“Ăn bẩn, sống lâu” là quan điểm đúng đắn?

“Ăn bẩn, sống lâu” là quan điểm đúng đắn?
(PLO) - Các tuyên bố của một chuyên gia vi trùng học uy tín xác nhận, quan điểm cho rằng “ăn bẩn, sống lâu” là … đúng đắn và có cơ sở khoa học.
Giáo sư Graham Rook, chuyên gia hàng đầu đến từ Trung tâm vi trùng học lâm sàng thuộc trường University College London (Anh) cho rằng, việc nhặt thức ăn rơi xuống sàn lên để tiếp tục “đánh chén”, nuôi chó và thường xuyên hôn những người họ hàng... là những cách tốt nhất giúp chúng ta loại bỏ chứng dị ứng.
Ông cũng khuyến nghị, khi một đứa trẻ phì bọt vào núm ti giả, người mẹ chỉ nên liếm sạch nó và đưa trở lại miệng của con.
Giáo sư Rook giải thích rằng, xã hội hiện đại đã trở nên ám ảnh với sự sạch sẽ nhiều tới mức, chúng ta không còn tiếp xúc trực tiếp với một số vi trùng thiết yếu, giúp hệ miễn dịch của chúng ta hoạt động tốt. Điều này đồng nghĩa, khi cơ thể gặp một chất lạ, chưa từng biết đến, hệ miễn dịch sẽ phản ứng quá mức, tấn công cả cơ thể trong quá trình đó.
Phát biểu tại Festival Khoa học Cheltenham, ông Rook nhấn mạnh, thực trạng trên đã trở thành “một vấn đề mang tính thế hệ”. Trẻ em ở nhiều nước hiện nay, đặc biệt là các quốc gia phương Tây, đang dễ bị dị ứng hơn những người lớn tuổi hơn.
Các chứng bệnh như hen suyễn, sốt mùa hè và không dung nạp thực phẩm đang có xu hướng tăng lên. Chỉ tính riêng tại Anh, số ca nhập viện vì các phản ứng dị ứng đã tăng 8% hồi năm ngoái và không ngừng tăng lên trong suốt 3 thập niên qua.
Với tư cách là một giáo sư chuyên về vi trùng học và miễn dịch học giàu kinh nghiệm, ông Rook cho rằng, một cách đơn giản giúp tối ưu hóa hệ miễn dịch là chuyền các vi khuẩn qua lại giữa những thành viên trong gia đình. Điều đó không bao gồm việc vội vã tiệt trùng núm ti giả mà đứa trẻ vừa nhè ra.
Nhà vi trùng học uy tín nói: “Nếu cha mẹ vội nhặt núm ti giả và tiệt trùng nó ngay lập tức hoặc thay thế bằng một núm ti mới sạch sẽ, đưa trẻ sẽ có nguye cơ lớn bị hen suyễn và bệnh eczema. Nhưng nếu các bậc phụ huynh chỉ mút sạch núm ti giả và gắn nó trở lại miệng của con, việc này thực sự bảo vệ đứa trẻ khỏi các rối loạn dị ứng. Đó là vì, đứa trẻ sẽ có sự phát triển vi khuẩn tốt hơn trong miệng và đường ruột, giúp bảo vệ chúng”.
Ông Rook cũng khuyên mọi người nuôi chó, vì loài động vật này thường mang nhiều dạng vi khuẩn thân thiện vào nhà. Những vi khuẩn có lợi ấy sau đó sẽ được lan truyền giữa các thành viên trong gia đình khi họ ôm ghì vật nuôi.
Theo ông Rook, hôn, không vội vứt bỏ thức ăn rơi xuống sàn và đi bộ ở đường thôn quê là những cách vô hại để thu lượm vi khuẩn tốt. Ông quả quyết, xà phòng diệt khuẩn là một ý kiến tồi và rằng, vấn đề nằm ở chỗ, cơ thể người ngày nay luôn trong tình trạng báo động liên tục.
Cụ thể là, khi không cần thiết, hệ miễn dịch nên được “tắt” hoàn toàn. Tuy nhiên, ngày nay, điều đó thường không xảy ra và hệ miễn dịch luôn hoạt động ngay cả khi không cần thiết. “Nó sẽ làm những việc hoàn toàn vô nghĩa như tấn công phấn hoa lướt qua trong gió nhẹ hay tập kích con mèo của nhà hàng xóm tình cờ đi ngang qua. Khi đó, bạn sẽ có các vấn đề về dị ứng”, ông Rook nhấn mạnh.
Tuy nhiên, theo ông Rook, những phát biểu của ông không ám chỉ chúng ta cần phải loại bỏ các thói quen vệ sinh, đặc biệt trong những trường hợp nhiễm virus ở trẻ em hay cảm cúm và cảm lạnh. Chẳng hạn như, bạn có thể phòng ngừa việc lây nhiễm bệnh cảm cúm và hô hấp cho trẻ em bằng cách cẩn thận lấy giấy che miệng khi hắt xì hơi, rồi vứt tờ giấy ấy đi và rửa tay đôi tay của mình./.

Đọc thêm

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

(PLVN) - Thanh tra Sở Y tế tỉnh Gia Lai mới ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Lê Văn Phán (SN 1961), bác sỹ Chuyên khoa I, đồng thời đình chỉ 2 tháng hoạt động của phòng khám chuyên khoa Ngoại (thuộc phòng khám đa khoa Tây Nguyên) vì chẩn đoán sai bệnh rồi chỉ định phẫu thuật dương vật của bệnh nhân. 

Cần nhiều giải pháp để phòng, chống bệnh dại

Giải cứu các chú chó và kêu gọi các nhà hàng thịt chó chuyển mô hình kinh doanh ở Thái Nguyên. (Ảnh: HSI )
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh dại. Đây là biện pháp kịp thời trong việc phòng, chống bệnh dại cũng như hành động quyết liệt hơn nữa nhằm chấm dứt nạn buôn bán và giết mổ chó, mèo để lấy thịt hàng năm trên toàn quốc.

1.000 người nghèo Yên Bái được khám, chữa bệnh miễn phí

1.000 người dân Yên Bái được thăm khám và cấp thuốc miễn phí. Ảnh: Vụ Sức khỏe Bà mẹ - trẻ em
(PLVN) - Trong 4 ngày vừa qua (20-23/3), Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em - Bộ Y tế và Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức chương trình khám, chữa, sàng lọc bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 1000 người, hỗ trợ bệnh nhân nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn và tiến hành đào tạo chuyển giao kỹ thuật cấp cứu sản khoa cho Bệnh viện Sản nhi Yên Bái và Trung tâm Y tế huyện Yên Bình.