Ăn xổi

HÌnh minh họa
HÌnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đoàn thanh, kiểm tra kết luận, vợ chồng Lý Văn Thênh sản xuất, kinh doanh cám công nghiệp bất hợp pháp, không đăng ký, không đóng thuế, còn làm hàng nhái, hàng giả, nhất là trong cám có chất tạo nạc Salbuttamol và Clen buta rol bị cấm từ lâu. Vợ đau đớn khóc rưng rức như con lợn con bị cắt đuôi

Đang lúc con lợn sề vật đẻ thì chồng gọi. Tiếng lợn lúc rống, lúc rên, át cả chuông điện thoại nên vợ không biết mà bắt máy.

- Được bao nhiêu con?

- Mười ba con.

Chồng dịu giọng, chỉ người đàn ông lạ:

- Đây là ngài Thụ Di. Ngài là sếp ở công ty cám Lộc Gia đấy.

Ngài Di bước thêm vài bước. Vợ bước ra vài bước, rồi vội vàng khúm núm cúi chào ngài Di. Về ngài này thì vợ từng nghe chồng kể đã lâu.

Chồng theo nghề mổ lợn được năm năm, từ hồi mười lăm, mười sáu tuổi. Tự dưng, đêm ngủ hay nằm mơ từng cái đầu lợn bị cắt, máu mê đỏ lỏm, thi nhau lăn về đầu giường kêu ẳng ẳng. Chồng đâm mất ngủ, ốm rề rề. Vợ đi xem bói, thầy phán ám khí nặng lắm, nếu không bỏ nghề để tích phúc sẽ khó có con, rồi sau về già đến cái bát mẻ chẳng có mà ăn. Chồng quyết định từ bỏ nghề mổ lợn sát sinh để chuyển qua nghề chăn nuôi lợn.

Chồng sang Đồng Mật học hỏi kinh nghiệm chăn lợn trang trại của bác Thi. Còn bao nhiêu vốn liếng, chồng đầu tư xây dựng lại hệ thống chuồng trại và không ngừng học tập để áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến nhất. Sau chồng chuyển qua hợp tác với ngài Thụ Di ở công ty cám Lộc Gia. Thấy chồng làm ăn được, ngài Di tin tưởng, đầu tư vốn cho chồng mở hẳn một đại lý cám ngay trên trang trại của chồng để tiện bề giao dịch.

Hôm nay, lần đầu tiên ngài Di lại đích thân đến đây. Không biết là có việc gì mà ngài lại đến. Vợ nghĩ ngợi mà không dám nói năng gì.

Chợt ngài Di đi vào chỗ lợn con đang nằm, tóm lấy một con lợn còn đỏ hỏn giơ lên cao. Vài sợi rớt chảy từ miệng con lợn xuống như sợi tơ. Vợ sợ chồng lại mắng vì tội chưa làm vệ sinh cho lợn sơ sinh sạch sẽ. Mà chồng mắng thật. Nhưng ngài Di xua tay gàn, giọng ngài nghe như tiếng suối chảy, khác hẳn cái giọng của chồng nói với vợ, lúc nào cũng như cuốc vào lỗ tai:

- Không sao đâu. Con lợn này thế mới là khỏe mạnh đấy. Cho tôi mượn cái kéo đi.

Vợ vội vàng lấy cái kéo mà vợ vừa cắt rốn cho đàn lợn. Nó không được sạch sẽ lắm. Vợ phải dội nước phích nóng vào, đưa cho ngài. Ngài Di bảo:

- Được rồi, sạch rồi. Giờ thì cắt đuôi cho chú lợn mới sơ sinh này nhé. Chú Thênh mang cái gói thuốc tôi để trong túi treo ngoài cửa vào đây, cho chúng uống để tránh nhiễm trùng.

Ngài Di cắt đuôi lợn nhẹ như người ta cắt ngọn rau muống. Chú lợn đau đớn kêu oen oét. Máu chưa kịp chảy ra từ vết thương, ngài đã lấy bông chấm thuốc miết đi miết lại, cầm máu ngay. Vợ khẽ rùng mình, khổ thân chú lợn con mới ra đời đã phải chịu đau đớn bị cắt mất đuôi. Vợ húng hắng lấy giọng rồi khẽ hỏi:

- Thưa ngài, sao phải cắt đuôi làm nó đau đớn thế chứ?

- Cắt đuôi để cái đuôi không vẫy, vẩy lung tung làm bắn bẩn lên lợn, lên người chăm sóc nó, cái đuôi cứ vẫy suốt cũng làm tiêu hao năng lượng đã nạp vào trong nó.

Chồng vỗ tay tán thưởng.

Chưa đầy một tiếng thức ăn đã xong. Mâm dọn lên. Đầy ngần ngật các món. Mùi lá chanh thơm phức trên đĩa thịt gà chọi luộc. Cá chép câu dưới ao hấp xả gừng cũng thơm phức. Còn có cả món thịt chuột đồng nướng, rồi món xoay lợn luộc với hành hoa, lạc rang, ngọn rau lang luộc chấm nước cáy.

Rượu ngâm rễ đinh lăng vợ uống có ba chén mà chếnh choáng. Vợ đã từ chối nhiều lần nhưng không xong. Vợ vẫn nhớ tới cái que thử thai lên hai vạch đỏ mà tối qua mới thử. Vợ nhìn thấy chồng cũng uống nhiều. Chồng khoe là sẽ hợp tác làm ăn lớn với sếp Di.

Cuối cùng thì ai cũng say. Chiếc giường của hai vợ chồng được nhường cho ngài Di nằm ngủ. Còn vợ dìu chồng vào buồng của thằng Sình. Cái thằng cháu họ của vợ hay lêu lổng được chồng lôi lên đây phụ việc trong trang trại. Nó lười lau chùi, dọn dẹp nên buồng hôi rình, ẩm thấp, mốc meo, nhưng vợ cùng chồng nằm vật ra mà lịm đi chẳng biết giời đất gì sất. Lúc tỉnh dậy, vợ thấy chồng nôn một bãi hổ lốn, dọn nửa tiếng mới xong. Vừa dọn vợ vừa muốn nôn khan mà không nôn được. Lên nhà trên, ngài Di cũng đã phun ra một bãi. Vợ lại lóp ngóp lau dọn. Mà còn phải làm thật khẽ kẻo ngài Di mất giấc ngủ.

***

Bà Phụ đồng ý ký giấy bán ruộng. Theo giá mặt bằng thì phải trả tới ba trăm triệu đồng. Vợ hỏi tiền đâu ra mà mua, chồng bảo ngài Di sẽ đầu tư tất. Vợ lại hỏi, liệu bên trên có cho san lấp, chồng mắng, khu này là đất chuyển đổi, đã lo liệu đâu vào đấy cả rồi. Bà Phụ cầm tạm sáu chục triệu trước. Cát chở về lấp đầy. Bà Phụ lại sang đòi tiền. Chồng nói ngon ngọt, bà cầm tiền về cũng chỉ gửi ngân hàng chi bằng để chồng vay, sẽ trả lãi gấp ba có hơn không? Đương nhiên bà Phụ thấy hơn đứt ngân hàng, đồng ý liền.

Hai tháng sau thì nhà xưởng mọc lên. Máy móc, nguyên liệu làm cám chất đầy kho, nào ngô, khoai, sắn, vỏ sò, vỏ lạc, trấu, đường, cá khô… Máy xay xát, máy nghiền bột, máy trộn chạy xình xịch tối ngày. Khói bụi mù mịt. Mùi cám nồng nặc quấn lấy người vợ. Hàng nhiều quá, thằng Sình và vợ cáng không nổi. Chồng thì đi chở cám, đi giao dịch tối ngày, sau phải thuê thêm thằng Bính, thằng So, cái Nõn xóm dưới lên phụ giúp việc ở xưởng. Hàng chạy, sau không chỉ có cám lợn, chồng còn dài tay lấn thêm cả cám gà, cám cá…

Những nhà gần thì tự đánh xe đến lấy, nhà xa tận trong thung hay trên núi cao, đặt hàng trước rồi chồng chở vào tận nơi, hẹn giao hàng ở điểm nào đó trung tâm nhất. Đàn lợn của vợ cũng sinh sôi nảy nở nhiều nên, cứ chưa đến ba tháng tính từ khi tách đàn đã có thể xuất chuồng, con nào con đấy béo núc, cụt đuôi, cân cứ tạ trên tạ dưới như thường.

***

Chồng thuê thêm nhân công, làm việc chuyên nghiệp hơn. Đẻ xong, vợ không phải vào xưởng trộn cám, đóng bao trong xưởng như trước nữa. Vợ mặc váy, đeo bông tai vàng, dây chuyền vàng, lắc vàng, đánh phấn, sơn móng chân móng tay, ngồi ở quầy giao dịch tiếp khách, giao hàng, nhận tiền hàng.

Thằng con mới hai tuổi mà đã hai mươi cân, đi kiểm tra định kì bác sĩ bảo con bị tiểu đường và mỡ máu, cần kiêng khem kĩ. Việc chuồng trại giờ giao cho hết cho cái Nõn. Gái một con, vợ giờ đẹp mơn mởn. Tuy có điều vợ ngày càng ít nói, ngoài chuyện làm ăn, tiền nong, hàng họ ra, vợ không nói chuyện gì mấy. Kể cả là hôm trước chồng có báo, vừa xây dựng được thêm mối, phải đi chở hàng xa mấy ngày, vợ ở nhà nhận bao bì mẫu mới, chỉ đạo người làm đóng theo công thức mới cho cẩn thận, vợ cũng gật đầu nhận lệnh, không qua một lời vặn vẹo. Người làm đều thạo việc, số cám lấy trên công ty về tháo ra trộn đều với các chất tự nghiền chế, tạo thành nhiều bao cám mới, đóng bao có nhãn mác cẩn thận, vợ chỉ việc đếm bao kiểm hàng mà tính tiền.

Đang đếm hàng cho thằng Sình trở đi giao thì chồng điện thoại, vợ dừng tay nghe máy. Chồng bảo, chiều nay ngài Di mở tiệc sinh nhật tại khách sạn Hoa Chanh, chồng mắc việc bận chưa về kịp, vợ đi thay.

Khách sạn nằm giữa một con phố mới mở dưới thị trấn. Ngài Di đi chúc rượu từng bàn, cười cười nói nói hỉ hả. Tới bàn của vợ, ngài Di liếc nhanh mắt nhìn rồi khen, lâu không gặp cô Thênh dạo này trẻ đẹp ra như gái mười tám. Vợ đỏ mặt, cất lời chúc mừng sinh nhật ngài và tặng quà. Ngài nhận quà, tay chạm tay vợ khiến vợ run bắn. Uống xong ly rượu mạnh, vợ thấy nhức đầu, vợ đi ra hành lang rồi bước chân xuống vườn đứng dưới gốc cây tùng.

Chợt ngài Di tay cầm ly rượu đi ra chỗ vợ. Vợ cúi người chào. Ngài xua xua tay:

- Ấy ấy, sao em không ở trong kia mà lại ra đây đứng một mình?

Ngài Di gọi vợ là em nghe thật êm ái. Chồng chẳng bao giờ gọi thế từ lâu rồi. - Dạ, tiếng nhạc to quá,… em hơi nhức đầu.

- Chết, chết. Dưới này sương sa không khéo cảm lạnh.

Vừa nói ngài vừa đặt tay trái lên trán vợ. Vợ khẽ xoay người để tránh, nhưng không được. Ngài kéo tay vợ dẫn vào một gian nhà lợp lá cọ, ngay sau gốc tùng, có bàn, có giường đệm. Ngài Di ấn vợ ngồi xuống giường, rồi kéo ngăn tủ lấy một cái hộp. Mở nắp hộp, một dây chuyền có gắn viên ngọc trai cứ lấp lánh trước mắt vợ.

- Em thấy nó đẹp không? Nó sẽ là của em, nếu em chiều ta.

Ngài Di quỳ dưới chân vợ, một tay nâng dây chuyền lên trước mặt vợ, một tay đã đặt lên đùi vợ, mắt ngài nhìn mắt vợ đắm đuối, giọng dịu như tiếng suối, ấm như ngọn lửa. Vợ đỏ mặt, giọng run rẩy:

- Không, em phải về nhà.

Vợ bám thành giường định đứng dậy nhưng ngài Di ôm sấn lấy vợ, vật ngửa ra giường, hôn chùn chụt, rồi hổn hển nói:

- Đừng từ chối ta, chồng em đã gửi em tới đây…

Cửa phòng đóng sập. Đèn phụt tắt tối om. Chỉ còn cây nến cháy trong góc phòng. Và ngài Di béo nung núc như con lợn cạo lao tới vợ. Vợ giẫy giụa kêu cứu nhưng tiếng nhạc trên kia vẫn bập bùng chói tai. Chẳng ai nghe thấy.

***

Chồng về, vẻ mặt bơ phờ. Chồng bảo vợ chuẩn bị trăm triệu găm trước cho ngài Di để hai tuần nữa bốc hàng ra. Vợ cứ chần chừ không đưa, chồng chửi tục luôn:

- Điếc à?

Chồng mở tủ, thấy hộp dây chuyền có viên ngọc trai, chửi tiếp:

- Bố khỉ. Hay lấy tiền của ông đi mua dây chuyền đấy? Mà mù mắt à, cái dây này là hàng mĩ kí mà cũng mua.

Vợ giằng lấy cái dây chuyền, đút trở lại ngăn tủ.

- Sao phải găm tiền trước nhiều thế?

- Găm tiền trước kẻo sắp tới hàng lên giá thì mất mấy chục triệu như bỡn, biết chửa? Ngài Di hé lộ thông tin mật như thế.

- Không có đủ ngần ấy đâu.

- Vay nóng đâu đấy, có nhanh lên không thì bảo?

Vợ đành phải nhanh. Chồng mang tiền đi găm cho ngài Di, về thì nồng nặc mùi rượu. Chồng ngật ngưỡng đi vào chỗ làm việc của vợ, chìa cho vợ xem một gói ni lông nhỏ mà chồng vừa rút từ ba bao mà chồng vừa chở về.

- Không có tiền găm trước làm sao có loại mới ra lò này về đây, trên công ty hàng này cũng hết rồi, sếp Di ưu tiên cho mỗi nhà mình nên cho tuồn về trước. Về sau, cái này không trộn vào cám, mà bán kèm mỗi bao cám một gói. Về cho dân tự trộn đỡ mất chất.

Hai người đi xe thồ từ trên núi xuống mua cám lợn. Thằng Sình bê cám lên xe. Bên trong, chồng đang sắp xếp lại kho hàng, còn vợ ngồi trước quầy tính tiền. Vợ kéo ngăn tủ ra đưa cho khách bốn gói dạng thức ăn đặc biệt, bảo về nhà trộn cho ăn trước khi xuất chuồng một đến hai tháng mới tốt, lợn sẽ lớn như thổi, toàn thịt nạc, xuất chuồng được giá lắm. Vợ vừa hướng dẫn xong thì bỗng có hai người đàn ông ập vào, giơ thẻ cán bộ thanh tra ra, tịch thu luôn mẫu vật, lập biên bản ngay lập tức.

Đoàn thanh, kiểm tra kết luận, vợ chồng Lý Văn Thênh sản xuất, kinh doanh cám công nghiệp bất hợp pháp, không đăng ký, không đóng thuế, còn làm hàng nhái, hàng giả, nhất là trong cám có chất tạo nạc Salbuttamol và Clen buta rol bị cấm từ lâu. Vợ đau đớn khóc rưng rức như con lợn con bị cắt đuôi khi đoàn thanh tra tịch thu toàn bộ gia tài là sáu mươi tấn cám có chất tạo nạc không rõ nguồn gốc, còn tàng trữ, lưu hành chất tạo nạc. Chồng sẽ bị phạt, mức phạt có nguy cơ lên tới bảy mươi triệu đồng và có khả năng sẽ phải hầu tòa chiếu theo luật mới ban hành. Chồng vội vàng thành khẩn khai rằng mọi nguồn hàng đều lấy từ Công ty cám Lộc Gia của ngài Di.

Người ta đến Công ty Lộc Gia điều tra thì được trả lời, cám của chồng bán đã không còn đảm bảo nguyên nhãn mác của Công ty Lộc Gia, Di không làm chức vụ gì ở đấy, chỉ là dạng “cò mồi” để tiếp thị bán cám, bán bao nhiêu ăn hoa hồng bấy nhiêu, gã đã hết hợp đồng với công ty từ nửa tháng nay, giờ Di đi đâu không ai rõ.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: H.Ái)

Viết cho tình yêu

(PLVN) - “Em mãi là hai mươi tuổi/Ta mãi là mùa xanh xưa”... Có lẽ, đó là ước nguyện của chúng ta được nhà thơ Quang Dũng nói hộ bằng hai câu thơ ấy.

Đọc thêm

Triển lãm ảnh "Văn Bàn nghĩa tình"

Triển lãm ảnh "Văn Bàn nghĩa tình"
(PLVN) - Triển lãm ảnh với chủ đề "Văn Bàn nghĩa tình" được tổ chức tại xã Tân An, huyện Văn Bàn -  nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa, lịch sử và tình đoàn kết của nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện.

'Gửi một người mẹ Việt Nam' - bài thơ được nhà thơ Mỹ đọc tại 'Ngày Thơ Việt Nam năm 2025'

'Gửi một người mẹ Việt Nam' - bài thơ được nhà thơ Mỹ đọc tại 'Ngày Thơ Việt Nam năm 2025'
(PLVN) - Ngày 12/2/2025 (tức 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ) tại TP Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình sẽ diễn ra “Ngày Thơ Việt Nam năm 2025” với chủ đề “Tổ quốc bay lên”. Ngày Thơ năm nay có nhiều điều đặc biệt như lần đầu tiên không tổ chức ở Hà Nội và có sự tham gia trình diễn thơ của nhà thơ cựu chiến binh Mỹ Bruce Weigl. Ông sẽ đọc tác phẩm “Gửi một người mẹ Việt Nam” tại Ngày Thơ như một cách để kết nối văn hóa và hàn gắn quá khứ bằng ngôn ngữ của thi ca.

Xuân

Tranh minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) - Sớm nào cũng vậy, đã thành lệ, ông Biên dậy sớm, pha một ấm trà thơm. Sau hồi độc trà, ông lặng lẽ ôm khung tranh, chổi, cọ và những vật dụng cần thiết ra bờ hồ vẽ tranh. Lúc này, người dân thành phố cũng đã đi tập thể dục, phố xá khởi động một ngày mới đầy tấp nập.

'Ngược dòng cuộc đời'

Bộ phim Upstream đang thu hút nhiều sự chú ý. (Ảnh: Mtime)
(PLVN) - Những ngày đầu năm, phim “Upstream - Ngược dòng cuộc đời” gây “sốt” rần rần trên mạng xã hội. Chí Lũy mất việc ở tuổi 45, oái oăm thay lại đến từ danh sách cắt giảm và hệ thống hóa tối ưu nhân sự do đội lập trình của anh thiết kế trước đó.

Khai mạc triển lãm “Nhạn và Hải âu Kiên Giang” của Anh hùng lao động Trần Lam

Ông Lê Trung Hồ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang trao Bằng khen của UBND tỉnh tặng Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Lam.
(PLVN) - Ngày 5/2, Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, Hội văn học Nghệ thuật tỉnh Kiên Giang phối hợp Sở Văn hóa và thể thao tỉnh tổ chức khai mạc triển lãm và ra mắt sách “Nhạn và Hải âu Kiên Giang” của nghệ sĩ nhiếp ảnh, Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới Trần Lam - nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang.

Sắp xếp lại chính mình

Sắp xếp lại chính mình
(PLVN) - Chiều cơ quan vừa họp triển khai Nghị quyết 18 sắp xếp tinh gọn bộ máy, về nhà cộng với tắc đường thì cũng đã muộn. Gọi cuốc taxi rủ mấy anh em đến quán rượu bình dân nhâm nhi vài chén cho bớt tâm tư. Mùa đông đến muộn nên lạnh, nhưng dù sao thì mùa đông cũng đến. Vài chén cay cay cộng với lao xao sự đời, rất hợp cho một không gian giãi bày như này…

Về nhà thôi, Tết rồi!

Tết là dịp để các gia đình đoàn tụ. (Ảnh trong bài: Thế Mạnh)
(PLVN) - Cứ vào độ cuối đông, nắng hanh hao bắt đầu nhường chỗ cho những cơn mưa phùn, hàng hoa rong trên phố rộn ràng màu trắng hồng phơn phớt của những bông cúc bướm, màu tím biếc của những cành violet, màu đỏ rực rỡ của thược dược, màu vàng của quất… Ấy là Tết đang về!

Thầm thì hoa nở

Tranh minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) - Người phụ nữ đó hay mua lắm và thường đội mũ và không tháo khẩu trang. Lần nào đến cũng chỉ chọn một bó nhỏ, hoặc chục bông hồng về cắm. Tôi tự nhủ, lần sau phải ghi nhớ biển số xe máy của cô. Dễ chừng một tháng mua một lần, có khi hai lần. Cô sẽ dừng trước cửa, lặng lẽ, nhìn quanh, rồi đi.

"Đêm hội" cờ đỏ Sao vàng: Khi bóng đá gắn kết triệu trái tim Việt

"Đêm hội" cờ đỏ Sao vàng: Khi bóng đá gắn kết triệu trái tim Việt
(PLVN) -  Vào 22h30 phút tối qua (5/1), sau khi Việt Nam giành được chiến thắng danh giá lịch sử, cả Thành phố bỗng "bừng tỉnh". Tiếng hò reo như "dòng thác" cuốn trào khắp mọi nẻo đường, mang theo niềm vui, tự hào, và cả những giấc mơ chung đã thành hiện thực của triệu con tim Việt Nam: "Đội tuyển quốc gia chiến thắng. Việt Nam vô địch AFF Cup 2024".

Viết cho chàng trai bé bỏng của bố!

Viết cho chàng trai bé bỏng của bố!
(PLVN) - Mỗi tuần chỉ có hơn một ngày con được gần bố. Thế nhưng, con đừng buồn con nhé, vì tất cả những điều bố đang làm, cả việc xa con, đều là vì con, con à...

Bình yên cánh rừng

Bình yên cánh rừng
(PLVN) - Sau chừng hơn hai giờ mật phục để bắt những kẻ săn bắt muông thú, ông tạm thả lỏng cơ thể. Rừng xanh mênh mông. Tiếng gió nhè nhẹ từ vách núi phía xa dội lại. Trên tán cây, thi thoảng rơi xuống tiếng chim hót.

Cuộc gặp tuổi 18

 Ảnh minh họa. (Ảnh: FB)
(PLVN) - Tôi gặp Lạc khi chúng tôi vừa tròn mười tám. Cái tuổi dường như mới chập chững bước vào những quyết định quan trọng của cuộc đời, dường như cảm thấy còn rất trẻ nhưng lại vừa trải qua những kì thi cam go và những quyết định trọng đại khi chọn ngành mà người ta vẫn hay cho rằng nó sẽ ảnh hưởng đến cả tương lai sau này. Rồi cũng không biết tự khi nào và cũng bằng lí do gì, tôi lại chơi thân với Lạc.

Hội xuân trên miền đá lạnh

Tranh minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) - Mùa xuân đến. Bản Ðèo Hoa ngập tràn tiếng đàn, tiếng sáo. Một góc Pattaya giữa ngút ngàn mây núi. Tối nào cũng vậy, lũ trai bản lại rủ nhau đốt một đống lửa thật to dưới tán một cây săng lẻ. Ðống lửa là những khát khao rừng rực cháy trong lòng chúng. Những hớp rượu nếp nương cứ ừng ực tuôn vào, những bài ca cứ thế ngân lên. Những cô gái trẻ ngồi bên khung cửi tay dệt vải mà tâm hồn như những con chim đậu trên cành.

Trái tim... giấy

Ảnh minh họa. (Ảnh chụp màn hình phim Yêu tinh)
(PLVN) - Phi ngồi thẫn thờ bên cửa sổ, nhìn vơ vẩn dãy nhà cùng những cụm mây đen che lấp nền trời. Theo thói quen, anh liếc mắt qua ô cửa đối diện. Đăm đăm dán mắt vào khung cửa khép kín, Phi tin tưởng rằng nếu cứ nhìn mãi như vậy, một lúc nào đấy nó sẽ được mở ra bởi đôi tay trắng muốt. Nhưng rõ là vô vọng, Hân chuyển đi được gần một tuần. Cô đã gặp Phi để nói lời từ biệt, còn tặng anh chiếc lọ thủy tinh đựng những ngôi sao giấy.

Ánh Sao

Tranh minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) - Chiều thả những sợi nắng vàng rực xuống sân ga lố nhố người. Tiếng loa thúc giục hành khách lẫn trong tiếng cười nói xôn xao. Đây là chuyến đi xa một mình đầu tiên của tôi. Tôi chọn cho mình cách di chuyển bằng tàu hỏa như muốn có thêm chút thời gian và tâm sức để suy ngẫm về những gì đã xảy ra và cả những điều sắp phải đối mặt.

Lời dặn của mẹ

Ảnh minh hoạ (Ảnh: VOV).
(PLVN) -  Mẹ tôi thường dặn: “Trong cuộc đời này, con đừng suy nghĩ nhiều về chỗ đứng. Con hãy suy nghĩ con đứng như thế nào. Con đứng thẳng người, chỗ thấp cũng thành cao. Con đứng khom lưng, trên cao cũng thành thấp, con ạ.” Những lời dạy ấy, tôi không bao giờ quên. Vậy mà, thấm thoát đã hơn ba năm kể từ ngày mẹ rời xa cõi đời này.

Ba thứ vô thường, vô giá, và cần trân trọng trong đời người

Ảnh minh hoạ (Ảnh:Giacngo.vn)
(PLVN) -  Trong cuộc đời mỗi con người, có những thứ thoáng qua như cơn gió, dễ đến và cũng dễ đi. Đó là công danh, tiền tài và sự nghiệp. Những thứ này, dù có vẻ hào nhoáng và rực rỡ, thực chất chỉ là phù du. Công danh có thể mất đi khi thời thế đổi thay, tiền tài cũng chỉ như nước chảy qua tay, và sự nghiệp, dù lớn lao đến đâu, cũng chẳng thể trường tồn mãi. Đuổi theo những điều này mà quên đi giá trị thực sự của cuộc sống, con người sẽ tự đánh mất chính mình.