Ai hạnh phúc nhất hành tinh?

Những người hạnh phúc nhất trên Trái đất không sống ở Qatar, một trong những đất nước giàu nhất thế giới theo nhiều tiêu chí. Họ cũng không ở Nhật Bản, đất nước có tuổi thọ cao nhất. Canada, đất nước đứng đầu về số người tốt nghiệp đại học cũng không nằm trong 10 nước hạnh phúc nhất. Thực tế những người hạnh phúc nhất lại sống ở khu vực ít ai ngờ: Mỹ Latin.

Những người hạnh phúc nhất trên Trái đất không sống ở Qatar, một trong những đất nước giàu nhất thế giới theo nhiều tiêu chí. Họ cũng không ở Nhật Bản, đất nước có tuổi thọ cao nhất. Canada, đất nước đứng đầu về số người tốt nghiệp đại học cũng không nằm trong 10 nước hạnh phúc nhất. Thực tế những người hạnh phúc nhất lại sống ở khu vực ít ai ngờ: Mỹ Latin.

Một người phụ nữ cười vang trong xe khách ở Panama. Dù còn nghèo, nước này và Paraguay vẫn đứng đầu thế giới về hạnh phúc
Một người phụ nữ cười vang trong xe khách ở Panama. Dù còn nghèo, nước này và Paraguay vẫn đứng đầu thế giới về hạnh phúc.

Cuộc thăm dò quy mô

Một cuộc thăm dò với gần 150.000 người trên thế giới và kết quả công bố vào giữa tuần này cho thấy 7/10 nước lạc quan nhất thế giới nằm ở khu vực Mỹ Latin. Rất nhiều trong số 7 nước này có các chỉ số đo đếm về chất lượng cuộc sống người dân không được cao. ví dụ như Guatemala, một đất nước bị tàn phá bởi nội chiến trong nhiều thập kỷ qua, trước khi bị làn sóng tội phạm có tổ chức gây ảnh hưởng nặng nề. Đất nước này hiện là một trong những nơi có tỉ lệ giết người cao nhất thế giới.

Guatemala chỉ đứng cao hơn có Iraq trong Chỉ số Phát triển Con người (HDI) của LHQ, một bộ chỉ số kết hợp thông tin về tuổi thọ, giáo dục và thu nhập trên đầu người. Tuy nhiên Guatemala vẫn đứng vị trí thứ 7 trong bảng tổng sắp về sự lạc quan, hạnh phúc.

"Ở Guatemala, người dân có văn hóa thân thiện và họ luôn luôn mỉm cười" - Luz Castillo, một huấn luyện viên lướt sóng 30 tuổi ở Guatemala cho biết - "Dù chúng tôi gặp rất nhiều vấn đề, nhưng vẻ đẹp thiên nhiên nơi đây đã giúp chúng tôi đã quên đi tất cả các rắc rối đó".

Cuộc thăm dò do viện Gallup tiến hành vào năm ngoái đã được thực hiện trên 148 quốc gia. Tại mỗi nước này, người ta đều thăm dò trên 1.000 người để xem họ có được nghỉ ngơi tốt không, có được đối xử với sự tôn trọng không, được vui vẻ cười đùa nhiều không, được học hành hoặc làm điều mình quan tâm không và có cảm thấy niềm vui từ hôm trước còn đọng lại tới hôm sau không?.

Giàu có chưa chắc đã hạnh phúc

Tại Panama và Paraguay, 85% những người được thăm dò đã trả lời "có" với cả 5 câu hỏi này, khiến 2 nước đã đứng đầu danh sách. Theo sau họ là El Salvador, Venezuela, Trinidad & Tobago, Thái Lan, Guatemala, Philippines, Ecuador và Costa Rica.

Những người có cảm xúc bi quan nhất tập trung sống ở Singapore, đất nước đã nằm trong nhóm phát triển nhất thế giới. Các nước giàu có khác cũng có thứ hạng thấp đáng ngạc nhiên. Ví dụ như Đức và Pháp đứng chung vị trí với Somali ở thứ 47.

Cuộc thăm dò cho thấy các nước giàu có, phồn thịnh lại thường là những nước không hạnh phúc. Trong khi đó ở một quốc gia nghèo khó, người dân lại dễ dàng có hạnh phúc. Đây là một tình trạng ngược đời, nhưng lại cho thấy khá rõ về một lĩnh vực còn mới và gây tranh cãi gọi là "kinh tế hạnh phúc".

Lĩnh vực nghiên cứu này tìm cách cải thiện hoạt động của chính phủ bằng cách cung cấp thêm thông tin về sự hài lòng của người dân với các yếu tố đánh giá một xã hội truyền thống như tuổi thọ, thu nhập đầu người và tỉ lệ tốt nghiệp đại học. Trên mặt này, Vương quốc Bhutan ở vùng Himalaya nổi tiếng vì thường đánh giá các chính sách bằng cách đo đếm tác động của chúng, dựa trên cái gọi là Chỉ số Hạnh phúc Quốc gia.

Cuộc thăm dò của Gallup cho thấy nước giàu không đồng nghĩa với việc mọi công dân đều cảm thấy hạnh phúc
Cuộc thăm dò của Gallup cho thấy nước giàu không đồng nghĩa với việc mọi công dân đều cảm thấy hạnh phúc

Tổ chức Hợp tác và phát triển Kinh tế (OECD), một tập hợp 34 nước hiện đại nhất thế giới, gần đây cũng phải tạo nên Chỉ số Cuộc sống Tốt hơn để cho phép công chúng so sánh các quốc gia dựa trên chất lượng sống, bên cạnh các yếu tố khác.

Trong 9 nước ít hạnh phúc nhất thế giới, có một số cái tên không gây nhạc nhiên, như Iraq, Yemen, Afghanistan và Haiti. Với các nước khác như Armenia nằm ở vị trí áp chót bảng, hay Georgia và Lithuania, nghèo đói dường như không phải là nguyên nhân khiến người ta không hạnh phúc.

"Cảm thấy không vui vẻ dường như là một phần trong tâm lý quốc gia ở đây" - Agaron Adibekian, một nhà xã hội học ở thủ đô Yerevan của Armenia cho biết - "Người Armenia thích sự buồn bã. Có quá nhiều biến động trong lịch sử quốc gia. Người Mỹ thì thích cười đùa và tránh chia sẻ vấn đề của họ với những người khác. Trong khi đó, chia sẻ sự thành công với người khác lại xem là điều gây hổ thẹn ở Armenia".

Mỹ đứng thứ 33 trong bảng tổng sắp. Trong khi đó, hai nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latin là Mexico và Brazil đứng tụt thêm 20 bậc nữa phía dưới Mỹ.

Hạnh phúc dưới những cung bậc khác nhau

Jon Clifton, một đối tác nghiên cứu ở Gallup thừa nhận rằng rằng cuộc thăm dò mới chỉ kiểm tra một phần khuynh hướng thể hiện cảm xúc của người dân tại các nước trên. Nhưng ông nói rằng những người nghi ngờ không nên đánh giá thấp kết quả thu được. "Những biểu hiện cảm xúc hạnh phúc mà chúng tôi thu được là thực tế và đó chính là điều chúng tôi đang muốn đo đếm, thống kê. Tôi nghĩ rằng tại những nước đầu bảng, người dân thực sự mang những cảm xúc tích cực trong mình" - ông nói.

Một số nước Mỹ Latin nói rằng cuộc thăm dò đã động tới một số yếu tố mang tính nền tảng của đất nước họ, như thói quen chú ý tới những điều tích cực trong cuộc sống dù trong đời thường họ vẫn còn nhiều khó khăn.

Carlos Martinez là một trong những bằng chứng cụ thể nhất về việc ngay cả ở những nước nghèo, người ta vẫn có thể có được hạnh phúc. Ông đang ngồi ăn sáng cùng 11 công nhân xây dựng tại Panama City với thực đơn gồm bánh ngô, gà rán và cà phê trước khi đi làm tại một trong hàng trăm công trình mới đang mọc lên như nấm tại Panama. Cuộc bùng nổ kinh tế ở đây đã làm giảm tỉ lệ thất nghiệp, nhưng cũng làm tăng áp lực giao thông và vấn đề tội phạm.

Martinez nói rằng ông vẫn chưa hài lòng với việc tội phạm tăng lên, nhưng ông "đã cảm thấy hài lòng với cuộc sống trong gia đình" và xung quanh ông."Nhìn chung, tôi hạnh phúc vì đây là đất nước có nhiều tài nguyên khoáng sản, một đất nước có tầm quan trọng trên thế giới", ông nói. "Chúng tôi là người Caribbean. Chúng tôi thích ăn mừng, chúng tôi thích ăn ngon và sống sung sướng hết mức có thể. Có rất nhiều cơ hội ở đây và anh chỉ phải hy sinh một chút ít để được sống hạnh phúc".

Tường Linh

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.