Ảnh hưởng của mưa lũ khiến chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 tăng thấp nhất trong 5 năm

Mưa lũ làm thiệt hại đến hoa màu làm cho giá rau tươi chung cả nước tháng 10/2020 tăng tác động đến CPI tháng 10/2020 (Ảnh minh họa).
Mưa lũ làm thiệt hại đến hoa màu làm cho giá rau tươi chung cả nước tháng 10/2020 tăng tác động đến CPI tháng 10/2020 (Ảnh minh họa).
(PLVN) - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2020 tăng 0,09% so với tháng trước - mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020. CPI tăng chủ yếu do giá dịch vụ giáo dục được điều chỉnh tăng theo lộ trình nhằm tiệm cận với giá thị trường và ảnh hưởng của mưa bão, lũ lụt tại các tỉnh miền Trung. 

Trong mức tăng 0,09% của CPI tháng 10/2020 so với tháng trước có 6/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, trong đó: nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,08%; nhóm may mặc, mũ nón và giầy dép tăng 0,06%; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,29%... Có 4 nhóm hàng giảm giá gồm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,13%, giao thông giảm 0,08%, bưu chính viễn thông giảm 0,03%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,18%. Riêng nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình không thay đổi.

CPI tháng 10/2020 tăng 0,09% so với tháng 12/2019 và tăng 2,47% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân 10 tháng năm 2020 tăng 3,71% so với bình quân cùng kỳ năm 2019.

Lạm phát cơ bản tháng 10/2020 tăng 0,07% so với tháng trước và tăng 1,88% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 10 tháng năm 2020 tăng 2,52% so với bình quân cùng kỳ năm 2019.

Nguyên nhân làm tăng CPI tháng 10/2020 là trong tháng, có 9 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tăng học phí năm học mới 2020-2021 theo lộ trình của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ. Theo đó, chỉ số giá nhóm dịch vụ giáo dục tăng 1,52% so với tháng trước làm CPI chung tăng 0,08%.

Bên cạnh đó, cũng do ảnh hưởng từ bão số 6, số 7 và số 8, các tỉnh miền Trung hứng chịu 3 đợt lũ liên tiếp vượt qua đợt lũ lịch sử năm 1979 và năm 1999. Mưa lũ đã ảnh hưởng nghiêm trọng về con người và tài sản. Theo đó, thiệt hại đến hoa màu làm cho giá rau tươi chung cả nước tháng 10/2020 tăng 1,86% so với tháng trước, tác động đến CPI chung tăng 0,04%.

Từ ngày 01/10/2020 giá gas trong nước điều chỉnh tăng 6.000 đồng/bình 12 kg, tăng 1,77% so với tháng 9/2020 tác động đến CPI chung tăng 0,03%, do giá gas thế giới tăng 17,5 USD/tấn lên mức 377,5 USD/tấn.

Bên cạnh các nguyên nhân làm tăng CPI, có một số nguyên nhân kiềm chế CPI tháng 10/2020 như: giá thịt lợn giảm 2,84% so với tháng trước (giảm từ 2.000 – 3.200 đồng/kg) do nguồn cung trong nước tăng làm cho giá lợn hơi trong nước giảm.

Giá xăng, dầu được điều chỉnh giảm ngày 26/9/2020 với giá xăng A95 giảm 50 đồng/lít, giá dầu diezen giảm 390 đồng/lít. Điều chỉnh tăng ngày 12/10/2020 với giá xăng A95 tăng 140 đồng/lít, giá xăng E5 tăng 50 đồng/lít. Điều chỉnh ngày 27/10/2020 với giá xăng A95 giảm 180 đồng/lít, giá xăng E5 giảm 160 đồng/lít, giá dầu diezen tăng 90 đồng/lít. Bình quân tháng 10/2020 giá xăng dầu giảm 0,18% so với tháng trước làm giảm CPI chung khoảng 0,01%.

Ngoài ra, trong tháng 10, giá vàng trong nước biến động theo giá vàng thế giới. Giá vàng thế giới diễn biến thất thường do nhiều luồng thông tin trái chiều trước thềm bầu cử Tổng thống Mỹ và dịch Covid-19 trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp. Bình quân giá vàng thế giới đến ngày 25/10/2020 giảm 1,05% so với tháng 9/2020. Chỉ số giá vàng tháng 10/2020 giảm 1,1% so với tháng trước; tăng 30,91% so với tháng 12/2019 và tăng 29,63% so với cùng kỳ năm trước.

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ và khả năng không chắc chắn về việc thông qua gói kích thích kinh tế thứ 2 của Quốc hội Mỹ là những nhân tố làm giá đô la Mỹ tăng. Trong nước, lượng dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dồi dào đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của các doanh nghiệp nhập khẩu. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 10/2020 tăng 0,07% so với tháng trước; tăng 0,19% so với tháng 12/2019 và giảm 0,13% so với cùng kỳ năm trước.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Tầm nhìn Quy hoạch điện VIII

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Quy hoạch điện VIII được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 với nhiều điểm mới so với các quy hoạch trước đây, như “mang tính động và mở”, phát triển tối ưu các loại nguồn điện để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 theo cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26, bảo đảm cung cấp đủ điện cho nhu cầu phát triển kinh tế với mức tăng trưởng GDP theo Nghị quyết 81/2023/QH15 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường: Tái cấu trúc để phát triển bền vững

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan và Bộ trưởng Bộ NN&MT Đỗ Đức Duy chủ trì Hội nghị. (Ảnh Đình Trung)
(PLVN) -  Chiều 19/2, Hội nghị triển khai quyết định hợp nhất hai Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) được tổ chức dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan và Bộ trưởng Đỗ Đức Duy. Theo kế hoạch, bộ mới sẽ chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/3/2025.

Thời cơ 'chín muồi' để phát triển nội lực nền kinh tế - Bài 2: Doanh nghiệp Việt cần chủ động bứt phá, gắn kết

Cần xây dựng thêm nhiều doanh nghiệp lớn, tiên phong ở Việt Nam. (Ảnh minh họa)
(PLVN) -  Không ít chuyên gia từng đề cập về vấn đề xuất khẩu (XK) hiện nay phụ thuộc quá lớn vào doanh nghiệp (DN) đầu tư nước ngoài (FDI). Vấn đề này cũng được các tổ chức quốc tế, các định chế tài chính quốc tế nhận diện. Vậy để giảm dần phụ thuộc vào FDI, chúng ta cần làm gì?

Dừng miễn thuế giá trị gia tăng với hàng nhập khẩu trị giá thấp từ 18/2: Tổng cục Hải quan sẵn sàng hỗ trợ xử lý khó khăn, vướng mắc

Hàng hóa nhập khẩu trị giá thấp sẽ không còn được miễn thuế GTGT. (Ảnh minh họa: H.Phúc)
(PLVN) - Tổng cục Hải quan cho biết đã chuẩn bị nội dung, tài liệu, sẵn sàng hỗ trợ khi người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu trị giá thấp gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh khi triển khai thực hiện Quyết định số 01/2025/QĐ-TTg từ ngày 18/2/2025.

Thời cơ “chín muồi” để phát triển nội lực nền kinh tế - Bài 1: Nhận diện thẳng thắn về nội lực của nền kinh tế

Kim ngạch xuất nhập khẩu đang hướng đến mốc kỷ lục 800 tỷ USD nhưng tỷ trọng của DN trong nước chưa đến 30%. (Ảnh trong bài: Báo Công Thương).
(PLVN) -  Những nhận định thẳng thắn về nội lực kinh tế đã được Tổng Bí thư Tô Lâm đưa ra thông qua những con số kỷ lục về xuất khẩu điện tử. Cơ quan quản lý về xuất nhập khẩu, lần đầu tiên sau rất nhiều năm báo cáo về kỷ lục xuất khẩu cũng đã có những nhận định thẳng thắn về con số này…

Đồng Nai bàn giải pháp tăng trưởng kinh tế 2025 đạt 10%

Ông Võ Tấn Đức, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) -  Ngày 17/2, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức Hội thảo: “Giải pháp cần tập trung ưu tiên thực hiện đề án tăng trưởng kinh tế hai con số năm 2025 trên địa bàn tỉnh”. Hội nghị nhằm cụ thể hóa những nhiệm vụ, giải pháp của từng sở, ngành, địa phương thực hiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội từ 10% trở lên trong năm 2025.

PMU Giao thông đã sẵn sàng cho các siêu dự án đường sắt tỉ USD?

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là đường đôi, khổ 1.435mm, tốc độ thiết kế 350km/h, dự kiến vốn đầu tư hơn 67 tỉ USD.
(PLVN) - Các siêu dự án đường sắt trị giá 8,3 đến gần 70 tỉ USD đã, đang gấp rút triển khai các thủ tục để sớm khởi công. Câu hỏi đặt ra là các Ban quản lý dự án (PMU) ngành Giao thông đã “lên dây cót” như thế nào để có thể quản lý, điều hành các dự án, dự kiến con số giải ngân phải đạt từ 2 - 7 tỉ USD/năm?

Sầu riêng Việt Nam bị Đài Loan kéo dài thời gian kiểm tra xuất khẩu

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (TFDA) sẽ tiếp tục áp dụng biện pháp kiểm tra từng lô sầu riêng tươi nhập khẩu từ Việt Nam đến ngày 30/4/2025. Cũng theo Cơ quan này, năm 2024 có tổng cộng 08 lô hàng sầu riêng tươi của Việt Nam xuất khẩu vào Đài Loan không đạt.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường dự kiến có 30 đầu mối trực thuộc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường dự kiến có 30 đầu mối trực thuộc
(PLVN) - Theo Dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trên cơ sở hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ này sẽ có 45 chức năng, nhiệm vụ và 30 đầu mối trực thuộc.