Ấn Độ quyết tâm hiện đại hóa ngành công nghiệp quốc phòng

Tên lửa đạn đạo chiến lược Agni-5 với tầm bắn 5000km do Ấn Độ sản xuất. Ảnh: inquirer.net
Tên lửa đạn đạo chiến lược Agni-5 với tầm bắn 5000km do Ấn Độ sản xuất. Ảnh: inquirer.net
Thủ tướng Ấn Độ Na-ren-đra Mô-đi (Narendra Modi) mới đây đã khuyến khích nước này tự sản xuất thiết bị quốc phòng và xuất khẩu thiết bị quân sự. Động thái này một lần nữa khẳng định quyết tâm hiện đại hóa ngành công nghiệp quốc phòng của tân Thủ tướng Ấn Độ, coi đây là một trong những hướng phát triển kinh tế của quốc gia Nam Á này…
Phát biểu với các binh sĩ biên phòng Ấn Độ tại Xri-na-ga khi tới thăm bang Gia-mu Ca-sơ-mia ngày 4-7, Thủ tướng N.Mô-đi nhấn mạnh việc tự lực về sản xuất thiết bị quốc phòng là cần thiết nhằm bảo vệ đất nước khỏi bất cứ mối đe dọa nào. “Chính phủ sẽ nỗ lực hết sức “giữ nụ cười” cho các chiến sĩ biên giới để họ bảo vệ tổ quốc tốt hơn”, ông N.Mô-đi nói. Ông cũng bảo đảm với các binh sĩ biên phòng Ấn Độ rằng chính phủ sẽ quan tâm đến những nỗi bận tâm của họ và sẽ tiến hành mọi biện pháp làm cho cuộc sống của họ tốt hơn.
Phát biểu trên của Thủ tướng N.Mô-đi một lần nữa khẳng định quyết tâm của ông đưa Ấn Độ từ một nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới thành quốc gia xuất khẩu vũ khí. Trước đó, ngay từ khi còn làm Thủ hiến bang Giu-gia-rát, ông N.Mô-đi đã nói đến sự cần thiết phải tự lực trong sản xuất thiết bị quốc phòng và đưa Ấn Độ trở thành nước xuất khẩu mặt hàng này. 
Một tuần sau khi nhậm chức, Thủ tướng N.Mô-đi đã đưa ra đề xuất cho phép các công ty nước ngoài sở hữu 100% vốn trong các doanh nghiệp quốc phòng. Đề xuất trên cần phải được thảo luận và chính phủ thông qua, nhưng với việc đảng của ông N.Mô-đi đang chiếm đa số trong Quốc hội, khả năng được thông qua là khá dễ dàng. Nếu được thông qua, đề xuất này sẽ đánh dấu một bước tiến của chính quyền mới, đó là giúp đất nước thu hút hàng tỷ USD đầu tư vào ngành công nghiệp quân sự.
Theo tạp chí quốc phòng IHS Jane’s, Ấn Độ hiện là quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn nhất toàn cầu, bỏ xa hai đối thủ trong khu vực là Trung Quốc và Pa-ki-xtan, nhà nhập khẩu vũ khí lớn thứ hai và thứ ba. So với giai đoạn 2003-2008, nhập khẩu vũ khí của Ấn Độ đã tăng tới 111% trong 5 năm qua (2008-2013), chiếm 14% tổng giá trị nhập khẩu vũ khí trên toàn thế giới.
Tờ Nhật báo Phố Uôn (Mỹ) phân tích, sở dĩ Ấn Độ phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu vũ khí là do ngành công nghiệp quốc phòng nước này hiện thu hút được rất ít vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ hiện vẫn bị chi phối bởi các công ty địa phương do nhà nước quản lý, vốn thường bị chỉ trích về chất lượng và chậm trễ trong việc giao hàng, khiến các lực lượng vũ trang nước này phải phụ thuộc chủ yếu vào các thiết bị cũ kỹ, lạc hậu. Mãi cho đến năm 2001, Niu Đê-li mới bắt đầu mở cửa hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này cho các công ty tư nhân trong nước. 
Các công ty nước ngoài cũng được phép đầu tư, nhưng chỉ chiếm tối đa 26% trong các liên doanh quốc phòng. Ví dụ như Tập đoàn công nghệ quốc phòng lớn nhất của Anh BAE Systems, hay Tập đoàn Lockheed Martins (Mỹ) chỉ có thể tiếp cận thị trường Ấn Độ thông qua một số ít cổ phần trong liên doanh với các công ty Ấn Độ. Điều đáng nói là, hầu hết các nhà sản xuất nước ngoài đều không muốn chia sẻ công nghệ độc quyền khi mà họ chỉ được sở hữu số vốn thấp như thế. 
“Nếu mọi thứ được dỡ bỏ, chúng tôi được phép liên doanh, sở hữu nhiều cổ phần hơn thì mới có thể phát triển ngành công nghiệp quốc phòng rộng lớn hơn”, ông Y-vơ Gui-lô-mê (Yves Guillaume), Chủ tịch Airbus tại Ấn Độ nói. Còn ông RK.Ty-a-gi (RK Tyagi), Chủ tịch của Hindustan Aeronautics, Công ty hàng không vũ trụ và quốc phòng lớn nhất Ấn Độ, cho biết việc tăng giới hạn đầu tư nước ngoài sẽ giúp phát triển ngành công nghiệp quốc phòng của Ấn Độ.
Ngay sau khi đề xuất hiện đại hóa và mở cửa ngành công nghiệp quốc phòng của Thủ tướng N.Mô-đi được đưa ra, Niu Đê-li đã đón một loạt các chính khách hàng đầu của Pháp, Mỹ và Anh tới để thảo luận về cơ hội hợp tác, buôn bán và đầu tư vào ngành vũ khí. 
Theo đó, Ngoại trưởng Pháp Lô-răng Pha-bi-út (Laurent Fabius) đã đến Ấn Độ ngày 30-6 và ưu tiên hàng đầu của ông là để chốt lại hợp đồng bán 126 máy bay chiến đấu Rafale trị giá khoảng 15 tỷ USD cho Niu Đê-li. Thượng Nghị sĩ Mỹ Giôn Mác-kên (John McCain) cũng có mặt tại xứ sở cà-ri trong tuần qua. Ông Giôn Mác-kên cho rằng "khả năng hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng giữa hai nước, đặc biệt là ngành công nghiệp quốc phòng của Mỹ có thể mang đến cho Ấn Độ nhiều lợi ích to lớn".
Dự kiến, ông N.Mô-đi sẽ thăm Mỹ vào tháng 9 tới, gặp gỡ Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma (Barack Obama). Các nhà phân tích cho biết cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo này sẽ là cơ hội để thảo luận những biện pháp làm sâu sắc thêm mối quan hệ về quân sự và đầu tư.

Tin cùng chuyên mục

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Đọc thêm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội quán triệt chủ trương, giải pháp về thể chế pháp luật để đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”.

Hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự Hội nghị - (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).
Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng nay (13/1). Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội tới 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với sự tham dự của hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị.

Việt Nam - Lào: Tăng cường trụ cột hợp tác an ninh

Bộ trưởng Lương Tam Quang và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Vilay Lakhamphong ký kế hoạch hợp tác năm 2025 giữa Bộ Công an hai nước. (Ảnh: Khổng Hà/CAND)
(PLVN) -  Ngày 12/1, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và Đại tướng Vilay Lakhamphong, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Lào đã đồng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào.

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ hết sức quan trọng và ý nghĩa nhân văn cao cả nên khó mấy cũng phải làm, vướng mắc mấy cũng phải tháo gỡ, thách thức mấy cũng phải vượt qua; làm với tất cả trái tim, khối óc vì những người nghèo còn đang phải ở nhà tạm, dột nát...

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang
Nhân dịp đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 12/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã thăm, tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, chiến sĩ lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Năm 2025: Kỳ vọng đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Các chuyên gia quốc tế đã có nhiều dự báo tươi sáng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2025. (Nguồn: QT)
(PLVN) - Năm 2025 đánh dấu cột mốc đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây là năm kỷ niệm 80 năm thành lập nước và 50 năm ngày thống nhất đất nước, đồng thời là thời điểm bản lề để cả nước nhìn lại hành trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đồng thời định hướng cho một tương lai đầy khát vọng.

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh
Nhân dịp chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 11/1, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Trà Vinh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.