Ai sẽ là người “chiến thắng” tại thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội?

Ông Trump và ông Kim hôm nay sẽ có các cuộc họp.
Ông Trump và ông Kim hôm nay sẽ có các cuộc họp.
(PLVN) - Khả năng đạt được kết quả khả quan tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ 2 sẽ khởi động trong ngày hôm nay (27/2) tại Hà Nội, Việt Nam và kéo dài tới ngày mai là khá cao, theo CNN.

Theo hãng tin trên, đạt được tiến triển trong việc loại bỏ vũ khí hạt nhân của Triều Tiên sẽ được xem là chiến thắng với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại hội nghị lần này.

Trong khi đó, với Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un, việc đạt được những kết quả sau đây có thể được xem là chiến thắng:

1. Đạt được tuyên bố chung để chấm dứt chiến tranh Triều Tiên

Đây sẽ là chiến thắng lớn nhất cả về mặt ngoại giao lẫn kinh tế đối với ông Kim Jong Un. Theo giới quan sát, cả ông Kim lẫn ông Trump đều đang mong chờ thời khắc lịch sử khi lãnh đạo của 2 nước vốn đối đầu trong suốt 7 thập kỷ qua có thể sát cánh bên nhau để cùng tuyên bố sự chấm dứt về mặt chính trị cuộc Chiến tranh Triều Tiên.

Thực tế thì một tuyên bố như vậy sẽ không phải là một hiệp ước hòa bình để chính thức kết thúc chiến tranh Triều Tiên. Tuy nhiên, tuyên bố như vậy vẫn đủ để ông Kim có thể tuyên bố chiến thắng khi về nước.

Kết thúc Chiến tranh Triều Tiên là việc mà cả ông và cha của ông đều đã không thực hiện được cho đến khi qua đời. Do đó, việc hoàn thành nhiệm vụ này sẽ củng cố vị trí của ông Kim ở Triều Tiên với tư cách là một chính khách lão luyện và nhà chiến lược quân sự bậc thầy.

Một tuyên bố như vậy cũng sẽ cho phép ông Kim chuyển trọng tâm các hoạt động của đất nước khỏi chiến tranh để tập trung phát triển kinh tế. Tuyên bố này còn có thể dưa đến sự bắt đầu quá trình dài đàm phán có thể sẽ kéo dài để đạt được một hiệp ước hòa bình chính thức với Trung Quốc, Liên hợp quốc và Mỹ.

Quan trọng hơn, việc này có thể mở ra cơ hội để Triều Tiên có được những sự nhượng bộ về kinh tế trong thời gian tới.

Một khi các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc áp đặt lên Triều Tiên được nới lỏng, Hàn Quốc sẽ có thể khởi động lại các dự án kinh tế chung quan trọng với Bình Nhưỡng. 

2. Đóng băng chương trình hạt nhân để đổi lấy giảm trừng phạt

Cộng đồng quốc tế cần hiểu rõ các mục tiêu chiến lược của Chủ tịch Triều Tiên liên quan đến những gì sẽ xảy ra trong và sau hội nghị thượng đỉnh Hà Nội. Theo ông Tong Zhao – học giả tại Chương trình chính sách hạt nhân Carnegie, ông Kim Jong Un có 2 mục tiêu chiến lược, trong đó có mục tiêu duy trì khả năng răn đe hạt nhân chiến lược độc lập để bảo vệ an ninh quốc gia.

Trừ khi Mỹ và Triều Tiên xây dựng được niềm tin thực sự - việc có thể phải mất hàng thập kỷ nếu mọi việc suôn sẻ mới đạt được – Washington sẽ khó có thể thuyết phục Triều Tiên về sự đảm bảo an ninh đáng tin cậy và không thể đảo ngược.

Vì lý do này, cộng đồng quốc tế không nên mong đợi sự nhượng bộ từ Triều Tiên rằng họ sẽ làm suy yếu khả năng răn đe hạt nhân trong tương lai gần.

Nếu Tổng thống Trump sẵn sàng chấp nhận một thỏa thuận tập trung vào việc đóng băng các chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, ngăn chặn nước này thúc đẩy thêm chương trình thì ông Kim sẽ đạt được mục tiêu quan trọng nhất của mình.

Theo ông Zhao, thực tế đây không hẳn là một kết quả tồi mà là một kết quả đáng mong đợi bởi việc đóng băng và giới hạn quy mô cũng như phạm vi của chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên sẽ giúp giảm thiểu rủi ro hạt nhân một cách đáng kể. Khi đó, việc giải trừ vũ khí là nằm trong tầm với.

 3. Một chiến thắng khiêm tốn hơn

Theo ông Adam Mount – học giả cấp cao và là Giám đốc Dự án bố trí quốc phòng thuộc Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ, ông Kim Jong Un có một số hướng đi để giành chiến thắng trong đàm phán tại Hà Nội và có vẻ như Tổng thống Mỹ Trump cũng đang thúc đẩy để việc này trở thành hiện thực.

Một chiến thắng khiêm tốn hơn với ông Kim tại hội nghị lần này là ông chỉ đơn giản lặp lại màn trình diễn tại Singapore năm ngoái trong cuộc gặp đầu tiên với ông chủ Nhà Trắng, không có nhiều động thái cụ thể về dỡ bỏ chương trình hạt nhân nhưng vẫn đạt được những cơ hội mới cho ngoại giao và thương mại đồng thời tăng cơ hội dỡ bỏ các lệnh trừng phạt từ Bắc Kinh và Seoul.

Mặt khác, ông Kim có thể thắng lớn nếu ông Trump đưa ra một nhượng bộ lớn “miễn phí”, như tuyên bố tạm dừng các cuộc tập trận quân sự được đưa ra tại Singapore hồi năm ngoái.

Đọc thêm

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'
(PLVN) - Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh vừa phối hợp với Trường Đại học TDTT Thượng Hải, Trung Quốc và Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc đồng tổ chức thành công Hội nghị Khoa học quốc tế với chủ đề “Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”.

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này, thế giới hướng tới hai ngày lễ quan quan trọng của Liên Hợp Quốc: Ngày Di dân Quốc tế (18/12) tôn vinh những đóng góp của người di cư và Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại (20/12) ) kêu gọi sự thống nhất và chia sẻ để xóa đói giảm nghèo.

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới trải qua một tuần đầy biến động với hàng loạt vụ việc thương tâm: Nữ sinh Nhật Bản bị đâm chết tại nhà hàng, nhà sáng lập Mango tử nạn, xả súng kinh hoàng tại Pháp, cháy bệnh viện ở Ấn Độ…

Hành trình “dọn rác” mạng xã hội: Kinh nghiệm từ các quốc gia

Các đạo luật mới ra đời nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các hành vi tiêu cực của người dùng trên mạng xã hội. (Nguồn: safegate.vn)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối mà còn trở thành trung tâm phát tán thông tin. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, không gian này cũng trở thành “bãi rác” khổng lồ với những nội dung độc hại, tin giả và lời nói căm thù. Việc kiểm soát và “dọn rác” mạng xã hội đã trở thành thách thức không nhỏ đối với nhiều quốc gia trên thế giới.