Ăn thịt lợn chưa nấu chín, nam thanh niên chết do sán làm tổ dày đặc trong não

Sau 2 tuần điều trị, bác sĩ vẫn không thể cứu được nam thanh niên do ấu trùng sán lợn đã xâm chiếm toàn bộ não.

Tạp chí The New England Journal of Medicine trong tháng 3 vừa qua đã đăng tải một trường hợp co giật và tử vong do nhiễm ấu trùng sán lợn (sán dây lợn).

Theo báo cáo, bệnh nhân là nam thanh niên 18 tuổi ở Ấn Độ được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện trong tình trạng bất tỉnh sau cơn động kinh. 

Cụ thể hơn, bác sĩ Nishanth Dev, người trực tiếp khám cho hay, đó là cơn co cứng – co giật toàn thân (tonic-clonic seizure). Điều này xảy ra khi một lượng xung điện lớn ảnh hưởng lên não khiến bệnh nhân bất tỉnh ngay lập tức.

Các cơn động kinh dạng này thường chỉ kéo dài từ 1 - 3 phút. Nếu tiếp diễn hơn 5 phút, bệnh nhân có thể nguy hiểm đến tính mạng. Các triệu chứng bao gồm mệt mỏi và mất phương hướng kéo dài trong vài ngày hoặc thậm chí vài tuần trước đó. 

Kết quả chụp MRI cho thấy bệnh nhân có nhiều u nang trong vỏ não (hình bên trái là các chấm trắng). Các tổn thương cũng được tìm thấy trong thân não và tiểu não (hình phải)
Kết quả chụp MRI cho thấy bệnh nhân có nhiều u nang trong vỏ não (hình bên trái là các chấm trắng). Các tổn thương cũng được tìm thấy trong thân não và tiểu não (hình phải)

Trong trường hợp này, bệnh nhân đã thấy đau ở vùng háng từ tuần trước đó. Các kết quả khám cho thấy anh còn bị sưng mắt phải và đau tinh hoàn phải. 

Kết quả chụp cộng hưởng từ trên bệnh nhân rất bất ngờ, bác sĩ phát hiện vô số u nang sán lợn trong vỏ não - vùng chịu trách nhiệm về suy nghĩ, trí nhớ, tri giác.

Các tổn thương tương tự cũng được phát hiện trong thân não - vùng đảm trách chức năng liên lạc giữa não và các phần còn lại của cơ thể; trong tiểu não - khu vực điều phối nhận thức và ngôn ngữ, ý niệm về thời gian và sự chuẩn xác.

Nghi ngờ bệnh nhân nhiễm ấu trùng sán lợn, bác sĩ đã chỉ định xét nghiệm huyết thanh. Kết quả đúng như dự đoán.

Bệnh này xảy ra khi ấu trùng sán dây lợn xâm chiếm mô cơ thể từ ruột và tích tụ trong hệ thống thần kinh trung ương, cơ, da và mắt. 

Bác sĩ quyết định không dùng thuốc chống ký sinh trùng vì loại thuốc này thường làm tình trạng u nang trong não viêm nặng hơn. Ngoài ra, còn có thể gây biến chứng phù não và mất thị lực. Do đó, bệnh nhân đã được điều trị bằng thuốc chống viêm và thuốc chống động kinh. Tuy nhiên bệnh nhân vẫn không qua khỏi sau 2 tuần điều trị.

Bệnh u xơ thần kinh Neurocysticercosis là một bệnh ký sinh trùng gây ra bởi nang ấu trùng của sán dây lợn (Taeniasolium). Những nang này có thể xâm nhập vào não, dẫn đến co giật đe dọa tính mạng.

Bệnh này mắc phải chủ yếu do ăn thịt lợn nhiễm sán chưa được nấu chín. Ấu trùng cũng có thể xâm nhập qua trứng sán có trong phân của người mắc bệnh nếu không rửa tay đúng cách sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với thức ăn. 

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo người dân có thể ngăn chặn bệnh này đơn giản bằng việc rửa tay đúng cách và thực hiện ăn chín, uống sôi.

Đọc thêm

Đề phòng nguy cơ nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người' khi mưa lũ

Tay trái của người bệnh Trần Anh T. khi phát bệnh
(PLVN) - Bác sĩ khuyến cáo người dân cần chú ý giữ gìn sức khỏe, cẩn trọng khi ăn uống, sinh hoạt, bởi trong tình hình lũ như hiện nay, có nhiều nguy cơ nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người' Aeromonas Hydrophila qua đường ăn uống, sử dụng nguồn nước không đảm bảo...

Nhà thuốc Long Châu đồng hành cùng Báo Pháp luật Việt Nam cứu trợ vùng lũ

Nhà thuốc Long Châu đồng hành cùng Báo Pháp luật Việt Nam cứu trợ vùng lũ
(PLVN) - Nhằm góp phần cùng cả nước chia sẻ khó khăn với đồng bào miền Bắc đang oằn mình trong thiên tai, đồng hành cùng Đoàn công tác đặc biệt của Báo Pháp luật Việt Nam đến với bà con vùng lũ, Hệ thống Nhà thuốc và Trung tâm Tiêm chủng FPT Long Châu đã nhanh chóng tham gia hỗ trợ 1.000 suất quà là dược phẩm thiết yếu.

Phòng, chống dịch bệnh trong và sau mùa mưa bão

Sở Y tế Hà Nội kiểm tra vật tư y tế, thuốc men đáp ứng công tác phòng, chống dịch sau bão số 3. (Nguồn: Sở Y tế Hà Nội).
(PLVN) - Trong bối cảnh thiên tai nối tiếp thiên tai tại các tỉnh miền Bắc, bên cạnh công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão, công tác phòng, chống dịch bệnh trong và sau mùa mưa bão cũng được đặt lên hàng đầu.

Mưa lũ, tuyệt đối không ăn thịt động vật chết

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trước tình hình ngập lụt diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, Bộ Y tế khuyến khích người dân nên sử dụng thực phẩm chế biến sẵn. Tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm chết làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm.

Phát động cuộc thi Tôi khỏe đẹp hơn lần 3

GS. TS Trần Văn Thuấn tặng hoa chúc mừng các thành viên Hội đồng giám khảo cuộc thi Tôi khỏe đẹp hơn lần 3.
(PLVN) - Cuộc thi Tôi khỏe đẹp hơn lần 3 bắt đầu từ ngày 10/9 và kéo dài 3 tháng, nhằm lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng về nỗ lực chiến thắng bản thân để trở nên khỏe hơn, đẹp hơn.

Lại thêm nhiều trường hợp gan nhiễm độc vì uống thuốc không rõ nguồn gốc

Bệnh nhân bị nhiễm độc gan đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, thời gian gần đây đã tiếp nhận và điều trị một số ca bệnh viêm gan nhiễm độc cấp nặng liên quan đến việc sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc. Các trường hợp này đã gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, đồng thời đặt ra những cảnh báo quan trọng về nguy cơ từ việc tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc được mua trên môi trường mạng, không được kiểm chứng.