Áo đề xuất công nhận "cái chết êm ái"

Áo đề xuất công nhận "cái chết êm ái". Ảnh: Motortion/Getty Images/iStockphoto
Áo đề xuất công nhận "cái chết êm ái". Ảnh: Motortion/Getty Images/iStockphoto
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chính phủ liên bang của Áo đã đệ trình một dự thảo luật cho phép hỗ trợ người lớn bị bệnh nặng "chết êm ái", Thủ tướng liên bang cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Bảy.

Dự thảo Luật mới đưa ra các điều kiện để hỗ trợ "chết êm ái" trong tương lai, sau phán quyết của Tòa án Hiến pháp của Áo vào tháng 12 năm ngoái, theo đó việc cấm tự tử được hỗ trợ là vi hiến vì nó vi phạm quyền tự quyết của một người.

"Những người bị bệnh nghiêm trọng nên có quyền tiếp cận để hỗ trợ để "chết êm ái", Thủ tướng liên bang cho biết trong tuyên bố.

Theo dự thảo Luật mới, Áo cho phép những người trưởng thành bị bệnh mãn tính hoặc bệnh nan y được "chết êm ái" có sự hỗ trợ.

Họ phải tham khảo ý kiến ​​của hai bác sĩ, để được chứng thực người đó có khả năng đưa ra quyết định của riêng mình. Thời gian chờ đợi là 12 tuần trước khi thực hiện việc "chết êm ái", có thể giảm xuống còn hai tuần đối với bệnh nhân trong giai đoạn cuối của bệnh.

CNN cho biết, đầu năm nay, Tây Ban Nha đã trở thành quốc gia thứ tư của Liên minh châu Âu cho phép thực hiện chế độ "chết êm ái" này sau khi các nhà lập pháp của nước này bỏ phiếu thông qua.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.