Ấn Độ thử thành công phiên bản tên lửa hành trình chống hạm nhanh nhất thế giới

Tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos.
Tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Bộ Quốc phòng Ấn Độ vừa cho biết đã bắn thử thành công phiên bản phóng từ máy bay của tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos.

Theo hãng tin TASS, thông tin trên được Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết trong một tuyên bố được công bố trên trang web chính thức của chính phủ Ấn Độ ngày 20/4.

"Phiên bản phóng từ máy bay của tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos đã được phóng thành công từ máy bay chiến đấu Su-30MKI. Vụ phóng được thực hiện tại bờ biển phía Đông của đất nước. Tên lửa đã tấn công mục tiêu được chỉ định - một tàu chiến hải quân đã ngừng hoạt động - với độ chính xác cao", tuyên bố của Bộ Quốc phòng Ấn Độ khẳng định.

Năm 2016, Ấn Độ bắt đầu tạo ra phiên bản máy bay của tên lửa BrahMos, với dự định lắp đặt hệ thống này trên hơn 40 máy bay chiến đấu Su-30MKI.

Tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos do Liên doanh hàng không vũ trụ Ấn-Nga BrahMos sản xuất. Tên lửa này được phát triển bởi Hiệp hội Nghiên cứu và Sản xuất chế tạo máy của Nga và Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng của Ấn Độ.

Tên lửa được phóng thử lần đầu tiên vào năm 2001. Các phiên bản khác nhau của tên lửa này đang hoạt động trong cả ba nhánh của Lực lượng vũ trang Ấn Độ, bao gồm Không quân, Lục quân và Hải quân.

Theo nhà sản xuất, BrahMos là tên lửa hành trình chống hạm nhanh nhất thế giới, có tốc độ gấp 2,5 đến 2,8 lần tốc độ âm thanh.

Tên lửa có thể được phóng từ tàu ngầm, tàu, các bệ phóng ven biển. Ngoài phiên bản chính, tên lửa này còn có phiên bản nhẹ hơn có tên BrahMos-NG có thể được phóng từ nhiều mẫu máy bay, trong đó có các máy bay chiến đấu loại MiG-29 do Nga sản xuất hay máy bay Tejas của Ấn Độ.

Ngoài tên lửa hành trình cùng tên, Công ty liên doanh BrahMos còn sản xuất các bệ phóng, hệ thống điều khiển tên lửa, trang bị phương tiện lưu trữ; chịu trách nhiệm huấn luyện phi hành đoàn, sửa chữa và hiện đại hóa tên lửa.

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.

Mỹ chế tạo máy bay 'Ngày tận thế' mới

Một máy bay chỉ huy và điều khiển E-4B.
(PLVN) - Mỹ sẽ phát triển một máy bay “Ngày tận thế” mới để cho phép tổng thống Mỹ tiếp tục lãnh đạo đất nước trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc thảm họa lớn khác phá hủy các trung tâm chỉ huy và kiểm soát trên mặt đất.