Ấm áp nghĩa tình mùa Vu lan

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Vu lan là một trong những dịp lễ quan trọng và ý nghĩa trong nền văn hóa truyền thống của Việt Nam.

Ngày Vu lan chính thức diễn ra vào 15 tháng 7 âm lịch hàng năm, được coi là ngày báo hiếu và cầu siêu cho người đã khuất, đặc biệt là tổ tiên, cha mẹ. Tuy nhiên, Vu lan được coi là “mùa”, bởi suốt trong tháng 7, các hoạt động xoay quanh Lễ Vu lan với nhiều ý nghĩa sâu sắc đã được diễn ra khắp nơi. Tại TP HCM cứ mỗi mùa Vu lan lại diễn ra rất nhiều hoạt động văn hóa - tín ngưỡng đầy tinh thần bác ái, nhân văn.

Tại hầu hết ngôi chùa trên địa bàn TP HCM, từ đầu tháng 7 đã tổ chức những pháp hội tụng kinh, trong đó, những vị sư tại chùa sẽ có các buổi pháp thoại về tích Vu lan, về công ơn cha mẹ và tình thương đối với cha mẹ. Một số ngôi chùa có chương trình văn nghệ, dựng những vở kịch về công ơn cha mẹ. Hoạt động chăm sóc, bày tỏ tình cảm đối với cha mẹ cũng được trực tiếp thực hiện tại các buổi lễ.

Tại Lễ Vu lan diễn ra ở chùa Di Đà (Củ Chi) với sự tham gia của hàng ngàn tăng ni, phật tử, những hoạt động ý nghĩa đã được các tăng ni hướng dẫn phật tử tham gia. Các phật tử đã trực tiếp cài hoa lên áo cha mẹ, đồng thời từng người con hiếu, cháu thảo thực hiện nghi thức rửa chân báo hiếu và tặng hoa đến cha mẹ mình. Nhiều giọt nước mắt đã rơi trong buổi lễ từ những người con và các bậc sinh thành. Ni sư Thích Nữ Nguyên Chủng, trụ trì chùa Di Đà trong bài nói chuyện đã chia sẻ nguồn gốc lễ Vu lan, đưa ra lời khuyên các phật tử luôn giữ hiếu đạo với cha mẹ, tương thân tương ái với anh em, họ hàng, giúp đỡ bà con láng giềng… không chỉ trong một mùa Vu lan mà cố gắng thực hành trọn suốt đời mình.

Theo lời giảng của các vị sư, mùa Vu lan không chỉ là dịp thể hiện lòng biết ơn đối với cha mẹ và tổ tiên mà còn là cơ hội để thể hiện lòng thành kính và lòng từ bi đối với mọi người và mọi loài. Chính vì thế, trong mùa Vu lan, bên cạnh các hoạt động hướng đến tán dương công ơn cha mẹ, ông bà, nhiều nơi còn tổ chức những hoạt động ý nghĩa khác. Tại chùa Vĩnh Nghiêm, ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng và diễn ra nhiều hoạt động Phật sự lớn bậc nhất TP HCM, mùa Vu lan được bắt đầu từ ngày 1/7 âm lịch với nhiều hoạt động như tổ chức tụng kinh Vu lan, cầu an cho người còn sống, cầu siêu cho hương linh, lập đàn cúng cô hồn - những người mất đi không có thân nhân cúng tế. Đặc biệt, ngày 12/7 âm lịch, tức ngày 27/8 dương lịch, chùa tổ chức hoạt động hiến máu nhân đạo. Ngày 15/7 âm lịch, tức ngày 29/8 dương lịch, tại chùa Vĩnh Nghiêm sẽ diễn ra pháp thoại và các hoạt động dâng cúng, bày tỏ lòng biết ơn của các gia đình phật tử từ khắp nơi.

Chùa Vạn Đức ở Thủ Đức, ngôi chùa cổ nổi tiếng do cố Đại lão hòa thượng Thích Trí Tịnh xây dựng cũng đã công bố nhiều chương trình ý nghĩa vào mùa Vu lan. Chùa sẽ tổ chức hoạt động thả đèn hoa đăng tại hồ sen. Đây là một nghi thức truyền thống của Phật giáo với ý nghĩa nguyện nương vào trí tuệ của Đức Phật, thực hành hiếu hạnh đến với cha mẹ đời này cũng như cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp. Hoạt động cài hoa lên ngực áo cha mẹ năm nay tiếp tục được nhà chùa tổ chức.

Tại chùa còn diễn ra hoạt động ý nghĩa thỉnh heo đất cúng dường Quỹ Phụng sự. Quỹ Phụng sự do chùa Vạn Đức thành lập với hình thức gieo duyên nuôi heo đất, nhằm kết nối phật tử đồng hành thiện nguyện, thể hiện lòng từ bi thông qua những việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn. Ngoài ra, khách đến chùa Vạn Đức dịp này cũng được nhà chùa tặng miễn phí kinh sách, đặc biệt là kinh sách về Vu lan, báo hiếu.

Những hoạt động này đã góp phần tạo nên một mùa Vu lan thật nhiều cảm xúc, nhiều yêu thương, lan tỏa tinh thần hiếu đạo, yêu thương con người, sống tích cực đến với cộng đồng của người Việt Nam.

Đọc thêm

Vị sư hơn 30 năm "gieo" chữ cho con em ở phum sóc

Vị sư hơn 30 năm "gieo" chữ cho con em ở phum sóc
(PLVN) - Trong không khí tưng bừng đón mừng Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer, Phóng viên Báo PLVN có dịp đến thăm Hòa thượng Hữu Hinh - Trụ trì chùa Ghositaram (còn gọi là chùa Cù Lao). Một ngôi chùa Khmer cổ đẹp nhất Đồng bằng sông Cửu Long tọa lạc tại ấp Cù Lao, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.

Một số điểm mới giúp hoàn thiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo

Ảnh minh họa!
(PLVN) - Nghị định số 95/2023 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo ra đời đã có nhiều điểm mới nổi bật hơn so với Nghị định 162/2017, góp phần hoàn thiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cũng như nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo thời gian tới...

Những hình ảnh ấm áp của hành trình thiện nguyện “Sống yêu thương”

Những hình ảnh ấm áp của hành trình thiện nguyện “Sống yêu thương”
(PLVN) -  Chương trình thiện nguyện của Ban Doanh nhân Pháp luật - Báo Pháp luật Việt Nam - đã kết thúc tốt đẹp nhưng những cảm xúc bồi hồi vẫn còn đọng lại trong những người tham gia chương trình. Nhiều hình ảnh rưng rưng vẫn còn được lưu giữ, như nhắc nhở chúng tôi phải luôn tâm niệm “Sống yêu thương”...

Sức khỏe tinh thần, xin đừng bỏ qua!

Tinh thần lạc quan, tích cực có tác dụng lớn với con người. (Ảnh minh họa - Nguồn: leep.app)
(PLVN) - Sức khỏe về tinh thần quan trọng không kém thể chất. Một người muốn sống lành mạnh, hạnh phúc, cần cân bằng giữa việc rèn luyện cả bên trong và bên ngoài.

Khánh thành di tích lịch sử văn hoá Đình làng Tía

Khánh thành di tích lịch sử văn hoá Đình làng Tía
(PLVN) - Sáng ngày 31/3/2024, thôn Tử Dương, xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín đã long trọng tổ chức lễ Khánh thành Đình làng Tía. Đây là ngôi Đình được xây dựng từ lâu đời, nơi thờ thành hoàng làng và những người có công khai phá xây dựng và bảo vệ làng xóm.

“Tháng 3 giỗ mẹ” - tưởng nhớ Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Lễ hội Phủ Dầy được tổ chức vào tháng 3 âm lịch hàng năm nhằm tôn vinh Thánh Mẫu Liễu Hạnh. (ảnh: Báo Công luận)
(PLVN) - Từ sâu thẳm trong tâm thức văn hóa dân gian, hàng trăm năm nay, khắp trong Nam, ngoài Bắc, Nhân dân ta luôn có sự ngưỡng vọng, gửi gắm niềm tin ở Mẫu Liễu Hạnh - Mẫu nghi thiên hạ - người mẹ của muôn dân. Vào tháng 3 âm lịch hàng năm, nhiều nơi tâm linh đã tổ chức Lễ giỗ Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh trang trọng nhằm tôn vinh, tưởng nhớ Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Bồ tát Phổ Hiền là ai?

Bồ tát Phổ Hiền được xem là một trong tứ đại Bồ tát của Phật giáo.
(PLVN) - Bồ tát Phổ Hiền được xem là một trong tứ đại Bồ tát của Phật giáo. Ngài và Bồ tát Văn Thù là thị giả của Phật Thích Ca Mâu Ni. Bồ tát Văn Thù cưỡi sư tử đứng thị giả ở bên trái và Bồ tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng đứng thị giả ở bên phải.

'Quá tải' chữa lành

Hiện nay có nhiều tổ chức, nhóm lợi dụng nhu cầu chữa lành của mọi người để trục lợi, kiếm tiền. (Ảnh minh họa, nguồn: An Space)
(PLVN) - Hiện nay, chữa lành không những chỉ dùng để hỗ trợ, giúp đỡ tinh thần con người, mà dần trở thành trend (xu hướng). Không khó để thấy hai chữ “chữa lành” hiện hữu ở khắp mọi nơi, từ những chương trình, hoạt động đến sách vở, món ăn,... Một xu thế tưởng chừng rất lành mạnh, nhưng dần trở nên mất giá trị vì những hoạt động “tràng giang, đại hải”.