Ấn Độ phun khử trùng vào người di cư gây tranh cãi

3 nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ đã dùng vòi phun ồ ạt dung dịch khử trùng lên một nhóm công nhân Ấn Độ.
3 nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ đã dùng vòi phun ồ ạt dung dịch khử trùng lên một nhóm công nhân Ấn Độ.
(PLVN) -Bang Uttar Pradesh (Ấn Độ) đang gây phẫn nộ khi tiến hành phun khử trùng vào một nhóm người lao động nhập cư khiến dư luận phẫn nộ. 

Theo CNN, một đoạn video xuất hiện trên mạng xã hội cho thấy, tại thành phố Bareilly, bang Uttar Pradesh, ba nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ đã dùng vòi phun ồ ạt dung dịch khử trùng lên một nhóm công nhân đang ngồi trên mặt đất.

Thông tin về hành động này, ông Ashok Gautam, quan chức cấp cao phụ trách chiến dịch chống Covid-19 ở Uttar Pradesh, nói rằng có tới 5.000 người đã bị "phun khử trùng" trước khi được phép rời đi. “Chúng tôi đã phun vào họ như một phần của việc khử trùng. Chúng tôi không muốn họ là mầm bệnh và virus có thể bám trên quần áo của họ. Bây giờ tất cả các bang đều đóng cửa để ngăn điều này xảy ra", ông Gautam cho biết. Cũng theo ông này, chất khử trùng được pha với bột tẩy trắng và không có hại cho sức khoẻ con người.

Nhưng trên thực tế, chất khử trùng trên bề mặt có thể nguy hiểm đối với con người. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc để da người tiếp xúc với chất khử trùng không giúp diệt virus vốn đã tồn tại trong cơ thể người nhiễm. 

Ông Lav Agarwal, một quan chức cấp cao của Bộ Y tế và Phúc lợi gia đình Ấn Độ, cho biết quan chức địa phương liên quan đến vụ việc đã bị “khiển trách”, và việc phun thuốc như vậy không phải chính sách “bắt buộc” của cả nước. “Đây là hành động thái quá của một số nhân viên cơ sở. Có thể là do họ thiếu hiểu biết hoặc quá lo sợ trước đại dịch”, ông nói. 

Trong khi đó, Thẩm phán quận Bareilly - ông Nitish Kumar cũng phản pháo về hành động này trên trang Twitter của mình, rằng "sẽ tiến hành một cuộc điều tra để tìm ra những người có trách nhiệm liên quan tới vụ việc này". Ông Kumar cũng cho hay, những người dân bị xịt khử trùng đang được giám sát sức khoẻ.

Sau khi Thủ tướng Narendra Modi ban hành lệnh phong toả trên toàn quốc, hàng chục nghìn người trong số 45 triệu lao động nhập cư ở Ấn Độ bị thất nghiệp vì các doanh nghiệp phải đóng cửa theo lệnh phong tỏa toàn quốc để hạn chế sự lây lan của Covid-19. Họ đã trải qua chuyến đi dài và gian khổ để trở về quê hương. Hiện các giới chức đang tìm kiếm hàng triệu lao động nhập cư đã trở về các thị trấn nhỏ và làng mạc trên cả nước để cách ly họ 14 ngày.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.