Ấn Độ: 72 người tử vong vì uống rượu không rõ nguồn gốc

Ảnh minh họa (nguồn: Internet)
Ảnh minh họa (nguồn: Internet)
(PLVN) - Giới chức Ấn Độ ngày 9/2 cho biết tổng số ca tử vong do uống phải rượu không rõ nguồn gốc tại miền Bắc nước này hiện đã lên tới 72 người.

Trong khi đó, truyền thông sở tại đưa tin con số này là trên 90 người.

Theo thông báo của nhà chức trách bang Uttar Pradesh, qua khám nghiệm tử thi đối với 46 trường hợp tại huyện Saharanpur thuộc bang này, có 36 ca tử vong liên quan rượu giả.

Các trường hợp còn lại đang đợi báo cáo khám nghiệm. Trong khi đó, huyện Kushinagar ghi nhận 8 ca tử vong do uống rượu.

Theo các quan chức y tế, khoảng 20 trường hợp khác vẫn đang được điều trị tại bệnh viện thuộc hai huyện trên. Tuy nhiên, các bác sĩ lo ngại số người chết có thể tiếp tục tăng.

Trong khi đó, số ca tử vong tại Rorkee, huyện Haridwar thuộc bang Uttarakhand đã tăng tới 28 người. Nhiều trường hợp khác cũng đã phải nhập viện. Hiện công tác khám nghiệm vẫn đang được tiến hành.

Kết quả điều tra sơ bộ cho thấy nhiều khả năng các nạn nhân tại Rorkee và huyện Saharanpur đều uống rượu có chung nguồn gốc xuất xứ.

Hiện nhà chức trách cả hai bang Uttar Pradesh và Uttarakhand đang triển khai chiến dịch xóa sổ các cơ sở sản xuất và những điểm kinh doanh rượu lậu, đồng thời bắt giữ và thẩm vấn một số đối tượng tình nghi.

Chính quyền hai bang trên cũng tuyên bố bồi thường trên 2.800 USD cho gia đình có người tử vong trong thảm kịch này và hỗ trợ 700 USD cho các trường hợp ngộ độc rượu phải nhập viện.

Hồi tháng 12/2011, thảm kịch do uống rượu không rõ nguồn gốc cũng đã cướp đi sinh mạng của 172 người tại bang Tây Bengal của Ấn Độ./. 

Đọc thêm

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Rủi ro tiềm ẩn trong “cơn sốt” làm đẹp đón Tết

Các bác sĩ xử trí một ca biến chứng sau nâng mũi làm đẹp. (Ảnh: BV Trung ương Quân đội 108)
(PLVN) - Trong vòng một tháng qua, các bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp biến chứng nghiêm trọng do làm đẹp. Thậm chí, một số ca rơi vào tình trạng nguy kịch, tưởng chừng không thể vượt qua “cửa tử”.

Câu chuyện bảo hiểm y tế khi đồng bào 'lên vùng'

Chị Rơ Ô H’Hóp trong một buổi truyền thông về bệnh lao.
(PLVN) - Việt Nam là một trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao và lao kháng thuốc cao nhất trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, năm 2020 có trên 172.000 người mắc và 10.400 người chết vì bệnh lao tại Việt Nam…