An ninh truyền tải điện được đảm bảo ra sao trước dịch bệnh COVID-19?

Một ca trực của lực lượng truyền tải điện
Một ca trực của lực lượng truyền tải điện
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trước bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã làm gì để đảm bảo an ninh truyền tải điện. PV có cuộc trao đổi với ông Lưu Việt Tiến – Phó Tổng Giám đốc EVNNPT về vấn đề này.

Thưa ông, hiện nay nhiều địa phương trên cả nước đang thực hiện giãn cách xã hội, vậy EVNNPT đã có chỉ đạo như thế nào đối với các đơn vị trực thuộc nhằm đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống truyền tải điện?

- Nhận thức rõ tầm quan trọng của hệ thống truyền tải điện, EVNNPT đã quán triệt toàn thể CBCNV các đơn vị vừa phải đảm bảo phòng chống dịch (PCD) tốt, vừa phải đảm bảo vận hành an toàn lưới truyền tải điện.

EVNNPT đã hoàn thiện phương án PCD và đảm bảo sản xuất kinh doanh trong điều kiện dịch lan tràn, trong đó có các biện pháp xử lý các tình huống đơn vị có trường hợp F0, trường hợp có nhiều CBCNV nghi nhiễm dịch các thể F1, F2 (dưới 30%, từ 30-50% hoặc trên 50% nhiễm).

Nghiêm túc thực hiện việc bố trí ở tập trung cách ly sau ca trực, làm việc đối với lực lượng vận hành và sửa chữa, thí nghiệm, không ra ngoài khu vực cách ly, không tiếp xúc người ngoài để tránh lây nhiễm. CBCNV kíp trực mới phải được xét nghiệm và có kết quả âm tính với vi rút SARS-CoV-2 trước mỗi đợt trực tập trung; việc xét nghiệm trước khi vào trực tập trung phải đảm bảo tuyệt đối theo hướng dẫn 5K; việc xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2 đang trong thời gian trực tập trung thực hiện theo yêu cầu của địa phương.

CBCNV khác làm việc tối đa từ xa tại nhà, giữ liên lạc thông suốt và sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu. Tất cả các cuộc họp tổ chức theo hình thức trực tuyến, tăng cường làm việc thông qua các ứng dụng từ xa.

EVNNPT đã có Công văn gửi UBND các tỉnh/thành tạo điều kiện cho CBCNV di chuyển phục vụ sản xuất, đầu tư xây dựng, xử lý các sự cố, hư hỏng thiết bị lưới điện, đảm bảo lưới điện vận hành an toàn, liên tục. Các đơn vị tích cực phối hợp với các Tổng công ty điện lực, công ty điện lực, các địa phương để triển khai nhanh chóng tiêm vắc xin cho CBCNV.

Ông Lưu Việt Tiến – Phó Tổng Giám đốc EVNNPT

Ông Lưu Việt Tiến – Phó Tổng Giám đốc EVNNPT

Xin ông cho biết đâu là những khó khăn trong công tác vận hành lưới điện truyền tải với tình hình dịch bệnh hiện nay?

- Dịch covid-19 khởi phát từ đầu năm 2020 nhưng đây là đợt dịch phức tạp nhất với nhiều tỉnh/thành có dịch, số lượng ca nhiễm tăng cao mỗi ngày. Để hạn chế dịch bệnh nên hiện nay nhiều địa phương đã thực hiện giãn cách, cách ly xã hội theo chỉ thị 15, 16 của Chính phủ. Chính vì vậy công tác quản lý vận hành lưới điện truyền tải đang gặp rất nhiều khó khăn.

Cụ thể: đối với công tác quản lý vận hành đường dây, việc kiểm tra định kỳ cũng như đột suất trên các tuyến đường dây, đặc biệt các tuyến đường dây đi qua các khu công nghiệp, khu vực đông dân cư tiềm ẩn nguy cơ sự cố bị hạn chế; Đối với công tác thí nghiệm, sửa chữa, việc hạn chế đi lại cũng ảnh hưởng đến công tác thí nghiệm bảo dưỡng định kỳ trạm biến áp (TBA) do các đội thí nghiệm, sửa chữa phải di chuyển qua các TBA ở nhiều địa phương khác nhau. Ngoài ra, việc đi lại của CBCNV phải có giấy xét nghiệm có kết quả âm tính và có thời hạn cũng là một trở ngại không nhỏ trong việc tổ chức xét nghiệm cho CBNV.

Đối với công tác vận hành TBA, lực lượng trực ca phải cách ly tại trạm, các đơn vị phải bố trí thêm một bộ phận để đảm bảo các điều kiện ăn, nghỉ, sinh hoạt của CBCNV nghỉ tập trung; Có biện pháp giám sát hoặc bảo hộ phòng dịch của người cung cấp dịch vụ để đảm bảo phòng dịch tránh lây cho CBCNV. Việc phối hợp tổ chức thí nghiệm, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị trạm gặp nhiều khó khăn và khó đáp ứng được tiến độ theo kế hoạch.

Không những thế, lực lượng trực vận hành, trực xử lý sự cố phải cách ly tập trung dài ngày trong khi khu vực xung quanh đang có nhiều ca nhiễm cũng ảnh hưởng tới tâm lý của CBCNV. EVNNPT cùng các tổ chức đoàn thể đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện tốt công tác chăm lo, động viên CBCNV vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

EVNNPT đã có phương án chuẩn bị như thế nào trong tình huống dịch bệnh có thể kéo dài, thưa ông?

- Dịch COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp và còn tiếp tục diễn biến phức tạp trong giai đoạn tới. Để phòng, chống dịch bệnh, ngay từ đầu năm 2020, EVNNPT đã thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc EVNNPT thành lập Ban chỉ đạo. Hện nay 100% các đơn vị trực thuộc EVNNPT đã thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống COVID-19.

EVNNPT chỉ đạo toàn bộ CBCNV quán triệt, nghiêm túc, gương mẫu thực hiện các yêu cầu về phòng, chống dịch của các cơ quan Trung ương, địa phương, của EVN và EVNNPT; nêu cao ý thức phòng, chống dịch; tuân thủ việc giữ khoảng cách, đeo khẩu trang, đảm bảo thực hiện giãn cách theo quy.

EVNNPT đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc rà soát phương án phòng, chống dịch và đảm bảo sản xuất kinh doanh trong điều kiện đơn vị có trường hợp CBCNV dương tính, đơn vị bị phong tỏa. Nghiêm túc thực hiện cách ly tập trung, thực hiện tốt "3 tại chỗ" (ăn - ở - sản xuất tập trung tại nơi làm việc) đối với bộ phận CBCNV trực vận hành, sửa chữa thí nghiệm, điều độ, vận hành hệ thống viễn thông dùng riêng, lực lượng này được bố trí ở lại đơn vị sau ca trực và không về nhà.

Xây dựng các kịch bản và phương án phòng chống dịch COVID-19 cho các tình huống xấu hơn có thể xảy ra, đặc biệt đối với các đơn vị trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam, để có thể chủ động ứng phó, đảm bảo an toàn phòng chống dịch cho CBCNV và duy trì hoạt động SXKD của đơn vị. Lưu ý đảm bảo vận hành các đường dây, TBA cấp điện cho các khu vực có phụ tải ưu tiên, các cơ sở y tế, bệnh viện dã chiến, khu cách ly, các địa điểm phòng, chống dịch COVID-19. Chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết (nhân lực, thiết bị, phương tiện, các giấy tờ để được phép di chuyển;...) để triển khai khắc phục nhanh các bất thường, sự cố trên lưới điện.

Công đoàn EVNNPT thăm hỏi các lực lượng tham gia vận hành ca trực

Công đoàn EVNNPT thăm hỏi các lực lượng tham gia vận hành ca trực

EVNNPT đã chỉ đạo các đơn vị cùng trên địa bàn phối hợp, hỗ trợ tối đa lẫn nhau trong điều kiện cho phép, để phấn đấu hoàn thành mục tiêu chung của EVNNPT. EVNNPT cũng đã đề nghị các tỉnh/thành phố về việc tạo điều kiện di chuyển điều hành sản xuất cho lãnh đạo và CBCNV các đơn vị trực thuộc để triển khai công tác quản lý vận hành, xử lý sự cố lưới điện truyền tải, triển khai các dự án đầu tư xây dựng nhằm đảm bảo cung cấp điện phục vụ sản xuất và phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

EVNNPT đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan y tế địa phương thực hiện tiêm vắc-xin COVID-19 cho 3.355 CBCNV (tính đến ngày 28/7/2021), đạt 47,2 % tổng số CBCNV của EVNNPT. Trong thời gian tới, EVNNPT tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan y tế địa phương để thực hiện tiêm vắc-xin COVID-19. Công đoàn EVNNPT và tổ chức công đoàn các cấp trực thuộc tiếp tục chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho CBCNV, đặc biệt là lực lượng “cắm trại” tại nơi làm việc để thực hiện nhiệm vụ.

Trân trọng cảm ơn ông!

Đọc thêm

Nam A Bank lên sàn chứng khoán HOSE

Ông Trần Ngô Phúc Vũ, chủ tịch HĐQT Nam A Bank, thực hiện nghi lễ đánh chiêng - báo hiệu giờ giao dịch chính thức đầu tiên của cổ phiếu NAB trên sàn HOSE. (Ảnh: Nam Á Bank)
(PLVN) - Sáng nay 8/3, Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) công bố và trao quyết định niêm yết, chào mừng ngày giao dịch đầu tiên cổ phiếu NAB của Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank).

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước triển khai việc công bố thông tin một đầu mối từ tháng 3/2024

Trước mắt, Hệ thống công bố thông tin một đầu mối sẽ áp dụng đối với các tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên HNX.
(PLVN) - Từ ngày 08/3/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) sẽ vận hành Hệ thống công bố thông tin (CBTT) một đầu mối áp dụng đối với tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán (GDCK). Trước mắt, sẽ áp dụng đối với các tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên Sở GDCK Hà Nội (HNX).

Công bố 10 sự kiện, vấn đề chứng khoán nổi bật 2023

Công bố 10 sự kiện, vấn đề chứng khoán nổi bật 2023
(PLVN) - Chiều nay, 28/12, tại Hà Nội, Câu lạc bộ Nhà báo Chứng khoán (SJCV) tổ chức công bố 10 sự kiện, vấn đề chứng khoán nổi bật năm 2023. Đây là hoạt động thường niên được SJCV tổ chức từ khi thành lập đến nay trên cơ sở bình chọn của các thành viên. Dưới đây là các sự kiện, vấn đề nổi bật:

Việt Nam và Hoa Kỳ: Thúc đẩy hợp tác song phương giữa hai Ủy ban chứng khoán

Đại diện SSC và SEC
(PLVN) - Chiều ngày 17/11/2023 (theo giờ địa phương), bên lề Hội nghị cấp cao APEC 2023 tại San Francisco; tiếp nối sự thành công của Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Los Angeles, Mỹ vào ngày 14/11/2023, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) Vũ Thị Chân Phương cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với đại diện các cơ quan thuộc Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC).

43 mã cổ phiếu trên sàn HOSE vốn hóa trên 1 tỷ USD

Ảnh minh họa nguồn internet.
(PLVN) - Dữ liệu vừa công bố của Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) cho thấy, lượng cổ phiếu đạt quy mô vốn hóa trên 1 tỷ USD đã liên tục cải thiện kể từ tháng 4/2023. Kết thúc tháng 7/2023, số lượng cổ phiếu ghi nhận vốn hóa trên 1 tỷ USD đã đạt 43 mã.

Kỳ vọng thị trường trái phiếu doanh nghiệp sôi động

Ảnh minh họa.
(PLVN) -Sau 1 tuần Hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ đi vào hoạt động, tổng giá trị giao dịch đạt 2.000 tỷ đồng, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) kỳ vọng thị trường sẽ sôi động hơn trong 3 tháng tới, khi có khoảng 1.000 mã trái phiếu lên sàn.

Bổ nhiệm Tổng Giám đốc và Trưởng ban kiểm soát HNX

Ông Nguyễn Thành Long (bên trái) Chủ tịch Hội đồng thành viên Sở GDCK Việt Nam đã trao Quyết định bổ nhiệm Tổng Giám đốc HNX cho ông Nguyễn Anh Phong.
(PLVN) - Ông Nguyễn Anh Phong, Quyền Tổng Giám đốc Sở GDCK Hà Nội (HNX) được bổ nhiệm Tổng Giám đốc HNX, bà Ngô Thị Lan Hương, Phó Chánh Văn phòng Hội đồng thành viên Sở GDCK Việt Nam được điều động và bổ nhiệm Trưởng ban kiểm soát HNX...