Âm thanh của phố

Âm thanh của phố
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Buổi sáng, anh mở cửa bước ra ban công, nhìn xuống phố. Âm thanh phố phường hôm nay nghe thật quen mà cũng thật lạ. Nghe như những gì đã mất, nay lại tái sinh...

“Ai bánh mì nóng không. Bánh mì nóng giòn, đặc ruột thơm bơ, hai ngàn một ổ”, tiếng rao của người bán bánh mì làm anh chợt giật mình. Bởi, tiếng rao quen thuộc ấy thế mà đã hơn 3 tháng nay vắng bóng. Ngày trước, lúc bận rộn cắm đầu vào máy tính làm việc, thấy đói bụng, nghe tiếng rao bánh mì, anh sẽ thò đầu ra ban công hét toáng lên: “Bánh mì ơi, cho hai ổ nóng giòn nha”. Rồi cầm tiền, chạy nhanh như bay xuống nhà, lấy 2 ổ bánh mì còn nóng hôi hổi, chấm với sữa đặc hoặc ăn kèm miếng chả lụa. Một ly cà phê. Thế là bữa sáng ngon lành đã xong.

Ngôi nhà nằm trong một con hẻm đông vui ở Gò Vấp, ban công hướng ra đường. Bàn làm việc gần ban công. Nếu mở cửa ban công, mỗi ngày sẽ có đủ thứ âm thanh của cuộc đời ập vào khứu giác anh.

Một trong những “đặc sản Sài Gòn” là tiếng rao. Sáng sớm, ngủ dậy đã nghe lanh lảnh tiếng bánh mì nóng. Anh bán bánh mì thường mặc cái áo màu cháo lòng, chạy một chiếc xe máy cũ, phía sau chở một cái ràng làm bằng kẽm, bên trong là bao vải to tướng, đựng những ổ bánh mì mà anh mới lấy từ một lò bánh, chạy khắp các con ngõ Sài Gòn để rao bán.

Buổi xế chiều thường có chị bánh giò cũng xe máy cũ và bao vải to tướng, chở bánh đi khắp nơi, dừng ở từng con ngõ, miệng rao “ai bánh giò nóng hônnn”. Tiếng rao kéo dài, giọng chị người Trung, nghe vui tai. Thi thoảng sẽ có một cái đầu hé ra từ cánh cửa nhà nào đấy kêu lên: “Bán cái bánh giò chị ơi”. Cuộc mua bán diễn ra chớp nhoáng, tiếng rao của chị lại vang lên vài lần nữa, như nhắn nhủ, thúc giục những ai còn chần chừ, rằng mau mau đến thưởng thức món ăn vặt ngon lành của buổi chiều đi nào...

Trong ngày, những tiếng rao còn vang lên vài lần khác. Đó là khi xe đậu hũ đi ngang, với tiếng rao “đậu hũ nóng nước đường gừng đê”, tiếng rao “ai chè đậu xanh nước cốt dừa đê”, rồi lại “ai trứng vịt lộn cút lộn vịt giữa đê”, “kem que kem que đê” hay “ai bắp xào cá viên chiên hôn”. Đi kèm với những tiếng rao của người bán sẽ là tiếng lao xao của người mua. Với những món ăn vặt ngon lành, lũ con nít của nhà nào đó sẽ reo lên, rồi ùa ra. Anh xe cá viên chiên, anh bán kem que sẽ bắt đầu bối rối, và “dẹp loạn” lũ trẻ bằng cách bảo chúng trật tự, từ từ rồi ai cũng có phần.

Âm thanh quen thuộc mà hầu như hội “cú đêm” nào ở Sài Gòn cũng đều biết, đó chính là tiếng lách cách của những xe mì gõ. Đêm đã dần về khuya, lúc này, bất cứ tiếng rao nào cất lên cũng nghe chừng lạc lõng lắm. Nhưng tiếng rao mì gõ lại khác. Đó không phải là âm thanh thoát ra từ tiếng nói con người. Tiếng lách cách phát ra từ hai que gỗ nhỏ, được cậu bé phụ bán xe mì gõ vừa rảo bước vừa gõ hai thanh gỗ vào nhau tạo ra những âm thanh vui tai, chính vì thế mà món mì mới có tên là “mì gõ”. Âm thanh ấy chính là báo hiệu, mì gõ đã đến, đã bán rồi. Lúc ấy, sẽ có người đặt ngay một tô nóng hổi cho mình ăn, vài tô cho cả nhà. Hoặc, cả hội có thể mở cửa, bước ra hẻm. Dưới một ngọn đèn đường đang lặng lẽ toả bóng, xe mì gõ đứng đó, làm ấm lên cái quạnh quẽ của đêm. Chung quanh xe, người ngồi lô nhô trên các ghế nhựa dã chiến, sì sụp húp tô mì gõ nóng hổi gía rất đỗi bình dân, trò chuyện với nhau những câu chuyện không đầu không cuối.

Những tiếng rao vang lên đều đều như nhịp điệu cuộc sống. Chỉ cần nghe tiếng rao là có thể đoán định ấy là khoảng thời gian nào của ngày. Người bình dân Sài Gòn, chỉ cần ngồi nhà, nghe tiếng rao, gọi món, không cần ra cửa cũng đã có ti tỉ thức ăn vặt để nhâm nhi.

Mà không chỉ có tiếng rao của người bán thức ăn đâu. Thi thoảng, lại có cả những tiếng rao khác của những người thu mua đồ cũ. “Ai ve chai bán hôn”, “ai tivi cũ máy quạt cũ điện thoại cũ bán hôn”… Dường như không còn tiếng rao thì Sài Gòn không còn là Sài Gòn vậy.

Những ngày giãn cách, ngoài nhớ ti tỉ thói quen xưa, nhớ cảm giác chạy xe trên phố ồn ã tiếng người, nhớ những buổi cafe, nhậu nhẹt bạn bè, nhớ công sở thân quen, anh còn da diết nhớ những tiếng rao ấy.

Ngày giãn cách, ban công nhìn ra phố vẫn hé mở, nhưng vắng bặt, hầu như không còn một tiếng ồn. Không có tiếng người xôn xao cười nói, tiếng xe máy qua lại nhộn nhịp, cũng không một tiếng rao. Tủ lạnh đã trữ đầy thức ăn để hạn chế ra khỏi nhà, nhưng anh lại thèm cảm giác mua thức ăn từ tiếng rao như xưa. Đôi lúc, đang làm việc, anh chợt ngẩng đầu lên, ao ước một tiếng rao ở phố vọng vào. Để thấy con hẻm nhỏ bùng lên sinh khí, để thấy lòng bớt cô quạnh, để thấy rằng nhịp sống khi xưa đã quay trở lại.

… Và sáng hôm ấy, buổi sáng đầu tiên khi thành phố này tháo bỏ giãn cách, anh đã suýt rơi nước mắt chỉ vì nghe tiếng rao của người bán bánh mì. Và anh lại chạy vội ra ban công, thò đầu ra ngoài, hét tướng lên: “Bánh mì ơi, cho hai ổ”. Rồi vội vã cầm tiền lao xuống.

Vẫn là bánh mì thật nóng, thật giòn, hai ngàn một ổ. Đặc ruột và thơm bơ, chấm với sữa tươi, thêm ly cà phê nữa là “ngon hết sẩy”. Anh ăn trong rưng rưng, nghe như phố phường đang chuyển mình.

Bình thường mới của anh bắt đầu như thế.

Đọc thêm

Ly nước và nỗi buồn

Ly nước và nỗi buồn
(PLVN) - Nỗi buồn trong cuộc sống cũng giống như ly nước. Khi mới chạm đến, chúng ta có thể cảm thấy nó chỉ là một chút vướng bận. Nhưng nếu cứ giữ mãi trong lòng, không buông bỏ, nỗi buồn ấy sẽ ngày càng đè nặng, khiến tâm hồn bạn mệt mỏi, đau đớn hơn.

Quảng bá hình ảnh Việt Nam qua nghệ thuật nhiếp ảnh

Nhân dân Sài Gòn diễu hành mừng thành phố được giải phóng (ngày 15/5/1975). (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Thông qua nghệ thuật nhiếp ảnh, nhiều hình ảnh vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam, sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng đã được giới thiệu với Nhân dân thế giới, được lưu giữ thành tư liệu lịch sử phản ảnh các dấu mốc quan trọng của lịch sử phát triển đất nước.

Cuộc đời sóng gió của đại minh tinh Khánh Ngọc

(Nguồn: Nhạc xưa Blog)
(PLVN) - Nữ ca sĩ Khánh Ngọc ghi dấu trong lòng người yêu âm nhạc, phim ảnh năm 50 - 60 của thế kỷ trước nhờ tài năng và nhan sắc xinh đẹp. Bà được mệnh danh là nghệ sĩ toàn tài, xứng tầm với ba chữ “đại minh tinh”. Nhưng, đằng sau ánh hào quang, nữ ca sĩ đã trải qua cuộc đời đầy sóng gió.

Những 'chiếc nón cuộc đời'

Yến Trân giao lưu trực tuyến với các bạn trẻ. (Ảnh: T.Ư Đoàn)
(PLVN) - “Mỗi chúng ta đội một chiếc nón khác nhau, có thể là chiếc nón của kỹ sư, chiếc nón của bác sĩ… đôi khi định kiến bắt mình đội một chiếc nón của người nội trợ. Nhưng hãy tin rằng, bên trong bạn luôn có một sức mạnh, nội lực mạnh mẽ để đội chiếc nón của riêng mình”…

Văn minh khi tập yoga

Yoga nên được thực hành ở những nơi yên tĩnh, kín đáo. (Ảnh minh họa - Nguồn: Yoga năng lượng cuộc sống)
(PLVN) - Hiện nay, yoga là bộ môn được nhiều người Việt Nam lựa chọn luyện tập. Bên cạnh lợi ích về nâng cao sức khỏe, cải thiện tinh thần, vẫn còn đó những màn tập yoga “khó đỡ” nhận về nhiều ý kiến trái chiều của cộng đồng.

Hà Nội thời cận đại - từ nhượng địa đến thành phố (1873 - 1945)

Cuốn sách “Hà Nội thời cận đại”.
(PLVN) - Lịch sử Hà Nội thời kỳ cận đại, mở đầu vào các năm 1873, 1882 với hai cuộc tấn công thành Hà Nội của quân đội viễn chinh Pháp và kết thúc vào năm 1945, có thể xem là một giai đoạn bản lề trong việc định hình nên diện mạo của thành phố này. Đó là giai đoạn mà Hà Nội đi qua những năm tháng cả hào hùng lẫn thương đau, bị tàn phá và được kiến thiết, ở đó những biến động lớn lao đã hằn in lên trang sử của Hà Nội một dấu ấn không thể phai mờ đến tận hôm nay.

Có những kiểu yêu…

Có những mối quan hệ độc hại, đầy rẫy bạo lực và bất bình đẳng nhưng người trong cuộc không dứt ra được, bởi cái cớ “trót yêu”. (Nguồn: FL)
(PLVN) - Lan Anh gục khóc nức nở trên vai bạn. Trên gương mặt cô là đôi mắt sưng húp, không phải do khóc, mà là do một tác động ngoại lực. Bờ môi sưng vêu, tụ máu. Người bạn gái thân thiết nghiến răng: “Đã nói mày bao nhiêu lần, phải bỏ cái thằng vũ phu đó đi, không có ngày nó đánh mày chết, mà mày không nghe”. Lan Anh rấm rứt trong làn nước mắt: “Nhưng tao không bỏ được. Tao yêu ảnh. Ảnh chỉ có tật nóng tính, còn lại rất tốt với tao…”.

Cô gái violon

Ảnh minh họa. (Nguồn: V.H)
(PLVN) - Buông tay khỏi những nốt đàn, Nhật thở dài đứng lên. Người bố đi từ trong phòng ra. Nhìn ánh mắt Nhật, ông nói: “Mới gặp chút khó khăn đã…”. Người bố hiểu tâm trạng con qua tiếng đàn.

Thừa Thiên Huế đón nhận bằng của UNESCO công nhận những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng là di sản tư liệu khu vực

Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam trao bằng công nhận “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế" là Di sản tư liệu thế giới.
(PLVN) - Chiều ngày 23/11, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ đón nhận bằng của UNESCO công nhận di sản tư liệu “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” là Di sản tư liệu thế giới và công bố hoàn thành dự án “bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa”.

Nét riêng của áo dài xứ Huế

Áo dài và nón lá Huế tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam
(PLVN) - Suốt dọc dài dải đất hình chữ S của đất nước Việt Nam, áo dài miền nào cũng có, thế nhưng riêng với xứ Huế, tà áo dài, nón lá đã là một phần của bản sắc văn hóa và vẻ đẹp riêng có của con người nơi đây.

Quảng Ngãi khai phá tiềm năng du lịch trên nền giá trị văn hóa truyền thống

Quảng Ngãi khai phá tiềm năng du lịch trên nền giá trị văn hóa truyền thống
(PLVN) - Trong quá trình cư trú, đồng bào các dân tộc thiểu số ở Quảng Ngãi đã kiến tạo nên các giá trị văn hóa đặc sắc được thể hiện trong tín ngưỡng, phong tục tập quán, làng nghề, ẩm thực… Việc khai thác những nét văn hóa vùng cao này không chỉ giúp bảo tồn mà còn thúc đẩy phát triển du lịch miền núi.

Bữa cơm gia đình – thứ quý giá đang dần mất đi

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, có một điều tưởng chừng như đơn giản nhưng lại trở thành xa xỉ: một bữa cơm gia đình đúng nghĩa. Đó là lúc mọi người quây quần bên nhau, không công việc, không điện thoại, chỉ có sự chia sẻ, tiếng cười, và tình cảm chân thành.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

 Hội thảo thu hút hàng trăm nhà khoa học uy tín trong nước và quốc tế
(PLVN) - Từ ngày 22 đến ngày 24 tháng 11 năm 2024, Trường Cao đẳng Huế phối hợp với Trường Đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức Hội thảo quốc tế về Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số .

Các bộ sưu tập mang hồn “Kinh kỳ” tại “Bước chân di sản”

Các bộ sưu tập lấy cảm hứng từ vẻ đẹp của mảnh đất Hà Nội hào hoa, thanh lịch, mảnh đất Kinh kỳ ngàn năm văn hiến (ảnh Thiên Hùng).
(PLVN) - Trong “Bước chân di sản”, tại không gian thơ mộng của Vườn âm nhạc, Nhà hát Lớn - một trong những di sản kiến trúc nổi bật của thủ đô, dưới tiết trời se lạnh của mùa thu Hà Nội, giới mộ điệu được chiêm ngưỡng 6 bộ sưu tập lấy cảm hứng từ vẻ đẹp của mảnh đất Hà Nội hào hoa, thanh lịch, mảnh đất Kinh kỳ ngàn năm văn hiến.