Ẩm thực người Kẻ Chợ

Xếp hàng ăn phở ở 49 Bát Đàn. (Ảnh: Minh Thắng)
Xếp hàng ăn phở ở 49 Bát Đàn. (Ảnh: Minh Thắng)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nói về ẩm thực ở xứ Kinh kỳ, người nhập cư như tôi không dám bày tỏ nhiều. Nhưng phải công nhận một điều, món ăn ở đất Kẻ Chợ - Thăng Long rất ngon, đa dạng, phong phú, nhiều màu sắc và giá cả bình dân.

Sự tinh tế trong món ăn dân dã

Một món ăn như phở hay bún cũng chỉ vài chục nghìn đồng. Nó đáp ứng cho cả người dân lao động nghèo hay công chức, người giàu. Đó là cái độc đáo của ẩm thực Hà thành khi ai cũng có thể thưởng thức món ngon, nó thể hiện phần nào sự bình đẳng, dân chủ ở lối sống phố thị, tạo nên một mặt bằng sống động trong sinh hoạt hằng ngày.

Người Hà Nội, bất kể giàu nghèo đều không thích ăn phở hay bún riêu, bún mọc hay các loại bánh ở những nhà hàng, khách sạn sang trọng. Họ thích sà xuống đường, ngồi bệt ở vỉa hè ăn phở. Phở ngon đã đành, mà cái không khí ăn uống ở phố chợ thật náo nhiệt và sôi động.

Nhà văn Thạch Lam đã viết: “Cái chí của Việt ta cũng khác: món quà bán thì cứ muốn bán cho rẻ và nhiều, thích thế để xiêu lòng khách còn cái phẩm có tốt hay không, không quan tâm đến. Cho nên bát mằn thắn của người mình thì có đủ cả rau thơm, xá xíu, đôi khi mấy miếng dồi và một phần chia tám quả trứng vịt.

Đối với các bà, các cô đi chợ, cô hàng vải, cô hàng rau... là những người ưa món quà gì vừa rẻ vừa ngon, lại vừa no lâu, các cô khó tính, sành ăn và hay xét nét lắm đã có món quà của cô hàng cơm nắm lẳng lơ với hai quang thúng bỏ chùng.

Đó là quà tất cả suốt ngày của tất cả các hạng người, nhất là công chức và thợ thuyền. Người ta ăn phở sáng, ăn phở trưa và ăn phở tối… Phở bán gánh có một vị riêng, không giống như phở bán ở hiệu. Các gánh phở có tiếng ở Hà Nội đều được người ta đặt tên và tưởng nhớ: phố Ga, phố Hàng Cót, phố Ô Quan Chưởng, phố Cửa Bắc…”.

Họa sĩ Lê Thiết Cương cho rằng món ăn, đồ uống ở đất Thăng Long - Kẻ Chợ này không những là công thức nấu ăn ngon mà là nếp sống, nếp phố, tạo nên hình hài phố cổ. Mẹ họa sĩ Cương là bà Đỗ Phương Thảo, một người hoạt động điện ảnh nhưng lại rất thấu hiểu các món ăn ở đất Hà thành này. Bà đã viết cuốn sách “Bếp ấm của mẹ” và được tái bản nhiều lần.

Họa sĩ Lê Thiết Cương là người vẽ bìa cho cuốn sách của mẹ mình bộc bạch, đây không phải là cuốn sách nói về công thức các món ăn mà thông qua đấy là nếp nhà, nếp phố qua các món ăn, món bánh… của Hà Nội.

“Mẹ tôi là con gái của phố Hiến, lấy bố tôi theo như chữ dùng của nhà văn Nguyễn Việt Hà thì là “con giai phố cổ”. Cái nền móng của các món ăn này đầu tiên là đọng lại của hai tiểu vùng văn hoá “thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến”.

Tên cuốn sách là “Bếp ấm của mẹ” nhưng đây không phải là cuốn sách nói về công thức nấu ăn. Bởi nếu như vậy thì có lẽ cũng không cần thiết phải có thêm một cuốn sách về các món ăn của Hà Nội nữa. “Bếp ấm của mẹ” là qua các món ăn, như cơm hàng ngày, cỗ bàn trong ngày lễ, Tết, ngày giỗ chạp hay những món bánh của Hà Nội dưới cái nhìn của một người phụ nữ - chủ gia đình để nói tới, bàn tới cái gia phong của nếp nhà, nếp phố, đặc biệt là nếp phố cổ Hà Nội.

Cuốn sách “Bếp ấm của mẹ”.

Cuốn sách “Bếp ấm của mẹ”.

Cuốn sách mẹ tôi viết về sự tinh tế của Hà Nội: Ví dụ Hà Nội không trồng được cây trám, không có quả trám nhưng khi quả trám về đến Hà Nội, Hà Nội chỉ cần thêm cho nó một phần nhỏ sự khó tính, kỹ lưỡng, tinh tế, cầu kỳ của người Hà Nội thì trám trở thành một món ăn. Trước đây, trám chỉ để trám muối hoặc luộc lên chấm muối vừng.

Hoặc ví dụ Hà Nội không nuôi được con rươi, thế nhưng chỉ khi con rươi về Hà Nội thì nó tinh tế hơn rất nhiều. Trở lại chuyện này, nếu chỉ nói về món ăn thì chán lắm, mà điều quan trọng cuốn sách đã mở ra câu chuyện về con người Hà Nội một thời. Và như vậy món ăn đâu chỉ là món ăn, món ăn là văn hóa. Thông qua đấy người ta thấy được văn hoá của một thời chưa xa đâu nhưng cũng phải thừa nhận rằng ngày hôm nay nó đang mai một đi rất nhiều, điều đó cũng thật đáng tiếc”, theo họa sĩ Lê Thiết Cương.

Tôi không phải là một chuyên gia về ẩm thực, nên không đủ kiến thức và kỹ năng để đánh giá món ăn ngon hay dở, cũng không thể khen là món ăn Hà Nội ngon nhất trong ba vùng Bắc - Trung - Nam. Đơn giản ăn uống nó còn là thói quen, khẩu vị của từng người. Nhưng cái tôi thích là tinh thần, không khí và tính cộng đồng qua cách họ chế biến, cách người dân thưởng thức, rồi bán hàng… Đó là cái tính cộng đồng rất lớn, nó vẫn mang dáng dấp hoạt động của làng trong phố.

Khi một gia đình có cỗ thì tất cả thành viên trong gia đình đó cùng xắn tay làm, phân công rõ ràng, rất náo nhiệt. Còn nếu chúng ta ghé vào một quán ăn cũng vậy, mỗi người một việc, họ thái thịt, cho bánh phở vào, rồi người cho rau thơm, chan nước… Tất cả thật nhịp nhàng, gắn bó, chính xác. Cả cộng đồng đó tạo nên món ăn yêu thích, ấn tượng…

“Nước dùng thì nóng lắm đấy, nóng bỏng rẫy lên, nhưng ăn phở có như thế mới ngon. Thịt thì mềm, bánh thì dẻo, thỉnh thoảng lại thấy cay cái cay của gừng, cay cái cay của hạt tiêu, cay cái cay của ớt; thỉnh thoảng lại thấy thơm nhè nhẹ cái thơm của hành hoa, thơm hăng hắc cái thơm của rau thơm, thơm dìu dịu cái thơm của thịt bò tươi và mềm… rồi thì hòa hợp tất cả những vị đó lại, nước dùng cứ ngọt lừ đi, ngọt một cách hiền lành, êm dịu, ngọt một cách thành thực, thiên nhiên, không có gì là hóa học….” (Vũ Bằng)

Ẩm thực qua góc nhìn văn nghệ

Viết hay về Hà Nội có Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Mai Thảo, Thạch Lam… nhiều lắm. Trong văn chương của họ đều có những món ăn dân dã, ấm nóng trong mùa đông, mát lạnh khi mùa hạ đến, thi vị của mùa thu, rồi cái nồng nàn, hương say mùa xuân đã về. Món ăn đã trở thành tinh thần quấn quýt mà ai đi xa quá nhớ, ai ở lại thì như thói quen hằng ngày. Sáng phải dắt nhau đi ăn phở, bún... rồi ghé uống cà phê Lâm, cà phê Giảng…

Trong cuốn “Hà Nội băm mươi sáu phố phường” nhà văn Thạch Lam quyến rũ người đọc: “Cũng là thứ bún chả chẳng hạn, cũng rau ấy, thế mà sao bún chả của Hà Nội ngon và đậm thế, ngon từ cái mùi thơm, từ cái nước chấm ngon đi. Rồi mùa nực thì hàng xôi cháo: cháo hoa quánh mùi gạo thơm, xôi nồng mùi gạo nếp. Xôi đậu, xôi lạc, xôi vừng mỡ và dừa. Ở, cái xôi vừng mỡ, nắm từng nắm con, ăn vừa gậy vừa bùi. Mà có đắt gì đâu! Ăn một, hai xu là đủ rồi. Mùa rét thì xôi nóng, hãy còn hơi bốc lên như sương mù, ăn vừa nóng người vừa chắc dạ”.

Quán phở Thìn. (Ảnh: Khuê Việt Trường)

Quán phở Thìn. (Ảnh: Khuê Việt Trường)

Nhà văn Nguyễn Bình Phương có một quan sát rất lạ về cách người Hà Nội thưởng thức khi ăn uống: “Trong quán nhậu, muốn tìm bàn chỉ có toàn là dân Hà Nội gốc, nghĩa là định cư ở đây phải tối thiểu từ ba đời trở lên, thì bạn chỉ cần chú ý một chút sẽ nhận ra được ngay. Bàn nhậu nào âm thanh chỉ rù rì, bàn nào đồ nhậu ngon mà số lượng lại vừa vừa phai phải thì đích thị đó là họ. Trong những cuộc nhậu, dân Hà Nội không hoang phí, càng không mấy khi vung chân múa tay tranh luận với nhau kịch liệt đến mức đỏ mặt tía tai. Hy vọng tìm thấy một cuộc “kịch chiến” giữa người Hà Nội với người Hà Nội chỉ là “ngọn đèn trong mơ” mà thôi. Họ có thể bất đồng, có thể tranh luận nhưng ngay khi bắt đầu cuộc tranh luận thì kết cục sẵn có đã bày ra: chân lý sẵn sàng chia đều cho cả hai bên và chả có kẻ thắng, người thua, do đó cũng chả có sự cay cú.

Lối ôn hòa khôn ngoan ấy tránh được những sứt mẻ không cần thiết. Gác xép dạy họ như vậy đấy. Gác xép bảo rằng trong thế giới của nó, mọi va chạm, xung khắc cần phải được giản trừ tối thiểu, để có sức mà tồn tại giữa sự chật chội, bức bối. Một thế giới ôn hòa luôn luôn quẩn quanh trong không gian sống của người Hà Nội. Và khi ôn hòa tiến đến độ nào đó thì nó thành tự tại”.

Tin cùng chuyên mục

Du lịch Tết có nhiều chương trình hấp dẫn nhưng du khách cần đảm bảo an toàn cho bản thân. (Ảnh minh họa: Hà Phong)

An toàn du lịch vui Xuân, đón Tết Ất Tỵ

(PLVN) - Tết Nguyên đán năm 2025, người dân được nghỉ liên tục 9 ngày, đây là thời gian nhiều hoạt động du lịch hấp dẫn diễn ra. Bên cạnh việc vui chơi, trải nghiệm, tham quan các điểm đến hấp dẫn, du khách cần lưu ý đảm bảo an toàn để có một kỳ nghỉ trọn vẹn niềm vui.

Đọc thêm

Đón chuyến tàu du lịch đầu tiên năm 2025 cập Cảng Chân Mây

Du khách cập cảng Chân Mây và tham quan các điểm du lịch tại TP Huế.
(PLVN) -  Sở Du lịch thành phố Huế vừa phối hợp với Công ty Cổ phần cảng Chân Mây và Công ty TNHH MTV Dịch vụ Lữ hành Saigontourist tổ chức chương trình đón chuyến tàu du lịch và những du khách đầu tiên đến TP Huế bằng đường hàng hải năm 2025.

Đưa nghệ thuật truyền thống vào phát triển du lịch

Vở cải lương “Cành khế ngọt” được kỳ vọng sẽ trở thành sản phẩm du lịch hút khách. (Ảnh: Trang Anh)
(PLVN) - Tuồng, chèo, múa rối… là những di sản văn hóa phi vật thể được Hà Nội “biến” thành sản phẩm du lịch độc đáo thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Các nhà hát ở Thủ đô đang nâng cao kỹ năng biểu diễn của các nghệ nhân cũng như ý thức trách nhiệm trong bảo tồn, phát huy giá trị của di sản phi vật thể.

Thu hút khách quốc tế dịp Tết Nguyên đán 2025

Khách quốc tế đến Việt Nam có xu hướng tăng mạnh vào dịp đầu năm mới. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Theo Tạp chí du lịch thế giới TTW, những tháng đầu năm vẫn là tháng then chốt đối với ngành Du lịch, thời điểm mang lại những cơ hội đáng kể để ngành này tăng tốc và đặt nền móng cho tăng trưởng cả năm. Đón khách nước ngoài đến “khai xuân, đón Tết” đang là mục tiêu thúc đẩy du lịch mùa xuân ở Việt Nam.

Hồ Hòa Bình cần những 'cú hích' để 'cất cánh'

Hồ Hòa Bình cần những 'cú hích' để 'cất cánh'
(PLVN) -  Tiềm năng du lịch đặc sắc hiếm nơi nào có được. Tầm nhìn, khát vọng về một khu du lịch trọng điểm quốc gia đã được chỉ rõ trong Quyết định phê duyệt Quy hoạch chung đến năm 2035 của Thủ tướng Chính phủ. Làm gì để những giá trị của Hồ Hòa Bình không còn là “tiềm năng” mà trở thành thế mạnh, động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương, PLVN đã trao đổi với ông Nguyễn Thành Trung – Tổng giám đốc Công ty Tập đoàn Archi, đơn vị đang triển khai một số dự án ở khu vực Hồ Hòa Bình.

Nâng cao chuỗi giá trị trong phát triển du lịch của Bạc Liêu

Nâng cao chuỗi giá trị trong phát triển du lịch của Bạc Liêu
(PLVN) - Được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố, cấp ủy, chính quyền, năm 2024, du lịch TP. Bạc Liêu có bước phát triển vượt bậc và khởi sắc hơn so với cùng kỳ năm 2023, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán và dịp Lễ 30/4, Quốc tế Lao động 1/5, Giỗ tổ Hùng Vương…

Xu hướng đến Việt Nam bằng du thuyền tăng mạnh

Tàu biển Celebrity Solstice đến cảng Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu). (Ảnh: Bích Chi)
(PLVN) - Khách du lịch đi bằng tàu biển, du thuyền tới Việt Nam gần đây tăng mạnh. Các công ty du lịch lữ hành, nhất là những doanh nghiệp có lợi thế ở mảng này đều đánh giá du lịch bằng tàu biển rất tiềm năng trong việc tăng khách quốc tế đến Việt Nam.

longformRực rỡ sắc hoa Tớ dày trên non cao Mù Cang Chải

Rực rỡ sắc hoa Tớ dày trên non cao Mù Cang Chải
(PLVN) - Những ngày này trên non cao Mù Cang Chải – Yên Bái, những bông Tớ dày đã bung nở khoe sắc hồng rực rỡ. Đây cũng là dịp du khách thập phương tìm đến mảnh đất của người Mông lắng nghe tiếng thở của đại ngàn trong thời khắc giao mùa.

Lâm Đồng đón 2 triệu lượt khách dịp Festival Hoa

Lâm Đồng đón 2 triệu lượt khách dịp Festival Hoa
(PLVN) - Festival Hoa lần thứ X năm 2024, Lâm Đồng đón 2 triệu lượt khách, tổng doanh thu xã hội ước đạt trên 3.600 tỷ đồng, góp phần quan trọng cho tỉnh vượt chỉ tiêu về lượt du khách khi đón du khách thứ 10 triệu trong năm 2024.

TP Hạ Long bắn pháo hoa chào năm mới 2025

Chương trình nghệ thuật chào năm mới 2025
(PLVN) - Ngày 30/12, Theo thông tin từ Ban tổ chức, Chương trình nghệ thuật "Hạ Long - kỷ nguyên rực rỡ" chào năm mới của TP Hạ Long sẽ phục vụ miễn phí cho Nhân dân và du khách, được tổ chức lúc 21 giờ 15 phút, ngày 31/12/2024 tại Quảng trường 30/10. Nổi bật sẽ là màn bắn pháo hoa chào năm mới 2025.