Anh chồng đòi cưới lại em dâu?

(PLO) - Người em trai trong tình huống trớ trêu đã thế thân anh trai cưới cô bồ đã mang bầu của anh. Bi kịch của hai gia đình bắt đầu từ đây!
Ảnh minh họa. Nguồn internet.
Ảnh minh họa. Nguồn internet. 
Lành và Mạnh là hai anh em song sinh quê ngoại thành Hà Nội. Lành vốn người giống tên nên tính tình hiền hậu, luôn nghe lời cha mẹ. Cũng vì thế mà Lành lấy một cô vợ hơn tuổi, không yêu, vốn là con gái của một ông bạn cựu chiến binh với bố. Đôi trẻ lấy nhau theo lời hẹn ước từ hồi ở chiến trường của hai ông bố. 
Không yêu nhau nên cuộc sống của vợ chồng Lành đầy tẻ nhạt. Sự tẻ nhạt nhiều lúc khiến Lành ước muốn mình được hóa thành con chim tung cánh bay đi. Rồi ước mơ đó cũng thành hiện thực khi quê Lành thành khu đô thị. Nông dân mất đất, nháo nhác đi học nghề kiếm sống, Lành cũng trong làn sóng người đó ra thành phố học nghề sửa xe máy. 
Trong thời gian học nghề, ăn ở tại nhà ông chủ cơ sở sửa chữa xe máy, cũng chính là thầy dạy nghề, giữa Lành và cô con gái chủ nhà đã nảy sinh tình yêu. Tình yêu ngấm ngầm ấy bị phát hiện khi ông thầy của Lành nhìn thấy dáng đi khác thường và cái bụng lùm lùm của con gái. 
Ông thầy yêu cầu Lành cưới con gái mình, nhưng Lành thưa thật là không thể vì đã có vợ ở quê, mà nếu bỏ người vợ đó sẽ không khác gì làm điều bất hiếu với cha mẹ.
Sau đó, không hiểu nghĩ thế nào, Lành “hiến kế” để Mạnh – người em trai song sinh -  “thế chân” mình làm chú rể. Và cũng không hiểu thế nào, cả hai bố con ông thầy đều đồng ý với “phương án” này. Về phần Mạnh, sau khi nghe lời hứa hẹn, thuyết phục của anh trai, cũng đồng ý làm chồng của cô gái mà mình chưa hề yêu.
…Bẵng đi một thời gian, cả hai anh em Lành và Mạnh đều có nghề ổn định và mua nhà ở ngay sát cạnh nhau. Vợ chồng Lành có với nhau hai mặt con, vợ chồng Mạnh cũng có hai con, nhưng đó chỉ là về mặt danh nghĩa, còn sự thật phía sau có ba người trong cuộc biết rằng, đứa con đầu không phải là con Mạnh. 
Có lẽ vì sống ngay cạnh nhau nên cuộc sống của hai cặp vợ chồng không hề hạnh phúc, với những mối ràng buộc tréo ngoe giữa những người trong cuộc mà không thể nói ra. 
Để thoát khỏi sự buồn chán và cuộc hôn nhân không tình yêu, Mạnh xin đi xuất khẩu lao động. Thấm thoắt gần chục năm trôi qua, Mạnh không một lần trở về nhà và không hề có tin tức liên lạc gì với vợ con. 
Người vợ của Lành vốn là một người phụ nữ hiền lành, quen cam chịu, sống trong cuộc hôn nhân lạnh lùng với người chồng không tình yêu đã phát sinh căn bệnh trầm cảm và dần dần dẫn đến điên loạn. 
Lành và người vợ của Mạnh dù trên danh nghĩa là anh chồng và em dâu nhưng do sống trong hoàn cảnh ngày ngày chạm mặt nhau, bên vợ điên, bên bị chồng bỏ lửng, đã nối lại tình cảm thuở xa xưa lúc nào không biết.
Một người bạn rất thân của cả hai anh em biết rõ những câu chuyện “thâm cung bí sử” của họ đã khuyên rằng: “Thôi thì tình cảnh đã thế này, hai người nên đến với nhau đàng hoàng, nương tựa vào nhau mà sống để chăm sóc 4 đứa trẻ, dù gì cũng máu mủ ruột rà cả”. 
Lời khuyên này làm Lành suy nghĩ rất lung, bởi nếu thế thì Lành phải ra tòa xin ly hôn với người vợ tâm thần, vợ Mạnh cũng phải làm vậy với người chồng đã gần như mất tích lâu nay. Hơn nữa, về mặt quan hệ họ hàng hiện tại, họ đang là anh chồng và em dâu. Việc làm này của họ không biết có được phép về cả phương diện pháp luật lẫn đạo lý hay không? 
Tuy ở đời không ai muốn rơi vào tình cảnh đau khổ như anh em Lành và Mạnh, nhưng nếu chẳng may câu chuyện đó là của chính bạn, hay tương tự những gì mà người thân, bạn bè của bạn đang trải qua, bạn sẽ khuyên họ thế nào? 

Đọc thêm

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế
(PLVN) - Kết luận thanh tra (KLTT) của Thanh tra TP Thủ Đức (TP HCM) đã nêu rõ một số công trình xây dựng, trong đó có cơ sở kinh doanh Quê Nhà trên đường Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, là không phép, sai phép, phải cưỡng chế buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Nhưng đến nay, một số cơ sở đã không chấp hành các quyết định xử phạt, cưỡng chế, thậm chí còn xuất hiện dấu hiệu vi phạm mới.

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời
(PLVN) - Liên quan sự việc Cty TNHH Sản xuất Tinh bột khoai mì Nhựt Phát - Chi nhánh Tây Ninh khiếu nại Kết luận thanh tra 987/KL-UBND (KLTT) của UBND tỉnh Tây Ninh cho rằng mình không trốn thuế; mới đây, Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM, là đơn vị quản lý số hóa đơn liên quan vụ việc) đã có văn bản trả lời Báo PLVN.

Sắp phúc thẩm vụ “làm giả con dấu” tại Công ty Hoàng Long (Nam Định): Một số tình tiết cần làm rõ

Bản án 83/2024/HS-ST (bên trái) và Đơn của gia đình bị cáo Long gửi PLVN. (Ảnh: Hà Sơn)
(PLVN) - Dự kiến ngày mai (9/1), TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên phúc thẩm vụ án bị cáo Lưu Văn Long (SN 1955, ngụ TP Nam Định, tỉnh Nam Định) “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Trước đó, tại phiên sơ thẩm, bị cáo Long bị TAND tỉnh Nam Định tuyên lần lượt 3 năm 6 tháng tù và 2 năm 6 tháng tù về hai tội danh này.

Chuyển nơi cư trú có phải đổi đăng ký xe ô tô không?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn đọc hỏi: "Trước đây tôi cư trú tại Hà Nội, hiện giờ tôi mới chuyển vào TP Hồ Chí Minh. Tôi muốn hỏi Bộ Công an, trường hợp của tôi có phải đổi đăng ký xe ô tô khi chuyển nơi cư trú không? Nếu phải đổi thì tôi phải làm những thủ tục gì?".

Mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe từ 1/1/2025

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Huy Phong (Hà Nội) hỏi: Do nhiều lúc phải giải quyết công việc gấp nên tôi hay sử dụng điện thoại khi đang lái xe. Xin hỏi, theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2025 thì hành vi sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào?

Có nên đẩy mạnh tư nhân hóa dịch vụ công tại Việt Nam?

Dịch vụ công và quản lý cung ứng dịch vụ công. (Ảnh nguồn Tạp chí Quản lý Nhà nước)
(PLVN) - Từ sau đổi mới đến nay, chủ trương khuyến khích khu vực tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ công đã góp phần giảm ngân sách, nâng cao chất lượng dịch vụ và khơi dậy tiềm năng cạnh tranh. Dù vậy, việc phát triển còn gặp nhiều khó khăn do hệ thống chính sách tài chính (thuế, phí, tín dụng, quản lý giá, đất đai, bảo hiểm xã hội…) thiếu đồng bộ, chưa đủ khuyến khích kinh doanh nghiệp tư nhân tham gia. Để người dân tiếp cận tối đa những tiện ích công cộng, câu hỏi đặt ra, liệu có nên đẩy mạnh tư nhân hóa dịch vụ công tại Việt Nam.