn định cao, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, phù hợp với chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2021-2030. Hệ thống thuế phải vừa góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, vừa là một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô hiệu quả, vừa góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, củng cố niềm tin, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và DN tham gia tích cực, hiệu quả vào phát triển kinh tế - xã hội và quá trình CĐS.

Thủ tướng gợi ý 5 nền tảng cơ bản của ngành Thuế: Thể chế quản lý thuế tiếp tục được hoàn thiện, minh bạch, hiện đại phù hợp thực tiễn; Thủ tục hành chính đơn giản, thuận tiện, phù hợp điều kiện Việt Nam và thông lệ quốc tế; Ứng dụng CNTT hiện đại, có tính liên thông, tự động hóa cao, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin ở mức cao nhất; Xây dựng ngành Thuế chuyên nghiệp, hiện đại, minh bạch, liêm chính, hiệu lực và hiệu quả, chống tham nhũng, tiêu cực; Phân cấp, phân quyền phù hợp, hiệu quả, nâng cao tính chủ đạo của Trung ương, chủ động của địa phương, đi đôi với xây dựng công cụ kiểm tra, giám sát hiệu quả.

Đồng thời yêu cầu ngành Thuế tiếp tục tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý, bảo đảm việc kê khai thuế nộp thuế điện tử đơn giản và dễ dàng nhất; phấn đấu đến cuối năm 2022, 100% thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế được thực hiện bằng phương thức điện tử kết nối với Cổng Dịch vụ công quốc gia…

Để đạt được những mục tiêu này, Thủ tướng lưu ý ngành Thuế phải tiếp tục đổi mới, có tư duy đột phá và tầm nhìn chiến lược; kế thừa, phát huy hơn nữa những kết quả đạt được thời gian qua, tiếp tục ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo động lực theo tinh thần bắt kịp, tiến cùng và nỗ lực đột phá vượt lên trong lĩnh vực quản lý thuế. Lấy người dân, DN là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu, là động lực của CĐS và vận động người dân, DN tích cực tham gia vào quá trình CĐS.

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh khu công nghiệp tại Bắc Ninh.

Bắc Ninh: 3 mũi nhọn đột phá tạo ra sự hấp dẫn với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế

(PLVN) - 9 tháng đầu năm 2024, Ban quản lý các khu công nghiệp (Bắc Ninh) cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 129 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ USD (101 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.483,54 triệu USD; 28 dự án trong nước với tổng vốn 7.965,6 tỷ VNĐ tương đương 332,64 triệu USD). Tổng vốn đầu tư cấp mới và điều chỉnh trong các KCN, kể từ đầu năm đến nay đạt 3,4 tỷ USD, (đứng đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư FDI).

Đọc thêm

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan mới có văn bản chỉ đạo thực hiện Công điện của Thủ tướng về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương hoàn thành, đưa vào sử dụng, báo cáo Bộ trước ngày 20/11/2024.

Còn nhiều ý kiến với dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu mới

Nhiều chuyên gia cho rằng, không thể quy định mức lợi nhuận cụ thể cho từng mắt xích của hệ thống phân phối. (Ảnh: baodautu.vn).
(PLVN) - Đã nhiều lần tổ chức xin ý kiến cũng như nhận được các văn bản góp ý cho dự thảo Nghị định xăng dầu, thế nhưng dự thảo lần 4 vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh luận ở một số đề xuất mới, đặc biệt quy định thương nhân phân phối chỉ được lấy hàng từ đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản: Quyết tâm 'cán' mốc kỷ lục 60 tỷ USD

Tăng tốc XK nông, lâm, thủy sản cán mốc 60 tỷ USD vào cuối năm 2024. (Ảnh minh họa: DNTT).
(PLVN) -  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thông tin, 10 tháng năm 2024, xuất khẩu (XK) nông, lâm, thủy sản đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023. Hai tháng cuối năm 2024 sẽ là thời gian tăng tốc quyết liệt của các ngành hàng với mục tiêu mới nhất là đưa kim ngạch XK cán mốc kỷ lục khoảng 60 tỷ USD.

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình
(PLVN) - Với những chính sách ưu đãi của tỉnh, ưu thế nổi trội về vị trí địa lý, Thái Bình thuộc nhóm các tỉnh, thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hàng đầu cả nước. Năm 2023, lần đầu tiên Thái Bình lọt top 5 cả nước về thu hút FDI. Từ 2021 đến nay, Khu kinh tế (KKT) tỉnh thu hút được 3,73 tỷ USD vốn FDI.

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn
(PLVN) - Ngày 12/11 hội thảo chuyên đề “Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn” đã diễn ra với sự có mặt của nhiều đại diện cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, các chuyên gia và doanh nghiệp . Sự kiện do Báo Đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Họp 'nóng' về dự án thép ngàn tỷ bị 'trùm mền' nhiều năm

Dự án TISCO 2 - một "địa chỉ" của sự lãng phí về nguồn lực đầu tư.
(PLVN) - Ngày sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính có Công điện hỏa tốc số 112/CĐ-TTg về giải quyết các dự án tồn đọng, dừng thi công..., hôm 12/11, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã triệu tập cuộc họp xử lý Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO 2).

Tổng cục Hải quan yêu cầu ‘siết’ kỷ luật, kỷ cương công vụ

Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và bảo đảm công tác quản lý công chức, xây dựng lực lượng, bảo vệ chính trị nội bộ, Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Dệt may sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD?

Đơn hàng của dệt may Việt Nam đang dồi dào. (Nguồn: VGP).
(PLVN) -  Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đang phục hồi theo đà phục hồi của kinh tế thế giới. Nhiều dự đoán cho thấy, năm nay, nhiều khả năng dệt may Việt Nam sẽ “về đích” với mục tiêu xuất khẩu đạt 44 tỷ USD.

Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc: Cùng nhau phát triển hùng cường, thịnh vượng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến lễ ký kết 7 biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) của các DN hai nước trên nhiều lĩnh vực. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Sáng 8/11, tại thành phố Trùng Khánh, nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 và thăm, làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc. Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hợp tác, đầu tư kinh doanh, phát huy vai trò kết nối hai nền kinh tế, cùng nhau phát triển hùng cường, thịnh vượng.