Áo: Tín ngưỡng thua uy lực đồng tiền

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLO) - Chuyện xảy ra ở nước Áo và là một vụ tai nạn giao thông. Nhưng cũng phải đến tận toà án cao cấp nhất của nước này thì mới có được phán xử cuối cùng. Yêu cầu của bên nguyên bị tất cả các cấp xét xử dưới bác bỏ và phải đợi mãi đến tận toà án tối cao mới được chấp nhận, mà lại nhờ lý do hoàn toàn khác.

Người phụ nữ bị tai nạn giao thông đã từ chối nhận tiếp máu vì tín ngưỡng không cho phép. Người chồng goá vợ khởi kiện kẻ gây ra tai nạn giao thông. Kẻ này đã mua bảo hiểm và vì thế đẩy bảo hiểm ra trước toà.

Hãng bảo hiểm từ chối bồi thường với lập luận người phụ nữ kia đã không chịu nhận tiếp máu và nếu nhận tiếp máu thì sẽ không tử vong. Các cấp xét xử tiếp theo đều đồng tình với hãng bảo hiểm và bác bỏ yêu cầu đòi bồi thường của người chồng goá. Tòa án Tối cao Áo lại phán khác và lập luận khác, nhưng dựa vào biện luận khác đòi bồi thường của bên nguyên.

Bên nguyên sau khi thấy không thể sử dụng lý do tín ngưỡng để đòi bồi thường ở các cấp xét xử thấp đã chuyển sang lập luận so sánh khối lượng tiền bồi thường. Bên này cho rằng lẽ ra phải tính đến yếu tố tín ngưỡng, nhưng vì yếu tố này không được toà đếm xỉa đến nên đưa ra so sánh những con số về mức độ bồi thường.

Nếu người phụ nữ chấp nhận tiếp máu mà vẫn không qua khỏi thì phía bảo hiểm phải bồi thường. Nếu người phụ nữ qua khỏi thì cũng tàn phế suốt đời và khi ấy chi phí mà bảo hiểm phải trả cho tới khi người phụ nữ này qua đời còn lớn hơn gấp nhiều lần yêu cầu bồi thường hiện tại của bên nguyên. Vì thế, phía bảo hiểm nên chấp nhận yêu cầu của bên nguyên. 

Tòa án Tối cao Áo đồng tình với lập luận này và xử cho bên nguyên thắng. Trong vụ việc này, tín ngưỡng đã thua tiền và trước pháp luật thì chỉ có đồng tiền chứ không phải tín ngưỡng có uy lực nổi trội hơn cả.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.