Ấn Độ và Trung Quốc rút quân sau những vụ đụng độ chết người ở Ladakh

Ảnh: AP Photo / Mark Schiefelbein.
Ảnh: AP Photo / Mark Schiefelbein.
(PLVN) - Quân đội Ấn Độ và Trung Quốc đều đã rút hết lực lượng sau những vụ đụng độ tại đường kiểm soát biên giới vùng Ladakh khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng, kênh truyền hình NDTV dẫn thông tin từ quân đội Ấn Độ.

"Quân đội Ấn Độ và Trung Quốc đã rút quân khỏi khu vực thung lũng Galwan, nơi từ đêm ngày 15 đến ngày 16/6 đã xảy ra đụng độ. Mười bảy binh sĩ Ấn Độ đã bị thương nặng do đụng độ với quân lính Trung Quốc khi làm nhiệm vụ, và do nhiệt độ vùng núi cao đột ngột xuống thấp, đã tử vong do vết thương quá nặng. Tổng số người thiệt mạng lên 20 người. Quân đội Ấn Độ cam kết bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước mình", tuyên bố của quân đội cho biết.

Trước đó, hãng thông tấn ANI đưa tin phía Trung Quốc có 43 người thương vong trong vụ đụng độ, bao gồm cả người tử vong và bị thương nặng.

Người phát ngôn của quân đội Ấn Độ cho biết trước đó vào ngày 15/6, khi đụng độ với quân đội Trung Quốc xảy ra ở khu vực thung lũng Galwan ở Ladakh, một sĩ quan và hai binh sĩ Ấn Độ đã thiệt mạng.

Tiếp sau đó người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói rằng Trung Quốc đã bày tỏ ý kiến và gửi công hàm phản đối Ấn Độ do sự cố mới xảy ra ở biên giới hai nước. Bắc Kinh cho biết quân đội Ấn Độ đã vi phạm thỏa thuận, vượt qua đường biên giới, tấn công quân đội Trung Quốc và kích động hai bên đụng độ. Đáp lại, Bộ Ngoại giao Ấn Độ nói rằng cuộc đụng độ xẩy ra là do nỗ lực của Trung Quốc đơn phương thay đổi sự đồng thuận về tuân thủ đường kiểm soát biên giới thực tế tại thung lũng Galwan.

Ấn Độ và Trung Quốc đã xung đột với nhau tại khu vực Galwan, thuộc Đông Ladakh trong nhiều tuần qua. Đây là vùng có tranh chấp lãnh thổ giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Theo báo cáo của truyền thông Ấn Độ, việc tăng cường đội ngũ của mỗi bên bắt đầu sau khi quân đội Trung Quốc dựng một số lều bên sông Galvan và bắt đầu công trình xây dựng.

Giữa Trung Quốc và Ấn Độ từ lâu có tranh chấp lãnh thổ về chủ quyền đối với khu vực miền núi ở phía bắc Kashmir, cũng như gần 60 nghìn km2 ở phía đông bắc bang Arunachal Pradesh. Đường ranh giới kiểm soát thực tế đi qua khu vực Ladakh. Vào mùa thu năm 1962, vụ tranh chấp này đã thành chiến tranh biên giới. Năm 1993 và 1996, Trung Quốc và Ấn Độ đã ký kết các thỏa thuận giữ hòa bình ở các khu vực tranh chấp giữa hai bên.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.