Ám ảnh xuyên thế kỷ về sự tồn tại của loài bạch tuộc khổng lồ có thể nhấn chìm tàu biển

Hình ảnh những người hiếu kỳ xem xác quái vật biển tưởng như chỉ có trên phim ảnh
Hình ảnh những người hiếu kỳ xem xác quái vật biển tưởng như chỉ có trên phim ảnh
(PLVN) - Bạch tuộc khổng lồ hay còn có nhiều tên gọi khác có tồn tại ngoài đại dương sâu thẳm và bao la kia không? Câu trả lời kéo dài đã vài thế kỷ nhưng vẫn không có nhà khoa học nào dám khẳng định, bí ẩn này chưa biết khi nào có lời giải đáp.

Xác chết bạch tuộc khổng lồ 

Ngược dòng thời gian trở lại thời điểm cách đây gần 200 năm, vào ngày 30/11/1896, tại vùng biển thuộc đảo Anastasia (thuộc bang Florida, Mỹ), hai người bạn là Coles và Coretter đang đạp xe đạp bỗng nhìn thấy một xác động vật biển to lớn nằm trên bãi cát. Nó quá lớn, họ không đo đạc hay ước lượng được, nhưng họ nhận ra rằng họ chưa trông thấy một động vật to lớn đến thế bao giờ. 

Ngày hôm sau, Tiến sĩ DeWitt Webb (thành viên của Hội Sử học và Viện Nghiên cứu khoa học Saint Augustine) và vài trợ lý đã đến hiện trường. Nhóm này đã kết luận như sau: con vật nặng chừng khoảng 5 tấn, có lẽ bị mắc cạn vài hôm trước đó. Những bộ phận cơ thể nhìn thấy được dài 7m, cao 1,5m, chỗ lưng rộng nhất chừng 5,5m. Lưng nó màu hồng nhạt, nhưng thoáng nhìn tưởng như màu trắng, như là da mới lột.

Tiến sĩ DeWitt Webb cho rằng nó không phải cá voi. Nó chỉ có thể là bạch tuộc và không nghĩ rằng nó có thể to lớn đến thế.  Vài hôm sau, khi thời gian và điều kiện thời tiết cho phép, ông Webb và trợ lý của ông đã đến bãi biển để chụp ảnh. Xác của con vật bắt đầu bị phân hủy.

 

Theo lời kể của một trợ thủ đã từng một mình đi đến hiện trường, khi đào bên cạnh xác con vật, thấy có một mảng to xúc tu (vòi). Tờ báo “Nhà khoa học tự nhiên Mỹ” ra tháng 4/1898 viết rằng: “Có một xúc tu ở mé Tây xác con vật, dài 7m; có một phần còn lại của một xúc tu cũng nằm ở mé Tây, dài độ 1,5m; có 3 xúc tu nằm ở phía Nam xác con vật.

Một xúc tu còn liền với cơ thể là dài nhất 10m. Các xúc tu khác ngắn hơn xúc tu ấy từ 1 đến 1,5m. Trước khi con vật bị xô lên bờ, hình như nó đã bị tấn công, thân mình còn bị xé rách một vài chỗ.  Ít hôm sau, có đợt gió dữ dội kéo theo sóng to gió lớn. Xác nó bị cuốn xuống biển, rồi lại bị xô lên bờ cách vị tri ban đầu khoảng 2km.  

Phán đoán nhầm

Ông Webb viết thư cho những nhà khoa học mà ông cho rằng có lẽ sẽ hứng thú với phát hiện này. Một trong số những nhà động vật học nhận được thư viết ngày 8/12/1896 là nhà động vật học nổi tiếng có tên Addison Emery Verrill. Ông Verrill từng nghiên cứu cá mực khổng lồ còn gọi là “đại yêu quái biển Bắc”, ông đã tiến hành nghiên cứu công việc mang tính tiên phong và vì thế mà ông nổi tiếng. Ông không tán thành việc ông Webb coi động vật ấy là bạch tuộc dài nhất được biết tới, chỉ dài 7,5m. Ông cho rằng con vật mắc cạn ấy là một loài cá mực cỡ lớn nào đó. Và ông đã cho đăng ý kiến của mình trên tờ “Tạp chí Khoa học tự nhiên Mỹ” tháng 1/1897.

Nhưng rồi ông nhận thêm được nhiều thông tin hơn, và ông đã chấp nhận kết luận nó là bạch tuộc.  Thông qua việc so sánh xúc tu của con vật măc cạn ấy với tiêu bản xúc tu của những con bạch tuộc đã biết, ông Verrill đã có kết luận đặc biệt: xúc tu của nó dài ít nhất là 23m. Nếu đo từ đầu một xúc tu đến đầu một xúc tu khác thì con bạch tuộc này dài tới mức khó tin: 60m.

Mặc dù ông Webb có vai trò quan trọng trong suốt quá trình từ lúc phát hiện ra con vật cho đến lúc gây chú ý cho giới khoa học, ông Verrill vẫn cứ đặt tên cho con vật là “Bạch tuộc khổng lồ Verrill”. Trong thời gian ấy, thời tiết mưa bão ở địa phương đã cuốn xác con bạch tuộc xuống biển. Cho đến khi xác nó dạt vào một địa điểm thứ ba thì đã bị phân hủy một phần, tuy nhiên, phần còn lại của xác bạch tuộc vẫn quá nặng, không sao kéo nhúc nhích được.

Hình ảnh tua bạch tuộc khổng lồ có thể cuốn chìm tàu trong truyện
 Hình ảnh tua bạch tuộc khổng lồ có thể cuốn chìm tàu trong truyện 

Về sau, vào ngày 17/1/1897, ông Webb đã viết thư cho ông Dawre, Viện trưởng đặc trách về động vật nhuyễn thể của Viện Bảo tàng quốc gia Washington, kể rằng ông đã dùng 4 con ngựa, lại được 6 người giúp đỡ nữa, mới dùng ván gỗ dày để kéo được xác con bạch tuộc đi, đặt nó trên ván gỗ cao, cách bãi biển 12m để nó không bị sóng biển cuốn đi. 

Trong thư, ông Webb đã miêu tả về tiêu bản bạch tuộc này như sau: “Nó có lớp màng nối (nói cách khác là phần đầu hoàn chỉnh) liền với phần thân thuôn dài... nếu mở duỗi thân nó ra, thì dài đúng 6,5 m. Ở phần thân thuôn dài không có cơ quan nội tạng. Các bộ phận khác không lớn. Trông con vật không có vẻ như đã chết lâu ngày...

Xét tổng thể cả cơ thịt và bề mặt da, nó thuộc loại động vật không có xương sống, độ dày khoảng 1,5m”.  Ông ta không thấy con bạch tuộc này có vây hoặc đuôi. “Nó không còn giữ được phần mồm, đầu và mắt. Cũng không thấy có phần sụn hay các tổ chức xương nào” (ông nói “phần sụn”, tức là xương sụn ở dạng ống mà những con cá mực đều có).

Ông Webb đã đôn đốc ông Dawre và Verrill hãy thân chinh đến hiện trường để xem xét, nhưng hai ông này đã không đến. Hai ông đề nghị ông Webb hãy tiếp tục cố gắng làm việc, có tin tức gì mới thì báo cho họ biết. Thực tế là hai ông này đã không đánh giá cao thông tin mà ông Webb đã đưa ra. Ví dụ, ông Dawre cứ một mực gọi con vật được phát hiện ấy là “chú cá mực có mai” (cũng là một loài động vật nhuyễn thể tựa như cá mực ống, bạch tuộc; nhưng nó có 10 xúc tu, có mai cứng). 

Ngày 23/2, ông Webb gửi ông Verrill một số tiêu bản của xác con “bạch tuộc”. Chính trong hôm đó, ông Verrill có viết thư cho tạp chí “Khoa học” và tạp chí “Người tiên phong New York” rằng: “Con vật ấy có thể là nửa trên của phần đầu và mũi của một con cá kình diên hương”. Ông F.Augustin Lucas ở Viện Bảo tàng quốc gia sau khi nghiên cứu các tiêu bản khác của động vật này, cho rằng “đó chính là mỡ cá voi, chẳng có gì đáng bàn tán xôn xao cả”. Ông còn phê bình ông Webb rằng “đã quá giàu trí tưởng tượng” và “chưa được rèn luyện kỹ”.

Các chuyên gia khác nghiên cứu về động vật có chân ở gần đầu, dường như về căn bản đồng tình với cách giải thích của ông Lucas. Ông Webb đã viết thư phản đối mạnh mẽ, nhưng ông không nhận được câu trả lời. Cuối cùng thì xác con “Bạch tuộc khổng lồ Verrill” dần rữa nát. Vụ việc này sau 60 năm vẫn không được nhắc lại. 

Thủy quái khổng lồ? 

Năm 1957, ông Forrest Glenn Wood là người phụ trách phòng nghiên cứu thực nghiệm Marineland ở bang Florida đọc thấy một mẩu báo cũ nói về con quái vật ở đảo Anatasia. Tuy là một chuyên gia nghiên cứu về bạch tuộc, song ông chưa từng nghe nói về sự việc này.  Ông ta thấy rất hứng thú, bèn tiến hành điều tra. Cuối cùng, ông được biết Học hội Smithsonian vẫn còn lưu giữ tiêu bản của động vật ấy.

Tiêu bản được đưa đến chỗ ông Tiến sĩ Joseph F. Gennaro - chuyên gia nghiên cứu bạch tuộc ở Đại học Florida để giải phẫu. Ông Gennaro kết luận: “Chứng cứ rành rành, con quái vật ở biển Saint Augustine thực tế chính là con bạch tuộc”.  Ông Wood và ông Gennaro bèn viết 3 bài báo về phát hiện của mình, đăng trên tạp chí “Lịch sử tự nhiên” tháng 3/1971.

Có điều, thời kỳ ấy ngành sinh vật biển chưa phát triển mạnh. Ban biên tập của tạp chí lại thêm thắt nhiều điều Bạch quái gở, bình luận nhảm nhí vào 3 bài báo ấy, đến nỗi có một số độc giả cho rằng toàn bộ sự việc trên chỉ là trò bịp bợm. Ông Wood và ông Gennaro nhận thấy cách làm ấy của tạp chí là sự cố ý, nên đã phẫn nộ viết thư trách móc tờ “Lịch sử tự nhiên”. Có điều, tờ tạp chí đã từ chối công bố nội dung bức thư.

Tệ hại hơn nữa là tờ “Chỉ dẫn về tạp chí dẫn chứng đại dương” (đăng tóm tắt các bài báo mà tạp chí đã xuất bản) còn nói rằng con vật mà hai vị này cho rằng mình phát hiện thực ra chỉ là một con cá mực lớn. Về sau, hai ông Wood và Gennaro nhận thấy rằng, tờ tạp chí đã tạo ra lời bình luận sai lầm, điều này không phải là ngẫu nhiên.

Khoảng giữa thập kỷ 80 thế kỷ XX, nhà sinh vật học của Đại học Chicago là ông Roy Mackal đã tiến hành nghiên cứu lại tiêu bản của con vật. Ông cho rằng, thực tế nó là một tổ chức sinh vật liên tục gắn liền với nhau, chứ không phải là “mô cá voi”. Ông nói: “Tôi tán thành và ủng hộ hai ông Webb và Verrill đã xác nhận về con vật này, có thể là một con bạch tuộc, tuy nhiên, nó vẫn khác với các chủng loại mà chúng ta đã biết. 

(Còn nữa) 

Tin cùng chuyên mục

Đảo Hans là một đảo đá nhỏ không có cư dân sinh sống.

Hồi kết của “Cuộc chiến tranh yên bình nhất thế giới”

(PLVN) - Cuộc tranh chấp giữa Canada và Đan Mạch về chủ quyền đối với đảo Hans ở vùng Bắc Cực được đặt cho biệt danh là “Cuộc chiến tranh yên bình nhất trên thế giới” vì ở nơi đây chưa từng xảy ra xô xát hay giao tranh vũ trang giữa hai bên.

Đọc thêm

Châu lục không còn dễ thu phục

Các nhà lãnh đạo tham dự Thượng đỉnh châu Mỹ lần 9 tại Los Angeles (Mỹ).
(PLVN) - Tổng thống Mỹ Joe Biden không phải chẳng đạt được kết quả gì nhưng cũng không thể toại nguyện về kết cục của Hội nghị cấp cao của các nước châu Mỹ lần thứ 9 vừa qua.

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria
(PLVN) - Đối với các bộ lạc thổ dân ở Nigeria, việc rạch thân để tạo ra các vết sẹo là một nghi thức khá phổ biến và có từ rất lâu đời. Tùy từng bộ lạc, việc rạch thân sẽ diễn ra theo nhiều cách khác nhau, cùng với quan niệm về giá trị của những vết sẹo cũng khác nhau.

Bên lề sân cỏ (Kỳ 1): Lịch sử hình thành và chinh phục cả thế giới của bóng đá

 Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận (927-976 sau CN) chơi xúc cúc cùng các cận thần.
(PLVN) - Bóng đá được cho rằng đã xuất hiện từ thời đại Chiến Quốc và phiên bản cổ xưa nhất với đầy đủ các kỹ thuật là môn xúc cúc (các tên gọi khác: tháp cúc, đạp cúc, túc cúc) của Trung Quốc. Tuy vậy, phải tới thế kỷ 18, bóng đá mới trở nên phổ biến và phát triển rầm rộ, đặc biệt là ở các nước châu Âu.

Ô nhiễm môi trường - “sát thủ” nguy hiểm hơn cả bệnh tật, chiến tranh

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet mới đây cho biết, ô nhiễm môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, nước và đất là nguyên nhân gây ra cái chết của 9 triệu người mỗi năm, nhiều hơn số người tử vong do các bệnh nguy hiểm như AIDS, ho gà, sốt rét; hay khủng bố và chiến tranh.

Ranh giới nào cho luật?

Mỹ, EU, NATO và đồng minh cho rằng Nga đã bất chấp luật pháp quốc tế khi phát động chiến sự ở Ukraine.
(PLVN) - Chiến sự từ hơn 100 ngày nay ở Ukraine không những chỉ làm chấn động thế giới về chính trị an ninh mà còn đặt luật pháp quốc tế trước nhiều câu hỏi mà không biết đến khi nào mới có được câu trả lời.

EU cấm vận Nga xuất khẩu dầu lửa

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Sau gần 1 tháng dàn xếp bất đồng quan điểm trong nội bộ, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí thông qua chủ trương ngừng nhập khẩu dầu lửa của Nga.

Luẩn quẩn và bế tắc

22 nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng ngày 24/5/2022 tại trường tiểu học Robb (bang Texas, Mỹ).
(PLVN) - Ở nước Mỹ, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn xảy ra liên tiếp 2 vụ xả súng khiến cho nhiều người bị thiệt mạng và gợi lại cả chuỗi dài những vụ việc tương tự đã từng xảy ra trong quá khứ.

Kỳ dị chó cún được bầu làm Thị trưởng ở nước Mỹ

Một tân “Thị trưởng chó cún” ở thị trấn Rabbit Hash.
(PLVN) - Rabbit Hash là một thị trấn nhỏ tại bang Kentucky (Mỹ). Đã từ lâu, đảm nhiệm danh nghĩa Thị trưởng của thị trấn đã không còn thuộc về con người. Tổng cộng 5 “Thị trưởng chó cún” đã giữ chức vụ này với nhân vật đắc cử gần nhất là chú chó tên là Wilbur.

Danh họa Picasso và quá khứ “bị hắt hủi” ở Pháp

Chân dung Picasso.
(PLVN) - Ít người biết rằng, danh họa nổi tiếng thế giới Picasso lúc sinh thời, trong suốt gần nửa thế kỷ, ông bị coi là kẻ ăn nhờ ở đậu, là “phần tử nước ngoài nguy hiểm” và bị từ chối cho nhập quốc tịch Pháp.