Ấn Độ: Người dân ồ ạt tích trữ lương thực sau lệnh phong tỏa

Người dân Ấn Độ xếp hàng mua đồ tích trữ
Người dân Ấn Độ xếp hàng mua đồ tích trữ
(PLVN) - Nhiều con đường tại thủ đô Ấn Độ trở nên hoang vắng, các tòa cao ốc văn phòng cũng đã bị đóng cửa khi lệnh phong tỏa nhằm ngăn dịch Covid-19 lây lan tại đây bắt đầu có hiệu lực. Thủ tướng Narendra Modi kêu gọi người dân cách ly ở nhà và tự bảo vệ bản thân.

Phong tỏa 3 tuần 

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi công bố lệnh phong tỏa cả nước từ 0 giờ ngày 23/3 nhằm bảo vệ 1,3 tỷ người tại quốc gia đông dân thứ 2 thế giới này trước Covid-19. Lệnh phong tỏa kéo dài 3 tuần và Chính phủ ngưng hoạt động giao thông hàng không, xe lửa, trường học và doanh nghiệp. Và chỉ 4 giờ sau tuyên bố của ông Modi, lệnh phong tỏa bắt đầu có hiệu lực.

“Không ai trên cả nước được phép ra khỏi nhà trong ba tuần tới. Mỗi quận huyện, mỗi con ngõ, mỗi ngôi làng sẽ bị đóng cửa. Cách duy nhất để tự cứu chúng ta trước virus Corona (SARS-CoV-2) là không ra khỏi nhà và cho dù bất cứ điều gì xảy ra, chúng ta hãy cứ ở nhà”, ông Modi kêu gọi. Thủ tướng đồng thời cảnh báo Ấn Độ, quốc gia ghi nhận 536 ca nhiễm và 10 ca tử vong do Covid-19, có nguy cơ thụt lùi 21 năm nếu không thực hiện nghiêm lệnh phong tỏa. 

Chỉ 4 giờ sau tuyên bố của Modi, lệnh phong tỏa bắt đầu có hiệu lực. Theo các biện pháp mới, tất cả doanh nghiệp không thiết yếu sẽ phải đóng cửa, trừ bệnh viện và các nhà thuốc vẫn tiếp tục chức năng bình thường. Trường học vẫn tiếp tục đóng cửa và gần như tất cả các buổi tụ tập đông người đều bị cấm. 

Các con đường nhộn nhịp thường thấy ở  thủ đô New Delhi nay rơi vào lặng im khi lệnh phong tỏa bắt đầu có hiệu lực. Phương tiện giao thông công cộng cũng sẽ bị tạm ngừng hoạt động. Đường sắt Ấn Độ, chuyên chở hơn 25 triệu người lao động mỗi ngày đã hủy tất cả các chuyến tàu chở khách từ đây đến cuối tháng 3. “Để cứu Ấn Độ, cứu mọi người dân, bạn, gia đình bạn... mọi đường phố, mọi khu vực sẽ được phong tỏa”, ông Modi kêu gọi. 

Ngoài ra, phát biểu trên truyền hình của Thủ tướng Modi cũng nhấn mạnh rằng việc phong tỏa 21 ngày là “rất cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của virus Corona”, cho rằng giữ khoảng cách cần thiết là cách duy nhất để ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh, kêu gọi mọi người không nên lan truyền tin đồn và làm theo hướng dẫn của Chính phủ.

Chen chúc mua đồ tích trữ

Thêm vào đó, ông Modi đã lên Twitter để cảnh báo người dân rằng việc mua hàng trong hoảng loạn sẽ chỉ khiến dịch bệnh lây lan nhanh hơn. Thủ tướng Modi cam đoan rằng Chính phủ Ấn Độ sẽ đảm bảo đủ nguồn cung cấp thực phẩm và nhu yếu phẩm cho người dân. “Làm ơn đừng đổ xô đi mua sắn. Làm ơn hãy ở yên trong nhà”, ông Modi viết trên Twitter.

Trong khi, cảnh sát tại thành phố đông dân Ghaziabad, bang Uttar Pradesh, đã đi tuần tra trên các con đường với loa phát thanh yêu cầu mọi cư dân ở yên trong nhà. Thế nhưng, bất chấp lệnh phong tỏa gấp của thủ tướng, người Ấn Độ ở các thành phố lớn như Delhi, Mumbai và Bengaluru… lại chen chúc ở các cửa hàng tạp hoá và hiệu thuốc để tích trữ thực phẩm và thuốc men. Hàng dài xe tải chở sữa, trái cây và rau quả nối đuôi nhau trên các cao tốc ở Ấn Độ, một số dịch vụ giao hàng trực tuyến cũng ngừng hoạt động.

“Không có hướng dẫn rõ ràng nào, cảnh sát bảo chúng tôi phải đóng cửa hàng”, Ram Agarwal, chủ một hiệu tạp hoá ở Delhi nói, trong lúc cửa hàng của anh chật kín người mua đồ khô và sữa. 

“Tôi chưa bao giờ chứng kiến cái gì hỗn loạn như vậy trong đời tôi. Tất cả các mặt hàng của chúng tôi, bao gồm gạo, bột mì, bánh mì, bánh quy, dầu ăn đều đã bán hết”, chủ một cửa hàng ở quận Shakarpur tại Delhi chia sẻ với tờ Press Trust of India.

Số người nhiễm bệnh ở Ấn Độ ngày càng gia tăng, theo thống kê ngày 24/3, nước này đã ghi nhận hơn 500 ca nhiễm virus Corona với 10 người chết.  Đặc biệt, các ca nhiễm cũng được báo cáo ở những vùng hẻo lánh của bang Maharashtra, phía tây đất nước, làm dấy lên mối lo ngại về khả năng đáp ứng của hệ thống y tế công cộng. Các chuyên gia y tế nói rằng việc thiếu hụt các cơ sở xét nghiệm có thể đang cản trở Ấn Độ phát hiện thêm ca nhiễm tại nước này nơi có dân số lên đến hơn 1,3 tỉ người.

Hiện Covid-19 đã xuất hiện ở hơn 190 quốc gia, vùng lãnh thổ sau khi khởi phát ở Trung Quốc tháng 12/2019, khiến hơn 420.000 người nhiễm, hơn 19.000 người thiệt mạng. Không chỉ Ấn Độ, giới chức các quốc gia Nam Á đang phải tìm các biện pháp ứng phó với nCoV ở khu vực chiếm tới 1/4 dân số thế giới.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.