Ấn Độ bắn thử tên lửa đạn đạo tầm ngắn từ tàu ngầm

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLO) - Với việc bắn thử 3 tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm mới đây, Ấn Độ đang tiến gần hơn tới việc hoàn thành bộ 3 hạt nhân của mình.

Tạp chí The Diplomat dẫn thông tin từ truyền thông Ấn Độ cho biết, vào các ngày 11 và 12/8 vừa qua, tàu ngầm dùng để phóng tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân và do Ấn Độ sản xuất hoàn toàn trong nước đầu tiên INS Arihant đã lần đầu tiên bắn thử 3 tên lửa đạn đạo tầm ngắn phóng từ tàu ngầm K-15 (B-05) từ một vị trí ngập nước ở ngoài khơi bờ biển Visakhapatnam của Ấn Độ.

“Tất cả 3 tên lửa đều được phóng từ tàu ngầm đóng ở vị trí sâu 20m dưới mực nước biển và cách bờ biển Vizag khoảng 10km”, tờ New Indian Express ngày 19/8 dẫn lời một quan chức quốc phòng Ấn Độ cho hay. Theo vị quan chức này, các tên lửa đã di chuyển theo đúng quỹ đạo đã được định sẵn một cách hoàn hảo trước khi lao trúng tới mục tiêu với độ chính xác cao, đạt xác suất sai số gần như bằng 0.

Theo truyền thông Ấn Độ, hai trong số các cuộc thử nghiệm được tiến hành vào ngày 11/8 và một cuộc thử nghiệm thứ 3 được thực hiện vào ngày 12/8. Tất cả các thử nghiệm này đều được thực hiện với cấu hình đầy đủ của các tên lửa.

Trước đó, lần gần đây nhất Ấn Độ phóng thử tên lửa K-15 SLBM từ tàu ngầm INS Arihant là vào tháng 11/2015. K-15 Sagarika là một tên lửa đạn đạo tầm ngắn chạy bằng nhiên liệu lỏng 2 giai đoạn, có khả năng mang một đầu đạn nặng 500kg và có tầm bắn xa từ 700 đến 750km.

Song, có một số nguồn tin cho rằng tên lửa này có thể mang đầu đạn nặng đến 1 tấn. Tên lửa K-15 Sagarika đã được Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ phát triển từ những năm 1990.

Còn INS Arihant là tàu ngầm dẫn đầu trong đội tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng hạt nhân dự kiến bao gồm từ 4 đến 5 tàu của Ấn Độ. Tàu này được xây dựng dựa trên kế hoạch đóng tàu ngầm tấn công chạy bằng hạt nhân lớp Akula I 971 của Nga.

Theo dự kiến, tàu INS Arihant có thể mang đến 12 tên lửa K-15 hoặc 4 tên lửa K-4 – tên lửa đạn đạo tầm ngắn có thể mang đầu đạn hạt nhân đã được Ấn Độ bắn thử thành công từ tàu Arihant hồi tháng 4/2016. Tên lửa K-4 có tầm bắn tối đa là 3.500km, có tải trọng khoảng 2.000 kg.

Tuy nhiên, tàu INS Arihant đã bị hư hại nặng vào năm 2017 và đã không được sử dụng trong hầu hết năm 2017 và năm 2018. Điều này đã dẫn đến những nghi vấn về năng lực của hải quân Ấn Độ trong việc hiện đại hóa lực lượng tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng hạt nhân của nước này.

Tàu INS Arighant - tàu ngầm lớp Arihant thứ 2 – trong khi được ra mắt vào tháng 11/2017. Tàu này dự kiến sẽ được đưa vào biên chế vào năm 2020 hoặc năm 2021. Tàu Arighant được cho là sẽ có lò phản ứng mạnh mẽ hơn tàu Arihant và cũng sẽ lớn hơn thế hệ tàu ngầm trước. 

Thêm vào đó, tàu Arighant cũng sẽ có số hầm tên lửa nhiều gấp đôi so với thế hệ tàu trước, với 8 ống phóng thay vì chỉ có 4 ống như tàu Arihant. Tàu Arighant cũng sẽ có nhiều cảm biến tiên tiến hơn so với tàu thế hệ trước và có hệ thống định vị vật dưới nước bằng âm hoặc siêu âm tích hợp USHUS.

Tàu này còn có hệ thống kiểm soát chiến thuật và định vị tàu ngầm Panchendriya để phát hiện và theo dõi tàu ngầm, ngư lôi cũng như các vật cản dưới nước. Hệ thống này cũng có thể sử dụng để liên lạc dưới nước.

Theo The Diplomat, với việc phóng thử thành công, Ấn Độ đang tiến gần hơn tới việc hoàn thành nhánh trên biển trong bộ 3 hạt nhân của nước này. Hiện nay, Ấn Độ vẫn duy trì chính sách chiến tranh hạt nhân tập trung vào học thuyết Không sử dụng trước và Ấn Độ vẫn loại các đầu đạn hạt nhân khỏi các tên lửa thực tế.

Tuy nhiên, để đảm bảo lớp tàu ngầm mới có thể hoàn thành được vai trò là nhánh trên biển trong bộ 3 hạt nhân, các tên lửa đạn đạo tầm ngắn mang đầu đạn hạt nhân cần được triển khai trên các tàu ngầm của nước này, The Diplomat nhận định.

Đọc thêm

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.

Pháp nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất

Tháp Eiffel là biểu tượng nổi tiếng và hấp dẫn nhất của thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: REUTERS/Sarah Meyssonnier.
(PLVN) - Chính phủ Pháp đã nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất sau vụ xả súng đẫm máu tại nhà hát ở ngoại ô Moscow, Nga. Thông báo được đưa ra sau cuộc họp giữa các quan chức an ninh và quốc phòng cấp cao của Pháp với Tổng thống Emmanuel Macron.

Lái máy bay khi say rượu, phi công Mỹ bị kết án tù

Ông Lawrence Russell Jr bị phát hiện uống rượu vượt quá giới hạn cho phép của hãng hàng không gấp gần 2,5 lần.
(PLVN) - Phi công Lawrence Russell (63 tuổi), một công dân Mỹ, vừa bị kết án 10 tháng tù tại Scotland sau khi bị phát hiện có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép trong máu trước khi tiến hành chuyến bay xuyên Đại Tây Dương vào ngày 16 tháng 6 năm 2023.

Chưa ghi nhận công dân Việt Nam gặp nạn trong vụ tấn công khủng bố tại Nga

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, đến nay, chưa ghi nhận có công dân Việt Nam là nạn nhân trong vụ việc. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán đang khẩn trương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại bám sát tình hình, sẵn sàng các biện pháp bảo hộ cần thiết trong trường hợp có công dân Việt Nam gặp nạn.

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga
(PLVN) - Ít nhất 60 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương sau vụ xả súng vào đoàn người tham dự hòa nhạc ở Nga. Đây là một trong những vụ tấn công đẫm máu nhất ở Nga trong nhiều thập kỷ.