Ấn Độ sẽ mua máy bay 'diệt mọi mục tiêu' Su-57 của Nga?

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - Tư lệnh Không quân Ấn Độ Birender Singh Dhanoa đã công bố các điều kiện để nước này mua các máy bay Su-57 do Nga sản xuất.

Theo hãng tin Sputnik, thông tin trên được ông Birender Singh Dhanoa đưa ra trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo quân sự Krasnaya Zvezda của Nga.

Tại cuộc phỏng vấn, Tư lệnh Không quân Ấn Độ khẳng định New Delhi sẵn sàng xem xét lại việc cùng hợp tác sản xuất hoặc mua các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 Su-57 của Nga sau khi loại máy bay này hoàn tất việc lắp ráp, gia nhập lực lượng vũ trang Nga và thể hiện được các tính năng của nó trong thực tế. 

Cùng với đó, ông Dhanoa cũng cho biết, việc xem xét của Ấn Độ sẽ chỉ diễn ra sau khi phía Nga giới thiệu máy bay Su-57 với Ấn Độ. 

Theo hợp đồng hiện có, máy bay phản lực Su-57 đầu tiên sẽ được đưa vào biên chế của lực lượng vũ trang Nga vào cuối năm nay. Chiếc máy bay thứ 2 sẽ được hoàn thành vào năm 2020.

Hồi giữa tháng 2 vừa qua, Giám đốc hợp tác quốc tế của Tập đoàn Nga Viktor Kladov cho biết, Ấn Độ đã thể hiện sự quan tâm lớn đối với máy bay phản lực Su-57. 

Ông này cũng nhấn mạnh, sự quan tâm của người mua nước ngoài đối với máy bay Su-57 đã cho thấy rằng việc sản xuất hàng loạt máy bay chiến đấu đa năng hiện đại này cần phải được bắt đầu càng sớm càng tốt.

Ông Anatoly Punchuk - Phó giám đốc Cơ quan Hợp tác kỹ thuật quân sự (FSMTC) của Nga – cũng khẳng định Nga sẵn sàng tiếp tục hợp tác với Ấn Độ về máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 dựa trên công nghệ của máy bay Su-57 nhưng Ấn Độ đã quyết định tạm thời đình chỉ dự án này.

Su-57 là máy bay chiến đấu đa năng thế hệ thứ 5 của Nga. Giới chức Nga khẳng định máy bay này được thiết kế để tiêu diệt tất cả các mục tiêu bao gồm cả trên không, mặt đất và mặt nước. 

Máy bay này có lớp phủ tàng hình, mang theo vũ khí bên trong và có tốc độ bay siêu thanh, tức hơn vận tốc âm thanh.

So với những dòng máy bay trước đó, máy bay này có sự kết hợp giữa khả năng cơ động cao, tích hợp cả các tính năng của máy bay chiến đấu và máy bay máy bay tấn công.

Máy bay có khả năng thực hiện chuyến bay với vận tốc nhanh hơn nhiều lần so với tốc độ âm thanh. Tổ hợp thiết bị hiện đại và đặc tính khó bị phát hiện cũng mang lại sự vượt trội cho Su-57 so với các đối thủ.

Tổng thống Vladimir Putin mới đây cho rằng Su-57 là máy bay tốt nhất trên thế giới về tất cả các chỉ số chiến thuật và kỹ thuật. “Có thể nói, trên thế giới hiện không có máy bay nào có thể hoạt động tốt như máy bay chiến đấu của chúng ta”, ông Putin khẳng định.

Theo Sputnik, Nga và Ấn Độ là những đối tác lớn nhất trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự. Hơn 70% vũ khí, trang thiết bị quân sự của quân đội, không quân, hải quân của Ấn Độ được sản xuất tại Nga và Liên Xô. Hàng năm, Nga cung cấp cho Ấn Độ khí tài và vũ khí trị giá vài tỷ USD.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...

Ưu điểm 'xe tăng tốt nhất thế giới' của Nga

Một mẫu xe tăng hiện đại hoá từ nguyên mẫu T-72 của Nga.
(PLVN) - Dù có thiết kế rất đơn giản nhưng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Nga là xe tăng tốt nhất thế giới, hãng tin Sputnik dẫn lời nhà báo Brandon Weichert trên ấn phẩm The National Interest (TNI) của Mỹ khẳng định.

Vì sao UNESCO khuyến nghị bảo tồn di sản nghe nhìn?

Hoạt động kiểm kê phim tại Kho lưu trữ UNESCO. (Ảnh: UNESCO)
(PLVN) - Di sản nghe nhìn là những tư liệu quý giá về lịch sử, văn hóa và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số cùng với các nguy cơ tự nhiên và nhân tạo đang đe dọa sự tồn tại của các tài liệu này. Nhận thức được điều đó, UNESCO đã không ngừng thúc đẩy các sáng kiến bảo tồn di sản nghe nhìn, nhằm đảm bảo tính bền vững và khả năng tiếp cận cho các thế hệ tương lai.