Ấn Độ: Nuôi tham vọng thu 9 tỷ USD từ “du lịch y tế”

Ấn Độ nỗ lực phát triển ngành công nghiệp “du lịch y tế”
Ấn Độ nỗ lực phát triển ngành công nghiệp “du lịch y tế”
(PLVN) - Có nhiều lý do mọi người đến Ấn Độ: văn hóa, ẩm thực, thời tiết. Nhưng trong những năm gần đây, một yếu tố khác thu hút du khách là các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Theo BN Beyond B Border - một nhóm vận động y tế cho người tiêu dùng, trên toàn cầu, khoảng 14 triệu đến 16 triệu bệnh nhân đã đi ra ngoài nước họ để điều trị y tế trong năm 2017. Thị trường “du lịch y tế” toàn cầu được ước tính là khoảng 45,5 tỷ đến 72 tỷ USD. 

Năm 2015, Ấn Độ được xếp hạng là điểm đến phổ biến thứ ba cho “du lịch y tế”, khi đón gần 234.000 khách du lịch nước ngoài đến bằng thị thực y tế và đem lại 3 tỷ USD cho đất nước này. Số liệu của Chính phủ cho thấy, vào năm 2017, số lượng khách đến nhiều hơn gấp đôi, lên 495.056 người. Năm 2018, MaxCare, một chuỗi các bệnh viện tư nhân của Ấn Độ đã điều trị tới 50.000 bệnh nhân nước ngoài, với phần lớn đến từ các nước Trung Đông, Trung Á và châu Phi.

Mọi người đến Ấn Độ vì nhiều nhu cầu chăm sóc sức khỏe, bao gồm cả điều trị ung thư, cấy ghép và phẫu thuật tim cao cấp (cả phẫu thuật tim nhi khoa), phẫu thuật thần kinh, phẫu thuật cột sống, cấy ghép, phẫu thuật barective, phẫu thuật chỉnh hình liên quan đến chấn thương và thụ tinh nhân tạo. 

Theo số liệu của Bộ Du lịch Ấn Độ, với xu hướng này cũng như nỗ lực của Chính phủ trong việc tạo sức hút từ “du lịch y tế” với các cơ sở tiên tiến, bác sĩ lành nghề và chi phí điều trị thấp cùng các phương pháp truyền thống như yoga và Ayurveda, ngành du lịch Ấn Độ có thể đạt mức tăng trưởng 200% vào năm 2020, với doanh thu 9 tỷ USD. 

"Ấn Độ có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế và sức khỏe theo tiêu chuẩn quốc tế với chi phí thấp" - Bộ trưởng Du lịch KJ Alphons cho biết bằng văn bản trả lời câu hỏi tại Hạ viện. "Ấn Độ vượt trội trong các cơ sở y tế hiện đại, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe có uy tín, các cơ sở điều dưỡng chất lượng và các liệu pháp chăm sóc sức khỏe truyền thống".

Quy tắc visa cũng đã được thay đổi để khuyến khích du khách đến với Ấn Độ để sử dụng các dịch vụ y tế. "Chế độ thị thực du lịch điện tử đã được mở rộng, bao gồm cả “du lịch y tế”. Thời gian lưu trú tối đa ở Ấn Độ theo thị thực y tế điện tử dài hơn sáu tháng. Đồng thời, các quy định về thị thực y tế và nhân viên y tế cũng đã được giới thiệu để giảm bớt quá trình đi lại của du khách" – ông Bộ trưởng Du lịch KJ Alphons nói.

Ngoài Ấn Độ, các điểm đến hàng đầu cho mục đích y tế bao gồm Malaysia, Singapore, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Hoa Kỳ. Có những thách thức cho ngành công nghiệp toàn cầu và người tiêu dùng cũng vậy, đặc biệt là chất lượng và tính liên tục của dịch vụ chăm sóc. Nhưng đối với nhiều người, tiết kiệm chi phí có thể là một lợi thế lớn. Sử dụng chi phí chăm sóc sức khỏe của Mỹ làm chuẩn, ước tính mức tiết kiệm dao động từ 40% đến 90%, tùy thuộc vào quốc gia/vùng lãnh thổ.

Tại Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, Mexico và Thổ Nhĩ Kỳ, bệnh nhân có thể tiết kiệm 40% đến 65% cho các thủ tục và phương pháp điều trị. Ở các quốc gia như Singapore và Hàn Quốc, thậm chí bệnh nhân có thể tiết kiệm 25% đến 45% cho các thủ tục. Ở Ấn Độ, khoản tiết kiệm có thể bắt đầu từ 65% và lên tới 90% với những bệnh nhân được chăm sóc chất lượng. 

Tin cùng chuyên mục

Chấn động thế giới những vụ tai nạn cuối tuần qua

Chấn động thế giới những vụ tai nạn cuối tuần qua

(PLVN) - Thế giới vừa trải qua một cuối tuần nhiều biến động với loạt tai nạn thảm khốc xảy ra ở nhiều nơi: Xe khách lao xuống vực ở Brazil, máy bay Nga bốc cháy khi hạ cánh ở Thổ Nhĩ Kỳ, lũ quét kinh hoàng ở Indonesia và cháy lớn thiêu rụi khu ổ chuột ở Philippines...

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.