Ăn Tết của người Dao Tiền ở Hoài Khao

Cả nhà quây quần bên bếp lửa vừa trông bánh chưng vừa cùng nhau ôn lại những câu chuyện của dòng tộc, những điều hay lẽ phải. (Ảnh: Hoài Nam)
Cả nhà quây quần bên bếp lửa vừa trông bánh chưng vừa cùng nhau ôn lại những câu chuyện của dòng tộc, những điều hay lẽ phải. (Ảnh: Hoài Nam)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cây đào ven rừng khoe cánh hồng rung rinh theo làn điệu Páo dung. Nụ cười tỏa nắng của sơn nữ người Dao Tiền duyên dáng trong bộ trang phục in hoa văn sáp ong trong hương rượu gạo thơm nồng, khiến ngày Tết ở xóm Hoài Khao thêm dư vị và say lòng người.

Điệu Páo dung vi vu đón xuân

Khói lam chiều tỏa lên những mái nhà lợp ngói âm dương hòa quyện với đám mây bồng bềnh khiến cảnh ở thôn Hoài Khao càng trở nên thơ mộng giữa tiết xuân. Thung lũng Hoài Khao nằm ở độ cao gần 1.000m so với mực nước biển thuộc xã Quang Thành, cách thị trấn Nguyên Bình, huyện Nguyên Bình khoảng 20km và cách TP Cao Bằng (tỉnh Cao Bằng) khoảng 60km.

Từ đầu xóm, đôi tượng trâu trắng mẹ con được đặt với biểu tượng mang lại sự may mắn, sinh sôi nảy lộc cho người dân Hoài Khao và để đón chào du khách từ nơi xa tới. Xóm trước đây tên là Vài Khao - làng Trâu Trắng. Xóm cổ Hoài Khao, nơi sinh sống của 34 hộ với gần 200 khẩu. Tất cả là người Dao Tiền. Vùng đất này được thiên nhiên ban tặng vẻ đẹp hiếm có với một quần thể núi, đồi, thung lũng, suối và những đồng lúa mênh mông. Hoài Khao, xóm của đồng bào Dao Tiền nằm e ấp sau các dãy núi non trùng điệp hoang sơ. Những mái nhà nâu trầm đong đầy nét hoài cổ, thơ mộng ẩn hiện sau lũy tre xanh mát... Hoài Khao vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa, điển hình như kiến trúc nhà cổ bằng gỗ, 3 - 5 gian, lợp bằng ngói âm dương. Ngoài nếp nhà chính để sinh hoạt, mỗi gia đình có một kho chứa thóc làm bằng gỗ nằm tách biệt với nhà chính. Những kho chứa thóc cũng là nét riêng độc đáo chỉ có ở Hoài Khao...

Dân tộc Dao Tiền ở Hoài Khao có hai dòng họ lớn là họ Chu và họ Lý. Phía bên hông nhà xây dựng miếu thờ làm bằng đá để thờ tổ tiên gia đình. Người dân ven sườn núi chủ yếu sống bằng cây lúa, củ khoai, ngô sắn. Đàn ông thường lên rừng đốn củi, tìm những vị thuốc bằng lá, còn phụ nữ thường lên nương, chăm sóc con và đàn gia súc tăng gia sản xuất hay ở nhà dệt cửi, trang trí vải thổ cẩm bằng sáp ong. Họ sống mộc mạc, chân chất, hiền hòa.

Bữa cơm đêm giao thừa được coi là ấm cúng nhất trong năm, có đầy đủ các thành viên trong gia đình, tổ chức ăn uống vui vẻ và chúc nhau những lời chúc tốt đẹp nhất.

Bữa cơm đêm giao thừa được coi là ấm cúng nhất trong năm, có đầy đủ các thành viên trong gia đình, tổ chức ăn uống vui vẻ và chúc nhau những lời chúc tốt đẹp nhất.

Cũng như các dân tộc khác, với người Dao, Tết là để gia đình sum họp, để mời tổ tiên về ăn Tết và cũng là báo cáo với tổ tiên một năm đã qua, mong tổ tiên phù hộ cho năm tới làm ăn thuận lợi... Tết là dịp để các thành viên nhớ về cội nguồn của mình.

Những ngày giáp Tết là khoảng thời gian cả xóm Hoài Khao tràn ngập không khí náo nức với điệu hát Páo dung đón xuân. Trong xóm, các cụ cao niên trong trang phục Dao Tiền ngồi tỉa những cành mơ, cành mận, cành đào cắm vào bình to để làm duyên ngày Tết. Đám trẻ cùng nhau chơi bắt dây bằng các ngón tay, đu dây, đánh quay…

Lối đi vào homestay Nhất Nhất của vợ chồng Lý Hữu Nhất (sinh năm 1987) và Chu Thị Hạnh (sinh năm 1993) rải những khóm cẩm tú cầu tím nhạt xinh xắn. Ngôi nhà gỗ mái âm dương đầy ắp tiếng cười của trẻ thơ. Trong căn nhà gỗ, bên bếp lửa hồng, gia đình Lý Hữu Nhất cùng nhau đón Tết Nguyên Đán năm Giáp Thìn tươm tất.

Dải giấy màu đỏ rước lộc vào nhà

Tục lệ của người Dao, trước khi đón năm mới, trong khoảng thời gian từ ngày 20 - 30 tháng Chạp, ngày nào đẹp và hợp với dòng họ, gia đình người Dao sẽ thịt một con gà trống choai, luộc chín rồi dâng cúng tổ tiên. Nếu những gia đình có điều kiện thì thịt lợn dâng cúng cả con trước bàn thờ. Đối với những gia đình đã thịt lợn cúng thì trong những ngày Tết sẽ không cúng thức ăn nữa. Lễ này còn mang ý nghĩa đuổi trừ tà ma, tiễn mọi điều xấu rủi ro theo năm cũ, cầu cho mọi sự an lành, may mắn, thịnh vượng trong năm mới sẽ đến. Đồng thời, thầy cúng sẽ viết chữ lên những mảnh giấy màu đỏ dán lên bàn thờ, cửa ra vào, chuồng trại gia súc cầu cho sức khỏe, mùa màng bội thu. Không khí Tết bắt đầu từ ngày 27, 28 âm lịch, con cháu đi đâu xa cũng về hội ngộ với gia đình.

Người dân dán giấy đỏ trước cửa, đồ vật, dụng cụ lao động, chuồng trại vật nuôi với mong muốn xua đuổi tà ma, cầu năm mới gia đình bình an, vạn vật sinh sôi và phát tài.

Người dân dán giấy đỏ trước cửa, đồ vật, dụng cụ lao động, chuồng trại vật nuôi với mong muốn xua đuổi tà ma, cầu năm mới gia đình bình an, vạn vật sinh sôi và phát tài.

Chủ nhà lau dọn bàn thờ tổ tiên, nhà cửa rồi ngồi cắt những dải giấy đỏ để trang trí, dán lên bàn thờ tổ tiên, cửa nhà, chuồng gia súc, gia cầm và tất cả các công cụ lao động sản xuất của gia đình, thể hiện lòng biết ơn và báo hiệu năm cũ đã trôi qua, năm mới đã đến. Dịp này, tất cả mọi người, kể cả gia súc, gia cầm, dụng cụ sinh hoạt, sản xuất... được hưởng thụ, nghỉ ngơi.

Đàn ông cùng rủ nhau đi mổ lợn, thịt gà rộn rã khắp xóm. Chị em hối hả chuẩn bị lá dong, gạo nếp, đỗ xanh, thịt mỡ để gói bánh chưng được gọi là bánh gù theo hình khum và gù ở 2 đầu. Đối với người Dao, khi ăn chiếc bánh chưng hay bánh gù đầu tiên, họ sẽ buộc lá bánh lên cột nhà để gia đình gặp may mắn trong năm và để gió không làm đổ ngô.

Ông Chu Triều Lý, xóm Hoài Khao, là người làm thầy cúng và rất am hiểu phong tục, tập quán của người Dao Tiền cho hay, ngày 30 Tết, trước khi đón giao thừa, bàn thờ tổ tiên của người Dao Tiền được dọn sạch sẽ. Đêm giao thừa, bàn thờ mỗi nhà đều có mâm lễ cúng tổ tiên, gồm một con gà trống thiến luộc, bánh chưng, hoa quả và rượu. Sau đó, họ đốt giấy tiền, vàng mã, cầu mong một năm mới nhiều tài lộc, cuộc sống sung túc, làm ăn thuận hòa.

Sáng sớm mùng 1 Tết, gia chủ chọn giờ đẹp để xuất hành, du xuân. Phụ nữ Dao Tiền xúng xính với trang phục Dao Tiền thêu hoa văn váy, áo, in hoa văn trên váy bằng sáp ong rộn ràng đón xuân.

Vợ chồng anh Lý Hữu Nhất bên bếp lửa. (Ảnh: Thùy Dương)

Vợ chồng anh Lý Hữu Nhất bên bếp lửa. (Ảnh: Thùy Dương)

Theo chị Lý Thị Hương (Hoài Khao), tên gọi Dao Tiền xuất phát từ việc ở cổ áo phía sau gáy có đính chín đồng tiền bạc, tượng trưng cho vía của thần Ðế Mẫu, vị thần đã có công che chở, nâng đỡ cho người Dao Tiền từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ cho đến khi người Dao Tiền trở về với tổ tiên. Nam giới đến nhà trưởng họ chúc Tết, đánh trống, uống rượu. Đặc biệt, người Dao Tiền có tục lệ thắp hương ở miếu thờ thổ công của làng, xin các vị thần linh, thắp hương miếu thờ Bà linh thiêng phù hộ cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà no ấm. Ngày mùng 4, 5, 6, thầy mo đã làm lễ chọn ngày đẹp, cử một người đại diện thực hiện nghi thức này.

Xóm Hoài Khao thơ mộng, giữ được nhiều giá trị văn hóa dân tộc đặc sắc. Nhiều du khách trong và nước đã về đây để trải nghiệm, đón Tết của người dân tộc Dao Tiền. Du khách được tắm, ngâm chân bằng lá thuốc của người Dao để năm mới sức khỏe dồi dào. Họ được thưởng thức món ăn: cá chép ruộng, ốc ruộng, rau rừng bổ máu, gà đồi, thịt lợn đen, xôi nếp cẩm được tẩm ướp, xào nấu hương vị đậm dân tộc Dao Tiền cùng những chén rượu gạo, rượu ngô cay nồng, thơm ngát. Du khách còn được xem trích đoạn trình diễn Lễ cấp sắc độc đáo của người Dao Tiền. Lễ cấp sắc dành cho người con trai từ tuổi vị thành niên trở lên. Người được cấp sắc cũng đồng nghĩa được chứng nhận sự trưởng thành, đủ điều kiện kết hôn. Lễ cúng của người Dao cũng rất đặc trưng, khi cúng họ mời thầy mo hoặc thầy tào, nếu người chủ gia đình đã được cấp sắc thì có thể tự làm lễ cúng.

Du khách thích thú cùng người dân Hoài Khao “săn mây” ngay chính những hometay đậm văn hóa người Dao Tiền. Những áng mây óng mướt bồng bềnh nhẹ gót phiêu du trên từng mái nhà âm dương, thơm nhẹ vào những cánh hoa đào, hoa mận khoe sắc. Cảnh sắc ấy khiến du khách ngỡ như lạc vào cõi tiên khi đất trời vào xuân…

Ngày Tết, người cao niên ở Hoài Khao hát Páo dung trong lễ nghi tín ngưỡng trong lễ cấp sắc, lễ, Tết. Nhưng người trung niên hát Páo dung trong lao động với những bài hát ca ngợi lao động, sản xuất, cảnh đẹp thiên nhiên, thời tiết, mùa vụ. Các đôi nam nữ Dao Tiền hát Páo dung với các bài hát ru, hát vui chơi, hát giao duyên, hát than…

Tin cùng chuyên mục

Không chỉ người dân, du khách, nhiều học sinh hào hứng tham quan, tìm hiểu Hoàng thành Thăng Long - di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam. (Nguồn: Bảo Châu)

Bảo tồn, phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long: Thấy gì từ việc UNESCO thông qua đề xuất của Việt Nam?

(PLVN) - Ủy ban Di sản thế giới đã ghi nhận và đánh giá cao những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong quá trình thực hiện toàn bộ các cam kết của Chính phủ Việt Nam từ khi di sản được ghi danh năm 2010 đến nay. Hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được thông qua mở ra việc khơi thông trục Hoàng Đạo, tiến tới khôi phục không gian và Chính điện Kính Thiên.

Đọc thêm

Về Mường Thải xem điệu đang Mường

Về Mường Thải xem điệu đang Mường
(PLVN) - Nhắc đến đang Mường là nói đến những làn điệu dân ca chứa chan tình người, khát vọng, tình yêu quê hương, đất nước... Những làn điệu này không thể thiếu trong các ngày lễ hội, ngày vui của bản làng, gia đình đồng bào dân tộc Mường, ở xã Mường Thải, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.

Dùng văn hóa để nâng tầm thương hiệu cây sen Việt

 Sen Việt Nam nói chung và sen Bách Diệp ở Tây Hồ nói riêng đều có tiềm năng lan tỏa hương sắc, vươn tầm quốc tế.
(PLVN) - Chẳng biết từ bao giờ cây sen đã sinh trưởng ở Việt Nam. Mang vẻ đẹp thanh khiết, cao quý - sen trở thành một biểu tượng văn hóa tâm linh của người Việt. Bên cạnh ý nghĩa về tinh thần, hoa sen cũng đem lại những giá trị thực tiễn, như những đóa sen Bách Diệp ở Tây Hồ không chỉ đẹp mà còn cho ra món trà sen tuyệt hảo làm say đắm bao thực khách.

Đào Nhật Tân - nồng nàn theo năm tháng

Hiện giờ cây đào đã trở thành một biểu tượng văn hóa của Hà Nội mỗi dịp Tết đến, xuân về. (Nguồn: Du lịch - Reatimes)
(PLVN) - Nhật Tân là tên một phường ở quận Tây Hồ, đồng thời gắn liền với làng Nhật Tân có nghề truyền thống trồng đào nức tiếng Hà thành suốt nhiều thế kỷ. Cứ Tết đến, xuân về, người Hà Nội lại nô nức kéo đến vườn đào khoe sắc thắm chọn cho được một cây đào bích, đào phai ưng ý.

Dẻo thơm xôi làng Phú Thượng

Mẻ xôi thơm ngon của làng Phú Thượng trở thành món ăn yêu thích của người dân Hà thành. (Nguồn: NVCC)
(PLVN) - Nép mình gần triền đê sông Hồng, làng Phú Thượng (Tây Hồ, Hà Nội) bao năm nay vẫn thổi lửa truyền đời món xôi thơm ngon, dẻo mịn. Từ những con ngõ nhỏ, xôi làng Phú Thượng mang “tiếng thơm” đi khắp mọi nơi ở Hà Thành, trở thành một thức quà được nhiều người sành ăn yêu mến.

longformNghệ nhân 101 tuổi và “thiên cổ đệ nhất trà”

Nghệ nhân trà sen Nguyễn Thị Dần, 101 tuổi vẫn nhớ những lần đài Truyền hình Nhật Bản tới làm phim về nghề ướp trà sen Tây Hồ. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Trước thềm lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia - nghề ướp trà sen Tây Hồ, chúng tôi có dịp tới ngôi nhà thấm đẫm hương “Trà sen bà Dần” qua hai thế kỷ. Cụ Dần đã 101 tuổi, có điều kỳ lạ, cứ đến mùa sen nở rộ tháng 6, cụ lại cùng con cháu ngồi lấy gạo sen trong những sớm mai tinh khiết, để làm nên thứ trà sen “ đệ nhất” Hà thành…

Quy hoạch bảo quản, phục hồi Di tích Đình Thổ Tang

Di tích Đình Thổ Tang, tỉnh Vĩnh Phúc.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long mới ký Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 24/6/2024 phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích lịch sử và kiến trúc - nghệ thuật quốc gia đặc biệt Đình Thổ Tang (tỉnh Vĩnh Phúc).

Mùa sen tháng 6 “đánh thức” giác quan

Gánh hoa sen đẹp ngỡ ngàng trên phố Hà Nội. (Ảnh: Tú Phạm)
(PLVN) - Dưới cái nắng nhiệt đới của tháng 6 khiến bao loài hoa e ngại, hoa sen lại càng tươi tắn, có lẽ vì là loài hoa tri kỷ của mùa hè, giống như hoa cúc của mùa thu hay hoa đào của mùa xuân. Nhiều người mong đến mùa hè để ngắm sen, không chỉ đơn thuần là chiêm ngưỡng hương sắc mà còn để nâng niu, thỏa mãn khứu giác, thậm chí là vị giác với những sản vật từ sen.

Hệ giá trị gia đình - Hạt nhân của hệ giá trị quốc gia

Từng bước đưa vào cuộc sống các chuẩn mực giá trị đạo đức, văn hóa con người Việt Nam. Ảnh tham gia cuộc thi Gia đình do Hội Nhiếp ảnh TP HCM tổ chức.
(PLVN) -  Nhà yêu nước Phan Bội Châu đã từng có câu: “Nước là cái nhà to” và “Nhà chính là nước nhỏ”. Gia đình có vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của mỗi một con người, mỗi một xã hội, mỗi một quốc gia, dân tộc. Gia đình là nơi khởi nguồn sinh ra mỗi con người, không có gia đình để tái tạo ra con người thì xã hội không thể tồn tại và phát triển được. Vì thế, hệ giá trị gia đình chính là phần hồn cốt của gia đình, cũng chính là phần lõi của hệ giá trị quốc gia, dân tộc.

Nhà Nguyễn và những cuộc binh biến trong cung cấm

Cung điện nhà Nguyễn tại Huế. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Những cuộc khởi nghĩa nông dân chống Pháp và chống cả nhà Nguyễn nổi dậy khắp nước khiến nhà Nguyễn rất mỏi mệt và lo sợ. Trong cung cấm đã xảy ra ba cuộc binh biến lớn từ những vị trong dòng tộc nhà vua.

Nếp áo thanh xuân

Phụ nữ thành phố Tuyên Quang hưởng ứng Tuần lễ áo dài Việt Nam. (Ảnh: Báo Tuyên Quang)
(PLVN) - “Nếp áo thanh xuân” là sáng kiến trong chuỗi hoạt động của mạng lưới Di sản - Kết nối, được Câu lạc bộ Di sản áo dài Việt Nam khởi xướng nhằm gìn giữ, phát huy, quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc tới công chúng trong và ngoài nước, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Ca trù, dòng chảy bền bỉ miền cửa biển

Các đào nương hát thờ tại cửa Đình An Biên- Lê Chân, TP Hải Phòng.
(PLVN) - “Hồng hồng tuyết tuyết! Mới ngày nào chửa biết cái chi chi. Mười lăm năm thấm thoát có xa gì...”. Vào những dịp lễ, tết hay các ngày kỷ niệm của đất nước và thành phố, người dân TP Cảng có nhiều cơ hội được thưởng thức các chương trình nghệ thuật đặc sắc ngay tại dải trung tâm thành phố hay vườn hoa Nhà kèn hoặc cửa đình An Biên hàng tháng…

Trải nghiệm văn hóa Tín ngưỡng thờ Mẫu tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

Một góc trưng bày trong khuôn khổ chương trình trải nghiệm. (Ảnh: T.T)
(PLVN) - Kỷ niệm 8 năm thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (2016 - 2024), chương trình trải nghiệm văn hóa Tín ngưỡng thờ Mẫu: Tâm - Đẹp - Vui được giới thiệu tới công chúng tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam vào tối thứ Sáu, thứ Bảy hàng tuần từ tháng 6/2024.

Lễ Đông Sửa của người Thái ở Yên Châu

Lễ Đông Sửa của người Thái ở xã Sặp Vạt, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.
(PLVN) - Lễ Đông Sửa (hay còn gọi là cúng rừng thiêng) của dân tộc Thái ở bản Khá, xã Sặp Vạt, huyện Yên Châu (tỉnh Sơn La) là nét văn hóa tâm linh như một món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân nơi đây...