Ăn bánh chưng thế nào để người bệnh đái tháo đường không tăng cao đường huyết?

0:00 / 0:00
0:00
Bánh chưng là một món ăn truyền thống ngày Tết rất giàu dinh dưỡng. Gạo nếp dẻo thơm cùng vị ngọt bùi, béo ngậy của đậu xanh, thịt mỡ và vị cay của hạt tiêu tạo nên một món ăn đặc trưng trong ngày Tết. Đây cũng là món ăn mà người đái tháo đường cần thận trọng.

Với người bệnh đái tháo đường, việc ăn Tết sao cho vui mà vẫn khỏe thực sự không dễ dàng, vì nhiều món ăn truyền thống không tốt cho sức khỏe của người bệnh. Nhiều người băn khoăn, liệu có ăn được bánh chưng khi đang có bệnh đái tháo đường? Nếu ăn thì nên ăn thế nào để duy trì đường huyết ổn định?

1. Thành phần dinh dưỡng của bánh chưng

Thông thường 1 chiếc bánh chưng được làm từ 1,5 - 2 bát gạo nếp, chưa kể thịt mỡ, đậu xanh. Mà gạo nếp là loại gạo có chỉ số đường huyết của thực phẩm nằm trong nhóm cao nhất (GI=85). Trong 100g gạo nếp chứa đến 74,9g bột đường. Một miếng bánh chưng cỡ vừa có trọng lượng khoảng 114g. Vì vậy, bánh chưng khiến nhiều người ăn có cảm giác no lâu.

Trong 100g bánh chưng sẽ cung cấp:

Năng lượng 181kcal

4,3g chất đạm

4,2g chất béo

31,6g chất bột đường

0,6g chất xơ; 26g canxi

0,94g sắt

1,4g kẽm.

Người bệnh đái tháo đường ăn bánh chưng thế nào để đường huyết không tăng cao? - Ảnh 2.

2. Bánh chưng không tốt với người bệnh đái tháo đường

Với thành phần chính là gạo nếp, thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, bánh chưng chứa rất nhiều tinh bột ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của người bệnh.

Bánh chưng được luộc trong thời gian rất lâu để bánh được rền, dẻo ngon. Nhưng chính cách chế biến này khiến cho tinh bột càng được nấu chín khi luộc thì khả năng hấp thu đường càng nhanh.

Nhân bánh chưng có đậu xanh và thịt, phải là miếng thịt ba chỉ có lẫn mỡ và nạc, mới làm ra sản phẩm bánh chưng ngon. Nhưng với người bệnh đái tháo đường, những món ăn có nhiều dầu mỡ lại cần phải hạn chế.

Vì thế, trong dịp Tết, người bệnh đái tháo đường nên hạn chế ăn bánh chưng, nếu ăn thì chỉ nên ăn một chút, cân đối tinh bột và các chất dinh dưỡng khác.

Những người đái tháo đường bị béo phì, có biến chứng thận, hoặc đái tháo đường kèm tăng huyết áp và biến chứng tim mạch thì càng phải hạn chế ăn bánh chưng, nên ăn càng ít càng tốt.

3. Cách ăn bánh chưng để đường huyết không tăng cao

Tết đến, nhiều người nghĩ đến bánh chưng và nghĩ rằng phải tuyệt đối kiêng kỵ. Nhiều người lại ăn không kiểm soát, thậm chí thích ăn bánh chưng rán vì mùi vị thơm ngon hơn trong khi các món rán, nướng càng làm tốc độ tăng đường máu sau ăn tăng lên. Tuy vậy, điều đó không có nghĩa là người bệnh đái tháo đường cần loại bỏ hoàn toàn bánh chưng ra khỏi thực đơn Tết của mình.

Để ăn bánh chưng mà không làm đường huyết tăng cao sau ăn nên ăn bánh chưng gói ít thịt mỡ. Mỗi lần chỉ nên ăn một miếng nhỏ (1/8 cái) khoảng 150g và ăn cách nhau ít nhất 8 giờ.

Trước khi ăn bánh chưng, nên ăn salat rau, canh rau, măng, dưa hành… để tăng cường chất xơ, giảm khả năng hấp thu đường từ ruột. Nếu đã ăn bánh chưng trong bữa ăn thì cần bỏ bớt các món có chứa tinh bột như xôi, cơm, miến, hoa quả và các loại thức ăn chứa bột đường khác.

Nên đo đường huyết trước và sau khi ăn bánh chưng để điều chỉnh phần bánh cho lần ăn tiếp theo.

4. Để người bệnh đái tháo đường ăn Tết vui khỏe

4.1 Lập kế hoạch trước

Mặc dù những ngày nghỉ là thời gian ít kiểm soát được những thức ăn được bày ra trước mặt, nhưng vẫn có thể kiểm soát được những gì tốt cho sức khỏe. Không nên để những bữa tiệc ngày lễ nhiều chất béo và đường cao làm ảnh hưởng tới sức khỏe. Do đó, đối với những món ăn này nên hạn chế, chỉ ăn một phần nhỏ dù nó rất ngon và hấp dẫn.

4.2 Bổ sung nhiều rau xanh

Tìm kiếm những cách chọn lọc để cắt giảm carbs, natri và chất béo bão hòa và bổ sung nhiều rau hơn. Nên chọn các món ăn có rau không chứa tinh bột (măng tây, cải Brussels, bắp cải, đậu cà rốt, dưa chuột, ớt, rau xanh). Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (ADA), những người đái tháo đường type 2 có thể ăn nhiều loại rau không chứa tinh bột vì những loại rau này chứa ít calo và carbohydrate.

4.3 Lựa chọn protein nguồn cũng rất quan trọng

Thực phẩm protein như cá, gà không da và gà tây, trứng, đậu và đậu lăng, cũng như đậu nành (như tempeh và đậu phụ) thường ít chất béo bão hòa. Theo AHA, giảm thiểu chất béo bão hòa là điều kiện cần thiết để giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

4.4 Quản lý lượng đường trong máu

Những ngày lễ nghỉ kéo dài người bệnh đái tháo đường càng có thể theo dõi được lượng đường trong máu. Đặc biệt, không nên bỏ bữa mà phải chia đều lượng carbohydrate trong ngày và tránh ăn quá nhiều carb trong một bữa ăn. Để quản lý lượng đường trong máu, lượng carbs lý tưởng là 30 - 60g mỗi bữa ăn chính và 15 -30g mỗi bữa phụ.

Những ngày tết, việc đi lại, hoạt động nhiều hơn bình thường hoặc ăn các loại thực phẩm khác nhau không đúng thực đơn, người bệnh đái tháo đường phải kiểm tra lượng đường trong máu thêm một vài lần chỉ để ở mức an toàn. Phải nghỉ 3 giờ trước khi ăn hoặc trước và sau khi tập thể dục.

Nếu đã uống một vài ly rượu thì nên nên kiểm tra lượng máu vào ban đêm, vì đó là lúc lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết).

Tin cùng chuyên mục

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Đọc thêm

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.