An toàn lao động trong doanh nghiệp: Vẫn chưa an toàn

Người lao động làm việc trong điều kiện thiếu trang thiết bị bảo hộ lao động, chưa ý thức được về an toàn lao động (ATLĐ) và chủ quan, vì vậy đã gây ra những vụ tai nạn lao động (TNLĐ) thương tâm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và có cả những trường hợp bị thiệt mạng.

Người lao động làm việc trong điều kiện thiếu trang thiết bị bảo hộ lao động, chưa ý thức được về an toàn lao động (ATLĐ) và chủ quan, vì vậy đã gây ra những vụ tai nạn lao động (TNLĐ) thương tâm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và có cả những trường hợp bị thiệt mạng.

Lao động ngoài trời phải bảo đảm các điều kiện an toàn bảo hộ lao động.

Lao động ngoài trời phải bảo đảm các điều kiện an toàn bảo hộ lao động. 

TNLĐ chưa giảm

Theo số liệu do ngành Y tế cung cấp, trong năm 2009, toàn thành phố có 122 người bị TNLĐ, 10 người tử vong, 109 người bị chấn thương, 5 người suy giảm khả năng lao động. Nguyên nhân chủ yếu là do người sử dụng lao động chưa tổ chức tốt các điều kiện về ATLĐ tại nơi làm việc, chưa huấn luyện về ATLĐ cho người lao động... Mặt khác, do người lao động xem nhẹ, chủ quan, không chấp hành các nội quy, quy trình về ATVSLĐ, không sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân.

Lúc 6 giờ 30 ngày 3-7-2009, tại mỏ khai thác đá của một doanh nghiệp tư nhân ở xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, một tảng đá to từ trên núi lăn xuống khi có 4 công nhân đang khoan đá, nhồi thuốc mìn, khiến hai anh em ông B.C. (39 tuổi), B.T. (49 tuổi) cùng trú tại địa phương này chết tại chỗ. Ông Nguyễn Phước (50 tuổi) - trú quận Cẩm Lệ, chết khi đang được cấp cứu.

Sau đó, tại xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang đã xảy ra vụ tai nạn khác, làm một người chết, một người bị thương. Vụ việc xảy ra khi các công nhân đang thi công lắp đặt trụ điện thoại. Công nhân L.T.T. trong lúc điều khiển cẩu để đưa trụ  điện vào hố móng thì bất ngờ dây xích nâng trụ bị đứt, bung trúng đường dây cao thế. Trụ điện rơi xuống, làm đứt đường dây hạ thế, phóng điện khiến anh T. chết tại chỗ, một người khác bị thương nặng.

Đó chỉ là hai trong số nhiều vụ TNLĐ xảy ra trong năm 2009 trên địa bàn thành phố. Qua thống kê, số vụ TNLĐ trong khi thi công các công trình xây dựng, khai thác đá, hầm mỏ, sự cố điện vẫn chiếm đa số. Việc không tuân thủ các nguyên tắc về lao động của người sử dụng lao động và người lao động đã gây ra những vụ tai nạn thương tâm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của gia đình, làm đình trệ sản xuất kinh doanh. 

72% doanh nghiệp vi phạm quản lý sức khỏe

Thống kê của Khoa Sức khỏe lao động thuộc Trung tâm Y tế dự phòng thành phố cho biết, có đến 72% trong tổng số 246 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố vi phạm việc quản lý sức khỏe tại doanh nghiệp, trong đó chủ yếu là chưa bố trí cán bộ y tế theo dõi sức khỏe cho người lao động. Đặc biệt, trong số 101 doanh nghiệp có từ 200 cán bộ, nhân viên trở lên, chỉ có 16 doanh nghiệp có Trạm Y tế, 48 đơn vị có cán bộ y tế. Đây là điều rất đáng lo ngại, bởi những doanh nghiệp lớn thu hút đông người lao động nếu không có Trạm Y tế và cán bộ y tế theo dõi sức khỏe định kỳ thì rất dễ dẫn đến các bệnh nghề nghiệp cho công nhân. Kết quả khám sức khỏe định kỳ tại Trung tâm Y tế dự phòng thành phố cho thấy, hầu hết công nhân có sức khỏe loại 2 và 3.

Năm 2009, cả nước xảy ra 6.250 vụ TNLĐ làm 6.421 người bị nạn, trong đó có 507 vụ TNLĐ làm 550 người chết, 1.221 người bị thương nặng  (88 vụ có từ 2 người bị nạn trở lên).

Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Thy, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Đà Nẵng cho biết, hiện nay hầu hết các mẫu bụi không đạt tiêu chuẩn vệ sinh, chủ yếu rơi vào các doanh nghiệp khai thác vật liệu xây dựng, khai thác đá lộ thiên. Trong quá trình sản xuất, mặc dù doanh nghiệp đã áp dụng các biện pháp cải tiến kỹ thuật như phun sương, khoan, nghiền ướt… nhưng mẩu bụi toàn phần và hàm lượng silic không đạt tiêu chuẩn vẫn cao hơn. 

Theo bác sĩ Minh Thy, điều đáng quan tâm là hiện nay còn một số doanh nghiệp hoạt động trong môi trường  nguy hiểm, độc hại vẫn chưa thực hiện đo kiểm tra môi trường lao động và chưa tiến hành khám để phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Đây là lời cảnh báo số người lao động mắc bệnh nghề nghiệp sẽ tăng trong những năm đến.

Bài và ảnh: VIỆT DŨNG

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.