An toàn giao thông đường sắt: Tăng cường tự động hóa

Sự cố đầu máy tàu hỏa lao đến đường ngang nhưng chắn vẫn chưa kịp đóng tại TP Hồ Chí Minh.
Sự cố đầu máy tàu hỏa lao đến đường ngang nhưng chắn vẫn chưa kịp đóng tại TP Hồ Chí Minh.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Bên cạnh những giải pháp công nghệ vốn có, ngành đường sắt đang tính toán việc ứng dụng tự động tối đa để đảm bảo an toàn giao thông chạy tàu.

Rủi ro tai nạn tại đường ngang phòng vệ

Những năm gần đây, việc ứng dụng các công nghệ như sử dụng phần mềm giám sát, lắp đặt camera tại các vị trí liên quan trực tiếp đến chạy tàu, nghiêm cấm nhân viên sử dụng điện thoại thông minh trong ca trực… là những giải pháp đã được Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) áp dụng nhằm ngăn ngừa tai nạn đường sắt do yếu tố chủ quan của công nhân cảnh giới.

Tuy nhiên, sự cố đầu máy tàu hoả lao đến đường ngang nhưng chắn vẫn chưa kịp đóng tại TP Hồ Chí Minh trong tháng 10 vừa qua vẫn là một nỗi ám ảnh với người dân. Mặc dù sự cố chưa gây thiệt hại về người và xe cộ nhưng là vụ việc rất nghiêm trọng, do đây là khu vực có lượng xe cộ đông, nhất là vào giờ cao điểm, tiềm ẩn nguy cơ gây ra những tai nạn thảm khốc.

Theo thống kê của ngành Đường sắt, nơi xảy ra tai nạn đường sắt thường là vị trí đường ngang, điểm giao cắt. Chỉ tính trên tuyến đường sắt Thống nhất có 277 ga, 1.517 đường ngang, gồm 388 đường ngang biển báo, 480 đường ngang cảnh báo tự động, 649 đường ngang có người gác. Nhiều đường ngang chưa được trang bị đầy đủ và đồng bộ các thiết bị tín hiệu phòng vệ và cảnh báo, chưa có sự liên khóa các hệ tín hiệu tại các đường ngang nên khi có trở ngại để thực hiện phòng vệ tất cả đều phụ thuộc vào thao tác của người gác chắn.

Tại các đường ngang không có gác, nguy cơ mất an toàn giao thông còn cao hơn. Đặc biệt khi xảy ra các trường hợp như phương tiện đường bộ trục trặc, hư hỏng trên đường sắt, nếu không có tín hiệu cảnh báo cho người điều khiển phương tiện giao thông đường sắt thì hậu quả là khôn lường.

Nguyên nhân cơ bản gây tai nạn thường đến từ người và phương tiện cơ giới đường bộ đã không chấp hành các quy định về an toàn đường sắt. Đơn cử, do phương tiện giao thông đi qua lối tự mở trái phép; do người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, người đi bộ đi qua đường ngang phòng vệ bằng biển báo hoặc đường ngang phòng vệ có người gác…

Tăng cường tự động hóa

Để kéo giảm tai nạn giao thông đường sắt và đảm bảo an toàn chạy tàu, VNR hiện đang kiến nghị cấp có thẩm quyền cho phép lắp đặt cần chắn hoặc giàn chắn tự động tại đường ngang có gác. Khi tàu sắp đến đường ngang, chuông đèn tự động bật cảnh báo cho các phương tiện đường bộ, sau đó cần chắn hoặc giàn chắn tự động đóng. Nhân viên gác chắn lúc này chủ yếu làm nhiệm vụ cảnh giới, như vậy có thể giảm rủi ro tai nạn do yếu tố chủ quan.

Được biết, Cục Đường sắt Việt Nam đang phối hợp với VNR triển khai lắp đặt hệ thống báo tàu đối với các đường ngang có gác, nhằm tự động báo cho nhân viên gác chắn tàu sắp đến để tác nghiệp đống chắn kịp thời. Cụ thể, sẽ triển khai lắp đặt đối với 566 đường ngang có gác, thực hiện từ năm 2022 và hoàn thành trong năm 2023.

Tại nhiều quốc gia phát triển, việc áp dụng những công nghệ tiên tiến trên những tuyến đường sắt đã được nghiên cứu, triển khai từ lâu nhằm tăng tính tự động hoá, đảm bảo an toàn. Đáng nói nhất là các hệ thống dò tìm phát hiện chướng ngại vật trên đường ngang được áp dụng phổ biến trong quá trình điều hành, giám sát giao thông đường bộ, đường sắt nhằm cảnh báo kịp thời khi phát hiện chướng ngại vật trên đường ngang, nâng cao mức độ an toàn cho con người, phương tiện giao thông.

Theo các chuyên gia ngành Giao thông Vận tải, việc nghiên cứu, triển khai áp dụng hệ thống dò tìm phát hiện chướng ngại vật tại đường ngang, phát tín hiệu cho đầu thu trên đầu máy để tự động báo lái tàu xử lý, sẽ mang lại nhiều lợi ích cho ngành Đường sắt Việt Nam. Trong bối cảnh chuyển đổi số là nhiệm vụ cấp thiết đặt ra với toàn ngành, hệ thống này góp phần không nhỏ trong việc hỗ trợ công tác đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến đường sắt, vừa giảm tải áp lực công việc cho nhân viên gác chắn.

Đáng nói, để ứng dụng công nghệ được nhân rộng, các yếu tố như bố trí nguồn vốn và sự cấp phép, hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền đóng vai trò rất quan trọng. Nhiều ý kiến cũng cho rằng, cần tăng thêm chế tài cho người, phương tiện tham gia giao thông trong phạm vi đường ngang trong từng trường hợp cụ thể để tăng mức răn đe, nâng cao ý thức của người dân trong việc chấp hành các quy định an toàn của ngành Đường sắt.

Tin cùng chuyên mục

Khởi công Đường cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành

Khởi công Đường cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành

(PLVN) - Ngày 14/12, tại tỉnh Bình Phước diễn ra Lễ động thổ khởi công công trình Đường cao tốc TP HCM -Thủ Dầu Một - Chơn Thành, đoạn qua tỉnh Bình Phước và công bố giai đoạn 2 Khu công nghiệp Becamex Bình Phước, đồng thời khánh thành giai đoạn 1 nhà máy sản xuất lốp ô tô của Công ty TNHH HAOHUA (Việt Nam). Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự các sự kiện.

Đọc thêm

2 người tử vong trên quốc lộ

Hiện trường vụ tai nạn giao thông xảy ra trên Quốc lộ 9, đoạn qua thị trấn Cam Lộ.
(PLVN) - Trong 2 ngày (10 và 11/12), trên Quốc lộ 1 và Quốc lộ 9 qua địa bàn tỉnh Quảng Trị xảy ra 2 vụ tai nạn giao thông khiến 2 người tử vong.

Cảnh sát giao thông Hà Nội: Triển khai mô hình 'Ngã tư an toàn giao thông'

CSGT sẽ đẩy mạnh xử lý các lỗi không chấp hành hệ thống biển báo, vạch kẻ đường. (Ảnh: Trường Thắng)
(PLVN) - Theo đại diện Phòng Cảnh sát giao thông - CSGT (Công an TP Hà Nội), hiện nay tại một số nút giao trọng điểm trên các tuyến trục chính ra, vào TP, tình trạng lộn xộn, thiếu an toàn vẫn diễn ra. Mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" được triển khai để góp phần giải quyết tình trạng này.

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện
(PLVN) - Trên công trình xây dựng sân bay Long Thành (huyện Long Thành, Đồng Nai) hiện có gần 4.000 kỹ sư, công nhân trong nước và quốc tế, gần 2.000 máy móc, phương tiện, trang thiết bị thi công đang ngày đêm làm việc với mục tiêu cao nhất là đẩy nhanh tiến độ để hoàn hoàn thành trong năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc mới đây.

Đề xuất hợp lý của Cục Cảnh sát giao thông

Ảnh minh họa
(PLVN) - Chạy xe trên đường, nếu xao nhãng chỉ 1 giây, là có thể tàn cả 1 đời. Nếu vượt đèn đỏ, hậu quả còn có thể nguy hại hơn, thảm khốc hơn. Thế nhưng mới đây, một camera giao thông tại Hà Nội ghi lại được cảnh 164 lượt phương tiện vượt đèn đỏ ở một ngã tư chỉ trong 2 phút. Đó là một thực tế vô cùng đáng báo động, không chỉ xảy ra ở Hà Nội, mà còn ở một số địa phương khác.