Ấn tượng trang phục thiết kế cho thí sinh Miss Universe 2019

(PLVN) - Tiếp nối thành công của những trang phục dân tộc các năm trước “Nàng Mây,” “Hồn Việt”, “Bánh Mỳ”..., những bản thiết kế trang phục dân tộc năm nay cũng ấn tượng không kém.

Với chủ đề “Tinh hoa Việt Nam” cùng với đề cử đại diện Việt Nam tại Miss Universe 2019là Á hậu Hoàng Thùy, ban tổ chức mong muốn Hoàng Thùy có thể mang một trang phục dân tộc đặc sắc, thể hiện tinh thần, vẻ đẹp Việt Nam thời đại mới.

Ngọc ngà sắc Việt – Nguyễn Thị Yến Nhi

"Trang phục được lấy ý tưởng chủ yếu từ những nét đẹp riêng biệt trên hơi thở từng vùng miền của Việt Nam. Những nét cổ kính bình dị qua khung dệt vải, ruộng bậc thang hay chùa một cột đặc trưng của miền Bắc, bên cạnh đó vẫn có những sự sôi nổi, kiêu sa của miền Nam với những tòa nhà cao tầng như Landmark 81, Bitexco Financial Tower hay quen thuộc như chợ Bến Thành, nhà thờ Đức Bà… Bộ trang phục “Ngọc ngà sắc Việt” như là lăng kính thu nhỏ cái nét của Việt Nam trên mọi miền tổ quốc, thấy được một Việt Nam rất đẹp, rất cổ điển nhưng cũng rất hiện đại".

Bản thiết kế trang phục dân tộc "Ngọc ngà sắc Việt".
Bản thiết kế trang phục dân tộc "Ngọc ngà sắc Việt".
 

Gióng – Trương Kiều Vi

"Dân gian ta có câu: “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, bộ “Gióng” thể hiện một ánh nhìn khác về câu chuyện cổ tích “Thánh Gióng”: đâu chỉ có đàn ông mới trở thành anh hùng cứu nước, phụ nữ cũng có thể!".

Bản thiết kế trang phục dân tộc "Gióng".
 Bản thiết kế trang phục dân tộc "Gióng".
 

Café phin sữa đá – Trần Nguyễn Minh Đức

"Café phin là hình thức pha chế café bình dân và đại chúng của Việt Nam. Trong đó, Café phin sữa đá là thức uống được chấp nhận bởi nhiều lứa tuổi, giới tính… và từ lâu đã thu hút sự quan tâm của bạn bè Quốc tế. Nó dễ dàng trở thành Pop Icon, xứng đáng để được giới thiệu và đại diện cho truyền thống Việt Nam tại Miss Universe 2019".

Bản thiết kế trang phục dân tộc "Cafe phin sữa đá".
 Bản thiết kế trang phục dân tộc "Cafe phin sữa đá".

Quốc sắc mẫu nghi – Nguyễn Văn Toàn

"Lấy cảm hứng từ trang phục áo dài Nhật Bình được sử dụng cho bậc phi tần xưa. “Quốc sắc mẫu nghi” được phá cách đem nét hiện đại tạo điểm nhấn cho trang phục, phù hợp với lối trang phục trình diễn.

Bản thiết kế trang phục dân tộc "Quốc sắc mẫu nghi".
Bản thiết kế trang phục dân tộc "Quốc sắc mẫu nghi".

Trang phục mang vẻ đẹp uy quyền của bậc mẫu nghi thiên hạ nhưng vẫn mang hơi thở hiện đại, phóng khoáng. Chất liệu dân tộc quen thuộc như nón quai thao, áo dài… cũng góp phần tạo thêm điểm nổi bật cho trang phục."

Chọi Trâu – Nguyễn Đăng Tùng

"Lấy ý tưởng từ lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn, Hải Phòng - một trong những lễ hội truyền thống lâu đời ở Việt Nam. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, còn gọi là đấu ngưu, là lễ hội cầu thịnh vượng và hạnh phúc cho người dân địa phương có từ xa xưa (khoảng TK 18), một lễ hội truyền thống của người dân vạn chài tại biển Đồ Sơn, Hải Phòng diễn ra vào ngày 09/08 âm lịch hàng năm; di sản văn hóa phi vật thể quôc gia năm 2013 của Việt Nam, đây là một lễ hội với lễ nghi trang trọng.

Bản thiết kế trang phục dân tộc "Chọi Trâu".
Bản thiết kế trang phục dân tộc "Chọi Trâu".

Lễ hội chọi trâu mang một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống con người Đồ Sơn từ xưa đến nay. Bên cạnh nhu cầu vui chơi, tìm hiểu thì lễ hội cũng là lúc người ta tưởng nhớ đến công ơn của các vị thần đã duy trì kỷ cương làng xã. Ngoài ra, cũng là để cầu nguyện cho “nhân khang, vật thịnh”. Chọi trâu không đơn thuần là con trâu chọi mà nó còn đã trở thành tục lệ và tín ngưỡng độc đáo ở vùng Đồ Sơn. Trong văn hóa cộng đồng người dân Hải Phòng, còn lưu truyền câu ca cổ: “Dù ai buôn đâu, bán đâu / Mùng chín tháng tám chọi Trâu thì về / Dù ai buôn bán trăm nghề / Mùng chín tháng tám nhớ về chọi Trâu.”

Bài dự thi được cách điệu chiếc đầu trâu và được đặt ở phần ngực – tạo hình ấn tượng từ bộ váy bên trong cho tới đôi bốt cổ cao, tóc búi cao…, màu chủ đạo là đỏ và đen có ngôi sao vàng."

Xe Xích Lô – Nguyễn Quốc Việt

"Ngày nay, giữa dòng Sài Gòn tấp nập xô bồ của đủ loại phương tiện hiện đại như xe máy, ô tô vội vã di chuyển còi xe ồn ào. Đâu đó trên những khu phố vẫn bắt gặp những chiếc xe xích lô và từ đó chính xích lô là nguồn cảm hứng cho tôi. Thế kế ra mẫu “National Costume” này. Hình ảnh chiếc xe xích lô mộc mạc, gần gũi, chở khách du lịch thong thả, an yên giữa tất cả hối hả của dòng đời sống thường nhật. Nó như một nét đẹp văn hóa, biểu tượng gợi nhớ đến những năm tháng lịch sử nghìn năm dân tộc Việt Nam. Và đến Việt Nam, du khách rất hứng thú với nét đẹp độc đáo này, hình ảnh chiếc xe xích lô bon bon trên từng con phố, ngồi thong thả ngắm đường phố, hít thở không khí trong lành và chụp ảnh lưu niệm. Là hình ảnh ấn tượng khi đi trên loại phương tiện đặc biệt này".

Bản thiết kế trang phục dân tộc "Xe xích lô".
Bản thiết kế trang phục dân tộc "Xe xích lô". 

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.