Ấn Độ phóng vệ tinh lần thứ 100

Tên lửa đẩy PSLV-C40 mang theo vệ tinh được phóng từ đảo Sriharikota, bang Andhra Pradesh, Ấn Độ ngày 12/1. Ảnh: AFP/TTXVN
Tên lửa đẩy PSLV-C40 mang theo vệ tinh được phóng từ đảo Sriharikota, bang Andhra Pradesh, Ấn Độ ngày 12/1. Ảnh: AFP/TTXVN
(PLO) - Ngày 12/1, Ấn Độ đã tiến hành phóng vệ tinh lần thứ 100 vào không gian. Đây là một phần nỗ lực của Thủ tướng Narendra Modi nhằm đưa quốc gia này trở thành nhà cung cấp dịch vụ vũ trụ với chi phí thấp nhất toàn cầu. 

Theo Reuters, tổng cộng có 31 vệ tinh nhỏ được đưa vào vũ trụ. Hơn một nửa số vệ tinh micro và nano là của Mỹ, còn lại là của  Ấn Độ, Canada, Phần Lan, Pháp, Hàn Quốc và Anh.

“Tiến hành phóng vệ tinh lần thứ 100 được xem là một thành công rực rỡ, mở ra một tương lai tươi sáng đối với chương trình không gian của Ấn Độ”, ông Modi nói. Ấn Độ sẽ sử dụng vệ tinh mới nhất này để giám sát biên giới và xử lý hình ảnh có độ phân giải cao về trái đất. 

Trước đó hồi tháng 2/2017, Ấn Độ cũng đã phóng thành công 104 vệ tinh trên một tên lửa đẩy. Nước này đã chi khoảng 4 tỷ USD cho chương trình không gian và hy vọng các chương trình mới nhất sẽ có triển vọng trở thành một phần quan trọng trong ngành công nghiệp không gian toàn cầu trị giá 300 tỷ USD.  

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.