'An toàn thông tin trong kỷ nguyên số'

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày mai (27/11), tại Khách sạn Mường Thanh (TP HCM), Báo PLVN sẽ tổ chức Tọa đàm “An toàn thông tin trong kỷ nguyên số”.

Tọa đàm “An toàn thông tin trong kỷ nguyên số” nhằm nhấn mạnh những lợi thế của nền kinh tế số, cùng những thách thức, đặc biệt là vấn đề bảo đảm an toàn thông tin.

Toạ đàm sẽ nêu lên thực trạng về an toàn thông tin trong nền kinh tế số và đưa ra những giải pháp để bảo vệ các cá nhân, tổ chức, DN.

Tọa đàm quy tụ nhiều diễn giả, khách mời, chuyên gia uy tín như GS.TS Võ Xuân Vinh (Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh doanh, ĐH Kinh tế TP HCM); TS. Lê Vệ Quốc (Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp); Thượng tá Lê Thanh Hải (Phó phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an TP HCM); TS. Nguyễn Thị Ánh Hồng (Trưởng bộ môn Khoa Luật Hình sự, ĐH Luật TP HCM); ông Trương Đức Lượng (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần An ninh mạng Việt Nam)... cùng gần 70 vị khách mời đến từ các cơ quan chuyên ngành, cơ quan báo chí trung ương và địa phương.

Trước đó, tại Tọa đàm “Xây dựng chính sách pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân” diễn ra mới đây, lãnh đạo Bộ Công an nhận định, cuộc Cách mạng lần thứ 4 phát triển với quy mô và tốc độ chưa từng có. Dữ liệu đã trở thành nguồn tài nguyên mới, động lực phát triển mới của các quốc gia, của kỷ nguyên số. Nhưng dữ liệu đồng thời cũng là đối tượng mà tội phạm hướng đến để thực hiện hành vi phạm tội; xâm phạm quyền con người, quyền công dân, vi phạm pháp luật, an ninh, trật tự.

Theo thống kê, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển và ứng dụng Internet cao nhất thế giới, với 80 triệu người dùng internet, chiếm 2/3 dân số, đứng thứ 7 thế giới. Thực tế ấy đặt ra “bài toán” thời cơ và thách thức rõ ràng cho việc bảo vệ dữ liệu cá nhân trên không gian mạng.

Năm 2023, Cổng cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam ghi nhận có 13.900 vụ tấn công mạng. Các đối tượng lừa đảo qua mạng với số tiền 8.000 - 10.000 tỷ đồng. Tỉ lệ người dùng thiết bị di động, mạng xã hội... nhận tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo trực tuyến đến 73%.

Nguyên nhân của vấn nạn trên, ngoài việc tội phạm mạng với thủ đoạn tinh vi; còn có lý do từ lỗ hổng an ninh về bảo mật, nhận thức hạn chế của cá nhân, tổ chức về bảo mật thông tin. Một số người còn thờ ơ, dễ dãi trước việc cung cấp thông tin mà không có những điều kiện về bảo mật. Vì vậy, bảo vệ dữ liệu trong thời đại số giống như bảo vệ “trái tim” và “bộ não” của mỗi cá nhân, tổ chức.

Về pháp lý, hiện nay, Việt Nam có những quy định tại Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật An ninh mạng, Nghị định 53/2022/NĐ-CP quy định chi tiết Luật An ninh mạng; Nghị định 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân; Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng… nhằm tạo hành lang pháp lý thực hiện quyền bảo mật thông tin trên mạng, bảo đảm an toàn thông tin, bảo vệ hệ thống thông tin, góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia pháp lý, trong hệ thống văn bản pháp luật quy định về bảo mật thông tin trên mạng, hiện còn một số vấn đề cần hoàn thiện về thẩm quyền, điều kiện xử lý thông tin cá nhân; phương thức, trình tự thủ tục bảo vệ thông tin cá nhân; thẩm quyền của cơ quan có trách nhiệm xử lý thông tin cá nhân...

Tọa đàm “An toàn thông tin trong kỷ nguyên số” sẽ được tổ chức ngày 27/11 tại Khách sạn Mường Thanh (TP HCM). (Ảnh: Phương Thảo)

Tọa đàm “An toàn thông tin trong kỷ nguyên số” sẽ được tổ chức ngày 27/11 tại Khách sạn Mường Thanh (TP HCM). (Ảnh: Phương Thảo)

TS. Nguyễn Thị Ánh Hồng (Trưởng bộ môn Luật Hình sự, ĐH Luật TP HCM) nhận định, hiện nay, quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân được nêu tại Nghị định 13/2023/NĐ-CP và một số văn bản pháp luật khác, nhưng còn thiếu quy định về quyền được khôi phục dữ liệu cá nhân, quyền và nghĩa vụ của bên thứ ba... “Cần một đạo luật về vấn đề này, chứ không chỉ là văn bản dưới luật. Tôi cho rằng yêu cầu cấp thiết hiện nay là cần xây dựng, ban hành “Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân” nhằm tạo khung pháp lý để bảo đảm việc bảo vệ thông tin cá nhân, xử lý triệt để các vi phạm”, TS. Hồng nói.

Đọc thêm

Giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ bản bỏ tổng cục và tương đương

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh tư liệu: Dương Giang/TTXVN
Liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ, sáng 17/12, trao đổi với phóng viên TTXVN, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo phương án hợp nhất, sáp nhập một số bộ, cơ quan, dự kiến bộ máy Chính phủ còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ; giảm 12/13 tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

TP.Hồ Chí Minh: Tập trung hơn nữa nguồn lực cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế

Lễ kí kết Chương trình phối hợp công tác về tăng cường hợp tác trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác Tư pháp trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2025 - 2030 giữa Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Chủ tịch UBND TP. HCM
(PLVN) - Chiều 11/12, Đoàn Công tác Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Uỷ viên Ban chấp hành TW Đảng dẫn đầu đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP.Hồ Chí Minh về nâng cao hiệu quả phối hợp công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác tư pháp và thi hành án dân sự trên địa bàn Thành phố.

Cải cách hành chính trong công tác giám định tư pháp tại Trung tâm Pháp y Hà Nội: Củng cố niềm tin của cơ quan tố tụng và người dân

Trong hai năm gần đây, CCHC đã đem lại nhiều kết quả đáng ghi nhận tại Trung tâm Pháp y Hà Nội. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Trong những năm gần đây, công tác cải cách hành chính (CCHC) là một công tác trọng điểm của cả bộ máy nhà nước, ngành Y tế cũng không ngoài cuộc. Trung tâm Pháp y Hà Nội, bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ của ngành Y tế còn là một trong những tổ chức thực hiện pháp luật về giám định tư pháp, hỗ trợ các cơ quan tố tụng trong các vụ án hình sự, dân sự có nội dung cần phải giám định pháp y. Do đó, công tác CCHC đặc biệt quan trọng để rút ngắn thời gian giám định, sớm ra bản kết luận giám định để cơ quan điều tra, tố tụng có căn cứ giải quyết, không để án tồn đọng, không để người dân mất niềm tin.

Hình thành thiết chế luật sư công tại Việt Nam từ góc nhìn thực tiễn hành nghề

Luật sư Nguyễn Thị Thu Hoài. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
(PLVN) - Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là quyền tiếp cận công lý của người dân, đặc biệt là những nhóm yếu thế còn những hạn chế. Từ góc nhìn thực tiễn hành nghề luật sư, việc hình thành thiết chế luật sư công trong hoạt động trợ giúp pháp lý là một giải pháp cần thiết để bảo đảm quyền lợi pháp lý cho mọi tầng lớp Nhân dân.

Xây dựng đội ngũ luật sư công Việt Nam: Cần trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng từ cọ xát thực tế

PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà phát biểu tham luận tại Hội thảo Thương mại quốc tế trong bối cảnh mới: Cơ hội và thách thức cho nông sản Việt. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) -  Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc xây dựng đội ngũ luật sư công hỗ trợ Chính phủ giải quyết các tranh chấp phát sinh từ việc tham gia một số quan hệ quốc tế là rất quan trọng. Trước những yêu cầu, tiêu chuẩn khắt khe của quốc tế, việc đào tạo đội ngũ luật sư công không chỉ dừng lại ở trau dồi kiến thức chuyên sâu mà còn cần rèn luyện thêm nhiều kỹ năng nhờ tăng cường cọ xát thực tế.

Bảo đảm “đúng vai, đúng thẩm quyền” trong xây dựng pháp luật

Hình ảnh Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. (Ảnh trong bài: Quochoi.vn).
(PLVN) -  Trong những năm qua, công tác xây dựng pháp luật đã có bước tiến rất dài, hệ thống pháp luật của chúng ta đã cơ bản đồng bộ, hoàn thiện và đóng góp rất tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bước sang giai đoạn mới, tư duy xây dựng pháp luật cần phải có sự đổi mới có tính bứt phá để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

Bế mạc Kỳ họp thứ 8 - Tạo tiền đề tốt nhất bước vào kỷ nguyên mới

Các đại biểu dự phiên bế mạc Kỳ họp thứ 8. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Chiều 30/11, sau 29,5 ngày làm việc nghiêm túc, khoa học, dân chủ, trách nhiệm cao, với tinh thần đổi mới, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khắc phục các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực, tập trung cao độ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của Nhân dân, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và bế mạc.